Faraday Protocol – Bạn có bao giờ nghĩ mình là thiên tài và kẻ ngốc trong cùng một thời điểm chưa?
Bạn đã bao giờ mong mỏi được làm một thứ lớn lao, vĩ đại nhưng khi nhắc tới thì mọi người chỉ có thể khe khẽ “uhmm” với bạn?
Nếu bạn muốn thử thách sự kiên nhẫn của bản thân (và cả não bộ của mình) thì công việc trở thành một nhà khảo cổ… ngoài vũ trụ, một Indiana Jones ngoài không gian chính là ngành nghề tương lai với bạn.
Và nếu quá khó để làm nhà khảo cổ hay ra ngoài vũ trụ trong thời điểm giãn cách này thì chúng ta đành tập dượt trước bằng cách bật máy tính lên và chơi Faraday Protocol vậy.
Thế nhưng, liệu tựa game khảo cổ vũ trụ đến từ nhà phát hành DECK13 này có thể thỏa mãn chúng ta hay không?
Hãy cùng Vietgame tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
BẠN SẼ THÍCH
THIÊN TÀI… NGU NGỐC
Khá là phức tạp để diễn tả ấn tượng đầu của bản thân với Faraday Protocol.
Đây là một trò chơi mà bạn không nên cố thể hiện là mình chính là quyển bách khoa toàn thư thế giới game, ông trùm giải đố, bà hoàng truyện viễn tưởng hay gì đó…
Vì cứ cuốn vào thì tựa game sẽ càng giúp bạn tìm ra đứa trẻ tự ti bên trong bản thân nhiều hơn là chứng minh được mình là một người tài giỏi trong trò chơi này.
Lan man thế là đủ, chúng ta hãy tập trung vào những từ khóa chính của Faraday Protocol đó là “phiêu lưu, giải đố, khảo cổ, ngoài vũ trụ”.
Bắt đầu của Faraday Protocol cũng khá giống với các tựa game phiêu lưu khác.
Bạn sẽ được triệu hồi tới 1 thế giới gọi là OPIS, nơi chưa từng được biết đến trên toàn cõi vũ trụ và bị bắt phải tham gia một trò chơi… giải đố với A.I bí ẩn điều hành nơi này.
Bạn sẽ được phát cho một khẩu súng có khả năng thu hoặc phát năng lượng, các dạng câu đố cũng sẽ xoay quanh việc kết nối các loại năng lượng hoặc dùng năng lượng để kích hoạt thứ gì đó…
Các câu đố trong Faraday Protocol không hẳn là khó, chỉ cần bạn để ý là sẽ biết cách giải (một số thì cần sự khéo léo nhiều hơn là một câu đố, như trò nhảy qua mấy cái vòng).
Thế nhưng, chính vì cái sự đơn giản trong câu hỏi mà khi càng tiến vào sâu, bạn càng bị thụ động khi bắt gặp những thử thách mới trong khi thế giới trong game càng lúc càng hẹp và ngột ngạt.
Tông màu vàng đen, mã não càng khiến cho Faraday Protocol thêm phần bức bối và hẹp.
Nhà sản xuất cũng cài cắm rất nhiều các công thức toán học, lý thuyết vũ trụ và cả triết học không gian, nhưng không cần phải biết về những thứ lớn lao đó khi không khí trong game cũng khiến bạn nhận ra mình đang làm gì.
chính vì cái sự đơn giản trong câu hỏi mà khi càng tiến vào sâu, bạn càng bị thụ động khi bắt gặp những thử thách mới trong khi thế giới trong game càng lúc càng hẹp và ngột ngạt
Cuộc hành trình dần mất đi sự vui vẻ và sự cô đơn khiến bạn xuống sức nhiều hơn là việc giải những câu hỏi khó trong game.
Càng giải được nhiều, bạn lại càng cảm thấy mình là một thiên tài, nhưng là một thiên tài trên chuyến hành trình nếu tiếp tục thì chỉ mang đau khổ, nhưng nếu dừng lại thì lại là một nỗi luyến tiếc không nguôi.
THẾ GIỚI TUYỆT VỜI!
Có thể nói Faraday Protocol là một tựa game tuyệt hảo trong việc dẫn dắt người chơi.
Game “giả bộ” như mình không hề có hướng dẫn hoặc đường đi thế nhưng, thực ra thì mọi thứ đều được nhà sản xuất lồng ghép một cách có chủ đích.
Các câu đố cũng vậy, nếu bạn để ý thì những câu đố về sau đều là những bản nâng cấp của những câu đố đơn giản đầu tiên và trước khi bạn nhận ra thì bạn đã bắt đầu giải đố theo bản năng và nghĩ rằng mình là một thiên tài (nhưng không phải).
Và game cũng rất biết cách giấu đi những điều “có lợi” đó để bạn nghĩ rằng “mình mới là người quyết định”.
Các thông tin gây nhiễu được sử dụng liên tục như các màn “tự suy diễn, tự độc thoại của nhân vật chính”, những con đường “ra vẻ cho bạn lựa chọn” nhưng thực tế thì chỉ có một cánh cửa là đúng.
Và trên hết là không khí mà game mang lại, tù túng, ngột ngạt và những câu nói nghiêm túc nhưng đầy ẩn dụ của một con A.I bí ẩn, luôn hối thúc bạn đi tìm kiếm một thứ gì đó vô định.
game cũng rất biết cách giấu đi những điều “có lợi” đó để bạn nghĩ rằng “mình mới là người quyết định”
Thế giới trong Faraday Protocol cũng rất nhất quán với chủ đề chính là các lăng mộ Ai Cập và thêm yếu tố viễn tưởng.
Tuy bị quăng vào một “đấu trường giải đố” nhưng bạn không hề cảm thấy lạc lõng, các sự kiện tương tác, các bản ghi âm của một nền văn minh đã mất và các đoạn hội thoại với A.I diễn ra liên tục cũng giúp bạn cảm thấy mình không phải là người duy nhất ở đây.
Thế nhưng, đấy là khi bạn không quá sa đà vào game mà chỉ chăm chăm phá đảo.
Khi bạn nghĩ rằng “mọi việc tốt đẹp thế này thì tại sao mình không đi nghịch ngợm và khám phá nhỉ?” thì mọi việc mới bắt đầu tệ đi.
Các mảnh ký ức bắt đầu bị xáo trộn, lời giải thích càng lúc càng rối rắm, các câu đố dần trở thành một thứ gì đó lớn lao hơn là một “bài kiểm tra” như lời của A.I và trên hết là, bạn còn tin chính mình không?
Khi mà cả những lời độc thoại của bản thân cũng bắt đầu trở nên phi lý.
BẠN SẼ GHÉT
GIẤC MƠ NGẮN NGỦI…
Faraday Protocol rất ngắn, chỉ khoảng 5 giờ chơi hoặc ít hơn là bạn đã có thể phá đảo game, và cũng tiếc khi bản thân là một tựa game hay nhưng khó ai có thể đủ hứng thú để chơi lại một tựa game “giải đố”.
Và tuy ngắn như vậy nhưng game lại đi theo kiểu cốt truyện ẩn dụ thường thấy trong các thể loại game giải đố có thời lượng dài hoặc trung bình.
Bạn phải tập hợp đủ các dữ liệu, tìm mọi ngóc ngách mới hiểu được cốt truyện đầy đủ của Faraday Protocol còn nếu không, mọi thứ trong game chỉ là sự mơ hồ và không có mục đích.
Nhưng kể cả khi là một người “có quá nhiều thời gian rảnh” và thích tìm tòi mọi thứ trong game thì cốt truyện của Faraday Protocol cũng khá là “công thức” và cũng quay về việc con người cùng những quyết định sai lầm của họ.
Game cũng không có “điểm lưu” có nghĩa là nếu bạn thoát giữa chừng thì phải chơi lại cả màn, một điểm trừ không đáng có chút nào.
Và tuy ngắn như vậy nhưng game lại đi theo kiểu cốt truyện ẩn dụ thường thấy trong các thể loại game giải đố có thời lượng dài hoặc trung bình.