Sinner: Sacrifice to Redemption – Trải qua 3 phiên bản với một cái kết không thể thõa mãn hơn, dòng game Dark Souls đã để lại cho hậu thế những di sản vô giá, như là đòn bẩy để thúc đẩy thế giới game chuyển mình khi lấy Dark Souls làm cảm hứng.
Cũng từ đó, những đặc trưng làm nên Dark Souls liên tục được các nhà làm game đi sau sử dụng như một công cụ để thu hút nhiều người hâm mộ của thể loại Soulslike tìm đến.
Lẽ dĩ nhiên, cái hồn của Dark Souls không phải cứ bắt chước là sẽ có kết quả tương tự.
Nhiều tựa game chọn cách sử dụng những đặc trưng của Dark Souls mang vào đứa con của mình rồi chọn hướng đi riêng, nhưng cũng không ít tựa game chỉ đơn giản là “sao chép” lại chính tượng đài này.
Sinner: Sacrifice to Redemption đến từ Dark Star Games có lẽ là ví dụ chính xác nhất cho khả năng sao chép “bá đạo” của Trung Quốc, khi đội ngũ phát triển chỉ có 7 thành viên tất cả.
Sự “bá đạo” của Dark Star Games và Sinner: Sacrifice to Redemption à không chỉ đơn thuần sao chép, mà game còn biết lược giản, tập trung hơn vào một mảng mà rất nhiều người hâm mộ của Dark Souls thích thú và biến nó thành nét riêng của mình: những con trùm và các trận đấu trùm!
Chỉ có 8 con trùm duy nhất, không làm khó dễ bằng những câu đố hóc búa, không có những cái bẫy chết người, không trang phục màu mè diêm dúa, cũng không có hàng đàn con tép riu giỏi làm game thủ tưởng bở, Sinner: Sacrifice to Redemption sẽ chỉ có những cuộc đấu tay đôi đầy thử thách để cứu rỗi cho chính người chơi mà thôi.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
HÀNH TRÌNH ĐỀN TỘI CỦA KẺ VÔ DANH
Tương tự như Dark Souls, Sinner: Sacrifice to Redemption mang đến cho người chơi một nhân vật chính vô danh, kẻ sẽ chịu sự trừng phạt cho 7 tội lỗi mà mình đã phạm phải trước đây.
Để làm được điều đó, bạn sẽ phải thách thức chính 7 con ác quỷ bên trong mình: Kiêu ngạo, Dục vọng, Thù hận, Phàm ăn, Đố kỵ, Lười biếng và Tham lam.
Mỗi lần chạm trán và vượt qua được thử thách và hình phạt ở mỗi màn chơi, một mảnh cốt truyện về nguồn gốc của nhân vật chính sẽ được vén màn, dù rằng tựu chung cốt truyện của game vẫn khá mơ hồ và đơn giản.
Với cái mác của một kẻ “đạo nhái” với quy mô nhỏ hơn rất nhiều, chỉ tập trung vào hệ thống chiến đấu và “dợt trùm” chứ không có gì khác, Sinner: Sacrifice to Redemption trong khoảng 15 phút đầu dễ làm người chơi có cái nhìn không mấy hào hứng bởi sự rập khuôn.
Nhưng nếu hứng thú với phong cách xây dựng thế giới đen tối với nhiều sự bí ẩn, cũng như dành một ít thời gian làm quen với game, Sinner: Sacrifice to Redemption sẽ không khiến người chơi phải thất vọng với những trận thư hùng với những con trùm tàn bạo nhất địa ngục, những kẻ mang đến những hình phạt xứng đáng nhất cho người chơi.
[su_quote]Sinner: Sacrifice to Redemption sẽ không khiến người chơi phải thất vọng với những trận thư hùng với những con trùm tàn bạo nhất địa ngục[/su_quote]Sinner: Sacrifice to Redemption chỉ có duy nhất 8 cuộc đối đầu giữa người chơi và 8 con trùm, 7 tượng trưng cho 7 tội lỗi của loài người và một là chính bản ngã của bạn.
Người chơi cũng được tự do chọn lựa thứ tự các đối thủ cho mình, tuy nhiên để thách thức những con trùm này, người chơi cũng phải chịu một hình phạt tương ứng như rút ngắn thanh máu, giảm thanh sức lực, bị lột bớt giáp trụ, giảm sát thương, hay kể cả những nhu yếu phẩm như bình máu, lựu đạn… cũng được rút gọn dần.
Cơ chế hình phạt này tạo ra một thử thách không hề nhỏ trước khi chạm trán một con trùm nào đó, các thử thách này cứ thế và chất nặng lên kẻ vô danh khiến các trận đấu trùm về sau sẽ càng ngày càng khó nhằn hơn.
Cũng nhờ cơ chế này, độ khó của game được thể hiện dưới dạng thử thách rất thú vị, đảo ngược hoàn toàn cách chơi trước và sau khi quyết định đấu với một con trùm nào đó.
Và buộc người chơi phải suy tính cẩn thận, nên đấu với con trùm nào trước.
Trói buộc người chơi bằng cách đưa ra các hình phạt chưa đủ, những con trùm mới là điều khiến Sinner: Sacrifice to Redemption trở nên vượt trội bởi sự đa dạng trong phong cách chiến đấu của mỗi con.
7 con trùm cho 7 tội lỗi được hiện thực hóa với thiết kế rất giàu sáng tạo không chỉ ở ngoại hình mà còn ở cách chúng “hiếp đáp” người chơi.
Để diệt được các con trùm này, cũng như Dark Souls, người chơi cần cực kỳ thận trọng, nắm rõ chiêu thức và thói quen của chúng để đưa ra cách tiếp cận hiệu quả nhất theo từng giai đoạn của cuộc chiến.
Một khi làm được điều đó, Sinner: Sacrifice to Redemption cũng sẽ cống hiến cho bạn những pha cân trùm căng thẳng đến… toát mồ hôi hột.
Tìm hiểu về từng con trùm trong Sinner: Sacrifice to Redemption giống như một câu đố được chia ra làm nhiều giai đoạn, bởi mỗi con trùm theo từng giai đoạn có thể tung ra loạt combo liên hoàn đủ để bạn “lên đường” chỉ sau một lần tung chiêu.
Cho đến khi người chơi chết khoảng 5 lần khi đấu với một con trùm, cách chiến đấu của người chơi sẽ dần hoàn thiện, và mỗi chiến thắng đến từ những nỗ lực chết đi sống lại này đều khiến người chơi như có cảm giác “lên cấp” dù rằng Sinner: Sacrifice to Redemption không hề có lấy một thang cấp độ nào.
Trò chơi tạo ra độ khó dựa vào các thử thách, chứ không phải sự bất công trong thiết kế sức mạnh của đối thủ và người chơi.
Sinner: Sacrifice to Redemption luôn cho người chơi một động lực dồi dào rằng “Chỉ cần cẩn thận hơn một chút là bạn sẽ làm được!” chứ không khiến người chơi nghĩ rằng “Vô lý, quá vô lý” khi vô tình chết trong một pha “lật kèo” của con trùm.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
CHƯA ĐỦ HOÀN THIỆN
Vẽ nên được một thế giới đen tối và nặng nề giống Dark Souls, hệ thống chiến đấu hấp dẫn mang đặc trưng của Dark Souls, những con trùm biến ảo và thử thách tương tự như Dark Souls, và một bầu không khí tù túng và ngột ngạt với bộ nhạc nền ma mị không kém Dark Souls… Nhưng đáng tiếc, Dark Star Games lại không phát huy được hiệu quả từ những “nguyên liệu tốt” nói trên.
Sinner: Sacrifice to Redemption chưa giống một tựa game hoàn thiện, mà chỉ tương tự một sản phẩm thử nghiệm của Dark Star Games, một bước đi thăm dò cho các dự định lớn hơn trong tương lai khi lấn sân ra thị trường quốc tế.
Dễ nhận thấy nhất chính là hệ thống nhạc nền của game, khi nghe đơn lẻ mỗi bản nhạc đều toát lên sự bi thương, tức giận, căm phẫn hay dồn dập rất ấn tượng.
Mỗi cung bậc ứng với những thử thách mà người chơi sẽ phải đối mặt trong từng trận đấu trùm khiến cuộc chơi trở nên hấp dẫn, căng thẳng hơn trước khi nhận lấy hình phạt của mình.
Nhưng đáng tiếc là những bản nhạc này được cắt ghép khá cẩu thả, đoạn nối giữa các giai điệu không được chỉn chu, đôi khi bị cắt đứt đột ngột khiến mạch cảm xúc của người chơi cũng vì thế mà… “cụt đọt” theo.
Ngược lại, nếu kéo dài cuộc đấu của mình hơi lâu, các bản nhạc tương ứng với một giai đoạn nào đó trong trận đấu trùm cứ thế mà lặp đi lặp lại một cách khó chịu và xéo xắt càng khiến nhạc nền phản tác dụng.
Quá đáng tiếc cho bộ nhạc nền chất lượng!
[su_quote]Sinner: Sacrifice to Redemption chưa giống một tựa game hoàn thiện, mà chỉ tương tự một sản phẩm thử nghiệm của Dark Star Games, một bước đi thăm dò cho các dự định lớn hơn trong tương lai khi lấn sân ra thị trường quốc tế[/su_quote]Sự thiếu hoàn thiện của Sinner: Sacrifice to Redemption còn được thể hiện ở sự chắp vá trong khâu kể chuyện, xây dựng nguồn gốc và truyền thuyết của những con trùm cũng khá mơ hồ và thiếu liên kết trong mạch truyện.
Đôi lúc người viết có cảm giác như các con trùm bạn phải đối mặt trong Sinner: Sacrifice to Redemption bởi game bắt bạn như vậy, chứ không cho người chơi một lý do đáng để tin vào nó, dù rằng mở đầu mỗi con trùm đều có một phần giới thiệu khá ấn tượng với các khung hình đen trắng được vẽ rất đẹp.
Tiếp đến, mặc dù xây dựng dựa trên cơ chế tương tự Dark Souls, nhưng hệ thống điều khiển của game lại khác hoàn toàn khiến người chơi cần phải làm quen lại, khá mất thời gian và cũng như mất cái cảm giác quen thuộc khi di chuyển và chiến đấu.
Nếu bạn là một “fan cứng” đã chinh chiến mọi phiên bản của Souls game hàng chục lần thì thú thật chuyện chết trong Sinner: Sacrifice to Redemption sẽ như cơm bữa do… cứ nhấn nhầm nút mãi không thôi.
THÔNG TIN
- Sản xuất: Dark Star Games
- Phát hành: Another Indie
- Thể loại: Nhập vai, Hành động
- Ngày ra mắt: 23/10/2018
- Hệ máy: PC, PS4, Xbox One
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows 7/8/10 (64 Bit)
- CPU: Intel i5-2300 2.8 GHz
- RAM: 8 GB
- VGA: NVIDIA GTX 550 Ti 2GB
- HDD: 12 GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10
- CPU: i5-6200U
- RAM: 08 GB
- VGA: AMD Radeon M335
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI ANOTHER INDIE
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- Mythical Games công bố FIFA Rivals! – Tin Game
- Black Myth: Wukong sẽ có thêm vài “bất ngờ” mới vào cuối năm nay! – Tin Game
- STALKER 2: Heart of Chornobyl vượt mốc 1 triệu bản tiêu thụ! – Tin Game
- Virtua Fighter 5 R.E.V.O. được công bố cho Steam! – Tin Game
- Star Wars Outlaws ra mắt bản mở rộng Wild Card! – Tin Game
- Heart Machine, hãng phát triển Hyper Light Breaker, sa thải hàng loạt! – Tin Game