Cuối năm là thời điểm tất bật để các công ty “chốt” doanh thu kỳ vọng, cũng như mong đợi những kết quả rực rỡ cho mình. Nhưng trong tháng 12 này, có vẻ những cú phốt lại đến nhiều hơn dự kiến của những cái tên lớn như Bethesda, Valve… khiến cho các công ty phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp cải thiện ngay đầu năm mới.
Bên cạnh đó, những sự kiện nổi bật không thể bỏ qua như Epic Games đang “càn quét”, thể hiện sức mạnh của mình trên chiến trường cạnh tranh, với nền tảng phân phối mới Epic Games Store của mình…
Hãy cùng Vietgame.asia điểm lại 5 sự kiện nổi bật trong tháng 12 vừa qua nhé![rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
1. BỘ PHẬN HỖ TRỢ CỦA BETHESDA RÒ RỈ THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG MUA FALLOUT 76 | SỰ KIỆN NỔI BẬT
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Sau cú vấp ngã đầy đau đớn của bom xịt Fallout 76, có vẻ Bethesda vẫn trượt dài, chưa có dấu hiệu đứng dậy được. Ngay sau vụ phốt túi vải bạt dành cho người mua phiên bản đặt biệt Fallout 76 Power Armor Edition được thay thế bằng… túi nylon, Bethesda tiếp tục “đá phản lưới nhà” với sự cố lộ thông tin người mua đã mua Fallout 76.
Cụ thể hơn, ngay trên chính trang hỗ trợ của Bethesda, khi các game thủ truy cập đã thấy thông tin cá nhân của hàng trăm người khác, bao gồm đầy đủ họ tên, email, nơi sinh sống… Thậm chí với những người đang cố đòi bồi thường vì quá thất vọng với Fallout 76, họ còn đứng trước những rủi ro xấu hơn, khi hình ảnh cá nhân, số thẻ tín dụng… của họ đã “vô tình” bị lộ tới bất kỳ ai truy cập trang hỗ trợ.
Tuy tới điểm hiện tại chưa có gì nào xảy ra với những người dùng đã bị lộ thông tin, nhưng đây quả là một sự cố nghiêm trọng với Bethesda, nhất là trong thời đại kỹ thuật số đầy rẫy những kẻ lăm le trục lợi với thông tin cá nhân như thế này. Dù đã nhanh chóng “đóng cửa bảo trì”, đưa hệ thống trở lại bình thường, thì sau hàng loạt vụ lùm xùm thế này, niềm tin của người dùng với Bethesda sẽ khó mà trở lại như xưa.
Chính khác biệt lớn nhất của Fallout 76 so với những đàn anh tiền nhiệm là hệ thống trực tuyến giúp hàng loạt người chơi khám phá và phiêu lưu cùng nhau, có vẻ lại đang trở thành điểm yếu chí mạng của game, khiến hàng nghìn người chơi thất vọng với những lỗi chồng chất xung quanh. Danh tiếng 20 năm của dòng game huyền thoại này có được khôi phục không, câu trả lời này hãy còn chờ đến những nỗ lực cải thiện của Bethesda![rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
2. EPIC GAMES TUNG RA NỀN TẢNG PHÂN PHỐI GAME TRỰC TUYẾN MỚI | SỰ KIỆN NỔI BẬT
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Với lợi nhuận hàng trăm triệu USD từ “hiện tượng toàn cầu” Fortnite, cùng với số tiền khủng được “bơm” từ các nhà đầu tư, Epic Games bắt đầu gia nhập cuộc chơi cạnh tranh trên chiến trường phân phối game trực tuyến. Chỉ trong thời gian ngắn, Epic Games đã trở thành một mãnh sư đáng gờm, khiến một chiến binh lão luyện như Valve cũng phải dè chừng, tung ra những thay đổi để tránh những bất lợi trước mắt.
Điểm hấp dẫn từ Epic Games Store, nền tảng phân phối game trực tuyến của Epic Games, chính là tỷ lệ ăn chia doanh thu. Khác với tỷ lệ ở Steam là 70/30, thì nhà phát triển game đưa lên Epic Games Store sẽ nhận mức chia 88/12 hậu hĩnh. Đặc biệt hơn, nếu nhà phát triển sử dụng nền tảng Unreal Engine sẽ có thêm phí 5% lợi nhuận từ 12% ít ỏi của Epic Games.
Bên cạnh đó, Epic Games còn thiết kế chương trình Support-A-Creator để các nhà phát triển game có thể trực tiếp chia doanh thu cho các Youtuber hay streamer khi quảng bá tựa game của mình trên Epic Games Store. Đã có rất nhiều streamer trở nên vô cùng nổi tiếng nhờ những sản phẩm của Epic Games như Fortnite, vậy nên đây quả là một hướng đi hấp dẫn, có lợi cho các bên tham gia.
Dù Epic Games Store còn non trẻ, nhưng nếu bất cẩn, thì ngay cả Steam cũng sẽ phải nhận những cú đòn đau. Steam có lợi thế về số lượng trăm triệu người dùng, nhưng với nhược điểm quá nhiều tựa game cạnh tranh nhau để lọt vào “mắt xanh” của người chơi, thì một thị trường mới mẻ, đầy hứa hẹn như Epic Games Store sẽ là một sự lựa chọn không tồi với các nhà làm game.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
3. BLIZZARD CHÍNH THỨC NGỪNG HỖ TRỢ ESPORTS CHO HEROES OF THE STORM | SỰ KIỆN NỔI BẬT
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Một tin quả thực không hề vui với rất nhiều người vào cuối năm, khi Blizzard xác nhận chính thức ngừng tài trợ Heroes Global Championship và Heroes of the Dorm vào 2019 tới đây. Quyết định này không chỉ gây sốc nhiều game thủ, mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tài chính, việc làm của nhiều tuyển thủ eSports hay những người liên quan đến tựa game Heroes of the Storm.
Hiện tại, Blizzard đang thực hiện khá nhiều dự án, và cả nhân lực lẫn nguồn lực của họ không phải là dư dả. Và Heroes of the Storm là một dự án Blizzard quyết định rút lui khỏi để tập trung hơn vào các tựa game khác.
Xét về doanh thu lợi nhuận, các giải đấu eSports của Heroes of the Storm nhận được ít thành công và có cộng đồng nhỏ hơn so với Overwatch League. Tuy từ đây, Heroes of the Storm sẽ khó lòng cạnh tranh với nhiều game cùng thể loại thi đấu như Dota 2, League of Legends… nhưng nhờ lời hứa vẫn sẽ cập nhật những nội dung, sự kiện… từ Blizzard, chúng ta vẫn có thể hi vọng một tương lai tươi sáng cho game.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
4. CAPCOM ĐƯA QUẢNG CÁO VÀO STREET FIGHTER V: ARCADE EDITION | SỰ KIỆN NỔI BẬT
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Là game thủ, có lẽ bạn đã không xa lạ gì với những quảng cáo thương hiệu có mặt khắp các giải đấu, nhưng ở trong game thì sao? Mới đây, Capcom đã bắt đầu giới thiệu về “nội dung tài trợ” trong Street Fighter V, với quảng cáo xuất hiện ở các trang phục, màn hình chờ trước trận đấu…
Rất nhiều môn thể thao, trận đấu ngoài đời thực tràn ngập các hình ảnh quảng cáo từ các nhà tài trợ. Bất đắc dĩ thì người xem sẽ phải chấp nhận “sống chung với lũ” thôi, nhưng với tựa game của mình là lợi thế sân nhà sẵn có, Capcom cũng có phương án để lôi kéo người chơi đừng tắt quảng cáo.
Nếu bạn tắt quảng cáo, khoản tiền thưởng thêm Fight Money sẽ bị mất, cũng như không có cơ hội sở hữu những bộ trang phục hấp dẫn được tài trợ. Không “hợp tác” với quảng cáo đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể mở được nhiều nội dung game như những người “thân thiện” với quảng cáo.
Tuy Capcom vẫn chưa bắt đầu quảng cáo cho bên thứ ba trong game, nhưng với các game thủ đã bỏ ra khá nhiều tiền cho Street Fighter V rồi lại phải chịu thêm cảnh quảng cáo khắp trong game thì không phải vui vẻ gì. Chúng ta nên hi vọng Capcom sẽ ghi nhận ý kiến người dùng và đưa ra những hình thức quảng cáo hợp lý, hài lòng cả hai bên.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
5. CHỈ SAU MỘT TUẦN RA MẮT, ARTIFACT MẤT MỘT NỬA LƯỢNG NGƯỜI CHƠI | SỰ KIỆN NỔI BẬT
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Được đông đảo người hâm mộ kỳ vọng vì nội dung được lấy từ Dota 2, tựa game Artifact đã cho thấy một khởi đầu tốt với 60.000 người chơi cùng lúc trong ngày đầu ra mắt. Những tưởng đây sẽ là sự khởi sắc mới với Valve, nhưng “đời quả không như mơ” khi lượng người chơi đã giảm hơn một nửa chỉ một tuần sau đó, và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nguyên nhân của sự tuột dốc không phanh này có lẽ đến ngay từ cơ chế trong game đang gây mất lòng người hâm mộ. Sau khi đã phải bỏ ra mức giá 20 USD để sở hữu Artifact, thì để tham gia những trận đấu nhận thưởng, người chơi lại phải móc hầu bao thêm 1 USD nữa, chứ chưa tính đến những lá bài đắt đỏ, có giá trị còn hơn cả tiền mua game.
“Lá bài mạnh nhất trong Artifact là thẻ tín dụng” có lẽ là lời bình luận được nhiều người chơi đồng ý nhất khi nói về cơ chế game hiện tại. Thêm nữa, cách chơi mới được cho là khó để nắm bắt, không thân thiện với người chơi mới cũng là điểm trừ khiến game ngày càng tụt hạng.
Mặc dù vẫn đang được nhiều người hâm mộ ủng hộ, “gánh đỡ” hàng loạt chỉ trích từ nhiều phía, nhưng nếu Valve không sớm có hành động hợp lý, hậu quả sẽ còn nặng nề hơn. Artifact sẽ có thêm giải đấu vào năm 2019 với phần thưởng 1 triệu USD, nhưng so với con số giải thưởng 4 triệu USD của Hearthstone hay 10 triệu USD của Magic: The Gathering, đây sẽ lại là một bài toán nan giải khác để lôi kéo và giữ chân người chơi của Valve.