Skip to content

Slay the Spire – Đánh Giá Game

Slay the Spire là một sản phẩm đầy tham vọng khi kết hợp giữa hai thể loại nghe có vẻ không liên quan gì đến nhau: thẻ bài đối kháng và “roguelike” mò hầm ngục, đặc biệt là khi mọi lựa chọn thiết kế của game đều có vẻ đơn giản hơn những game thuộc hai thể loại kể trên.

Nhưng ngạc nhiên thay, sự kết hợp này tạo nên một chiều sâu hoàn toàn mới cho game, khiến cho game thành một trải nghiệm hết sức gây nghiện.

Vậy Slay the Spire của Megacrit đã kết hợp hai thể loại đó như thế nào, hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau nhé!


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

TRẬT TỰ CỦA SỰ HỖN LOẠN

Slay the Spire bắt đầu khá đơn giản với việc cho người chơi lựa chọn một trong 4 lớp (class) nhân vật định trước, mỗi nhân vật sẽ có 1 bộ bài khởi điểm với 5 lá tấn công, 5 lá phòng thủ và 1-2 lá có chức năng đặc biệt.

Nhưng đó là trật tự duy nhất của tựa game.

Mỗi lần chạy qua 3 màn chơi của Slay the Spire, người chơi sẽ dần dần thu thập vào bộ bài của mình những lá bài đặc biệt từ bộ sưu tập bài đồ sộ của game với hơn… 350 lá bài, dành riêng cho từng nhân vật một, với 3 độ hiếm khác nhau, cụ thể là hơn 100 lá bài cho mỗi nhân vật, cùng với hơn 30 lá bài “trắng” dùng được cho mọi nhân vật, dường như tiềm năng của game là bất tận.

Số lượng bài khổng lồ này xuất hiện ngẫu nhiên từ 1-5 lá sau mỗi cuộc đụng độ và người chơi sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng lựa chọn của mình trong việc xây dựng một bộ bài “toàn năng” cho lần chơi đó sau mỗi lần đụng độ.

Yếu tố “roguelike” của Slay the Spire tỏa sáng mạnh nhất ở khoản này, vì những lá bài “rớt” giữa những cuộc đụng độ sẽ gần như không bao giờ trùng nhau, và khả năng trùng nhau còn thấp hơn nữa giữa hai lần chơi riêng biệt, khiến cho người chơi phải thay đổi hoàn toàn chiến thuật của mình mỗi lần bắt đầu lại từ đầu.

[su_quote]người chơi sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng lựa chọn của mình trong việc xây dựng một bộ bài “toàn năng” cho lần chơi đó[/su_quote]

Để khiến cho điều đó thú vị, thiết kế các lá bài của game phải hết sức chặt chẽ.

Khác với các tựa game thẻ bài khác khi mà người chơi biết chắc bộ bài mình sẽ có những gì, sự hỗn loạn của Slay the Spire lại dựa vào việc khiến cho các quân bài trở thành một mảnh ghép có thể khớp với những quân bài khác, nhưng hiếm khi “định đoạt” hoàn toàn hướng đi của bộ bài đó.

Khiến cho mỗi lần chơi của game là xây dựng một loạt những bộ chiến thuật trong tay, thay vì bám dính vào một chiến thuật nào đó.

Slay The Spire

Một bổ sung khác khiến cho lối chơi của Slay the Spire lại “gây nghiện” như vậy là những “cổ vật” rơi ngẫu nhiên từ những màn đấu quái khó nhằn (elite) hoặc những cuộc đụng độ đặc biệt khiến cho chiều sâu game càng thêm ấn tượng với những cổ vật này.

Đặc biệt hơn nữa, sau mỗi màn đấu trùm, người chơi sẽ được lựa chọn một trong 3 cổ vật cực kì quyền năng nhưng lại đi kèm với một giới hạn cũng “hãi hùng” không kém, khiến cho người chơi luôn phải cân bằng giữa các cơ chế thưởng – phạt của game.

Điều đó tạo nên vòng lặp “gây nghiện” chính của Slay the Spire: khởi đầu, chết, làm lại.

Càng lên cao kẻ thù càng khó nhưng số lượng thẻ bài càng mạnh hơn.

Người chơi sẽ không mạnh hơn sau mỗi lần chơi, nhưng lại sẽ trở nên thông minh hơn khi họ nhận ra sự kết hợp nào ổn và không ổn cho những lần chơi nhau.

Slay The Spire

Game cực kì khuyến khích người chơi thử nghiệm những điều mới và đó chính là điều khiến game gây nghiện như vậy.

Slay the Spire cũng có một chế độ chơi tùy chỉnh rất chi tiết cho người chơi thỏa sức thử nghiệm, cùng chế độ thử thách hằng ngày để người chơi có thể thi đấu so điểm với nhau.


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

NHỮNG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH

Dẫu lối chơi hay và có chiều sâu như vậy, thì có vẻ như mọi yếu tố khác của Slay the Spire dường như đều tương đối giới hạn và sơ sài.

Mọi nhân vật trong game là một hình ảnh tĩnh không mấy thú vị, hình ảnh các lá bài tương đối sơ sài, chỉ duy là thiết kế các nhân vật chính có phần nào có tâm.

Cũng như Slay the Spire không có một cốt truyện rõ ràng cũng như không giải thích cho người chơi nguồn gốc của những sinh vật, kẻ thù “trông có vẻ thú vị” từ Tòa Tháp, khiến người chơi vô cùng tò mò mà chẳng biết phải tìm hiểu ở đâu…

[su_quote]Dẫu lối chơi hay và có chiều sâu như vậy, thì có vẻ như mọi yếu tố khác của Slay the Spire dường như đều tương đối giới hạn và sơ sài[/su_quote]

THÔNG TIN

  • Sản xuất: MegaCrit
  • Phát hành: Humble Bundle
  • Thể loại: Thẻ bài
  • Ngày ra mắt: 23/01/2019
  • Hệ máy: PS4, PC, Xbox One, Switch, iOS, Android

CẤU HÌNH TỐI THIỂU

  • OS: Windows XP, Vista, 7, 8/8.1, 10
  • CPU: 2GHz
  • RAM: 2GB
  • VGA: ​1GB VRAM OpenGL 3.0+
  • HDD: 1 GB

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM

  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: AMD Ryzen 7 3750H
  • RAM: 16 GB
  • VGA: NVIDIA GTX 1660ti 
  • SSD: Samsung SSD 850 EVO 250GB

GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI VIETGAME

GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC


BÀI MỚI NHẤT


Vàng 9.5

Slay the Spire kết hợp những ý tưởng cực kì thông minh với nhau tạo nên một trải nghiệm ngắn nhưng lại có giá trị chơi lại cực kì cao và gây nghiện, dù cho những yếu tố còn lại của game có chút gì đó đơn giản, nhưng người viết tin rằng chỉ cần lối chơi cực kì thông minh và gây nghiện sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm hoàn hảo cho mùa dịch này.