Skip to content

ASUS ProArt Z490-Creator 10G – Đánh Giá Nhanh

ASUS ProArt Z490-Creator 10G – Với đại đa số người dùng PC dù có chuyên nghiệp hay không, thì cái tên ASUS luôn gắn liền với sự đẳng cấp, hầm hố, nhiều công nghệ và “chuyên game”. Mặc dù ra mắt khá nhiều dòng sản phẩm không chỉ phục vụ cho game, nhưng sản phẩm ASUS cho dù có được gắn mác Republic of Gamers hay không đều được đại đa số cho rằng “đồ ASUS là để trị game”.

Tuy vậy, nhận xét đó có lẽ đã không còn đúng đắn ở thời điểm hiện tại, khi ASUS quyết tâm tạo ra một thứ gì đó “khác” với những gì mà người dùng lầm tưởng… Đó là khi dòng bo mạch chủ ASUS ProArt Z490-Creator 10G xuất hiện.

Một cái tên mang tính “nghệ sĩ” hơn, mang nhiều “cảm hứng” nhiều hơn, một phối màu trông cực kỳ “deep dark” mà không quên sự sang trọng của các dòng bo mạch chủ cao cấp… ASUS ProArt Z490-Creator 10G sẽ là một sản phẩm độc đáo đáng để những nhà sáng tạo nghệ thuật điện tử để mắt đến? – Vietgame.asia sẽ cùng bạn đánh giá nhanh “tác phẩm” mới đến từ nhà ASUS này.


ASUS PROART Z490-CREATOR 10G: CHUẨN MỰC THẪM MỸ LẠ VỚI GAMER

ASUS ProArt Z490-Creator 10G là một dòng sản phẩm đặc biệt thú vị, khác hẳn những gì mà bạn và người viết đã từng biết đến về các sản phẩm cộp mác ASUS. Điều đó được biểu thị rõ ngay ngoài vỏ hộp của sản phẩm, bao lấy với chỉ một màu đen láy cùng thương hiệu ProArt cách điệu hết sức nhẹ nhàng.

Mọi thứ đều được thiết kế và bố trí tinh giản nhất có thể, với một tông màu cũng tối giản. May mắn là mặt sau của vỏ hộp vẫn chứa đầy đủ thông tin giới thiệu cũng như các công nghệ được ứng dụng trên ASUS ProArt Z490-Creator 10G.

Sự tối giản trong thiết kế vỏ hộp không hề đánh lừa người dùng, bởi khi bóc ASUS ProArt Z490-Creator 10G ra khỏi hộp, người viết cũng phải… bất ngờ trước sự tối giản của chính chiếc bo mạch chủ này, khác hẳn phong cách có phần “hầm hố” và có phần rối rắm về họa tiết của ASUS ROG Strix Z490-E Gaming.

Sơ lược, nếu bỏ ra khoảng hơn 8 triệu đồng cho chiếc bo mạch chủ này, bạn sẽ: không có giáp che cụm I/O, không LED RGB tích hợp sẵn… Đến nỗi, còn chẳng thể tìm thấy 1 video nào từ các Youtuber về công nghệ lớn nào nói về sản phẩm này?!!

Phong cách minial với phối màu 1 cục đen thui cùng một vài điểm nhấn nhẹ với màu vàng kim tiếp tục được áp dụng với các khối tản nhiệt mosfet và chipset Z490.

Tuy nhiên mức độ gây ấn tượng không được mạnh mẽ như cách mà các dòng sản phẩm gaming trước đây từng làm, và lẽ dĩ nhiên sẽ chẳng có mấy game thủ hứng thú với ASUS ProArt Z490-Creator 10G.

ASUS ProArt Z490-Creator 10G - Đánh Giá Nhanh
[su_quote]Sơ lược, nếu bỏ ra khoảng hơn 8 triệu đồng cho chiếc bo mạch chủ này, bạn sẽ: không có giáp che cụm I/O, không LED RGB tích hợp sẵn… Đến nỗi, còn chẳng thể tìm thấy 1 video nào từ các Youtuber về công nghệ lớn nào nói về sản phẩm này?!![/su_quote]

Tuy vậy, vốn là một người làm trong ngành sáng tạo đồ họa, thì ASUS ProArt Z490-Creator 10G vẫn đẹp theo 1 cách rất tự nhiên, không hầm hố hay “màu mè xôi chè”.

Chỉ đơn giản với các rảnh thoát nhiệt vuông vứt đơn giản, tổng thể bo mạch chủ trông rất gọn gàng, sạch sẽ và chắc chắn, giảm tối đa cảm giác “nhựa” và bố cục sắp đặt trên bo mạch cũng thoáng hơn.

Để xứng đáng với cái giá của mình thay vì vẻ bề ngoài không quá bóng bẩy, ASUS ProArt Z490-Creator 10G có khoảng 12+2 phase được thiết kế mới trong với MOSFET và driver được tích hợp trong cùng 1 module được gọi là DrMOS – đây là thiết kế tối ưu cho khả năng chuyển đối năng lượng ở tần số cao; kết hợp với chip điều khiển VRM Digi+ hứa hẹn sẽ tối ưu hóa sức mạng của dòng CPU Intel thế hệ thứ 10 với nguồn điện dồi dào.

Bên cạnh đó, các  3 cổng PCIe 3.0 cũng được bố trí khoảng cách rất thoáng và gia cố chống cong, dễ dàng cân những cấu hình đa card đồ họa Quadro để nâng cao hiệu suất trong các ứng dụng thiết kế.

4 khe RAM cũng được hỗ trợ mức xung nhịp tối đa lên tới hơn 4600MHz cùng công nghệ ASUS OptiMem II đảm bảo độ ổn định tối đa khi ở xung nhịp cao mà không ăn điện quá nhiều.

Xịn xò hơn, đối với những “render thủ”, thì khả năng hoạt động không mệt mỏi được ASUS kiểm chứng lên tới 168 giờ với nhiệt độ trung bình 45*C của ASUS ProArt Z490-Creator 10G cũng dư xăng cho khách hàng “dí”.

Mang tiếng là bo mạch chủ cho dân nghệ sĩ, ASUS ProArt Z490-Creator 10G cũng hỗ trợ rất nhiều cho người dùng lĩnh vực này chứ không đơn thuần chỉ là cái tên. Đầu tiên là việc hỗ trợ 2 cổng Thunderbolt 3 Type-C để người dùng có thể đồng bộ dữ liệu với các thiết bị của Apple với băng thông tối đa có thể đạt 40Gbps.

Mặt khác, các cổng Thunderbolt 3 này đều hỗ trợ đầu ra DisplayPort 1.4 và cho phép kết nối liên tiếp tới 6 thiết bị khác nhau, hỗ trợ luôn sạc nhanh 15W nếu người dùng có nhu cầu.

Điểm đặc biệt chiếc bo mạch chủ này còn ở hậu tố “10G” của nó, ám chỉ chiếc card mạng hỗ trợ Hyper 10G LAN với chuẩn giao tiếp PCIe 3.0 x4 cho tốc độ mạng lên tới 10G nếu sử dụng với cáp mạng CAT6 trở lên. Điều này là vô cùng lý tưởng nếu bạn là một editor hoặc các nhà sáng tạo nội dung đa phương tiện luôn phải đau đầu upload các video 4K, 8K.

Dĩ nhiên, người dùng vẫn được cung cấp đầy đủ cổng LAN cơ bản nhưng được nâng cấp lên chuẩn Ethernet 2.5G cho tốc độ lý thuyết cao hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn. Nhờ đó mà nếu có nhu cầu giải trí với game thì tình trạng giật lag cũng được cải thiện hơn nhiều.

ASUS ProArt Z490-Creator 10G - Đánh Giá Nhanh

Hơi đáng tiếc, là 2 cổng M.2 chỉ mới hỗ trợ đến chuẩn PCIe 3.0 NVMe, và cũng chỉ có 1 cổng M.2 là có tản nhiệt tích hợp đi kèm. Nhưng dù sao với độ phổ biến của PCIe 4.0 chưa nhiều thì tốc độ mà chuẩn này mang lại vẫn thừa sức cho người dùng sử dụng.

Không chỉ hỗ trợ mạnh về mặt phần cứng, mà ASUS ProArt Z490-Creator 10G còn được ASUS tối ưu về mặt hiệu suất phần mềm với khả năng ép xung tự động dựa trên AI dựa trên tình trạng nhiệt độ, tốc độ quạt hay điện áp để đẩy hiệu năng lên một cách hợp lý.

Để đảm bảo hơn, ngoài việc tự động ép xung bằng AI, hệ thống làm mát cũng được AI điều khiển với chức năng tối ưu hiệu suất làm mát cho toàn hệ thống. Người dùng không cần phải làm gì cả, chỉ cần tận hưởng nó thôi.

Nếu chừng đó vẫn chưa đủ, ASUS còn có CreationFirst và ProArt Creator Hub. Trong đó CreationFirst là ứng dụng ưu tiên băng thông cho các chương trình đồ họa, sau đó thống kê và đưa đến cho người dùng một biểu đồ sử dụng băng thông trực quan nhất. Còn ProArt Creator Hub không chỉ mang đến khả năng điều chỉnh hiệu suất làm việc của hệ thống mà còn có thể can thiệp được chất lượng hiển thị màu sắc, độ sáng… của màn hình.

Cuối cùng, ít nổi bật nhất nhưng quan trọng vô cùng – hệ thống Crystal Sound 3 khá mới mẻ cải thiện âm thanh với nhiệm vụ không chỉ phục vụ cho giải trí mà còn trình diễn nhiều công nghệ mới như điều chỉnh điện để giảm tiếng ồn đầu vào, tích hợp bộ khuếch đại, khả năng tách tín hiệu analog và kỹ thuật số để giảm nhiễu… 


ASUS ProArt Z490-Creator 10G - Đánh Giá Nhanh

TỔNG QUAN

Qua những công nghệ mà ASUS ProArt Z490-Creator 10G được tích hợp nêu trên, cái giá hơn 8 triệu đồng của chiếc bo mạch chủ này là không thể đánh giá qua vẻ bề ngoài đơn giản được.

ASUS ProArt Z490-Creator 10G không ngán game, cũng chẳng ngán mọi thể loại giải trí đa phương tiện nào, giá trị mà chiếc bo mạch chủ này mang đến chỉ riêng những nhà sáng tạo mới thấu được thôi!


BÀI MỚI NHẤT


Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^