Sức mạnh AI – Cuối năm 2022, sau khi OpenAI tung ra phiên bản ChatGPT thương mại đầu tiên, cả thế giới công nghệ trở nên sục sôi với “cuộc chơi” AI bằng hàng loạt ứng dụng sử dụng sức mạnh AI được ra mắt trong những năm sau đó để đem đến nhiều giải pháp cho các vấn đề cuộc sống, làm thay đổi đáng kể phương thức làm việc và giải trí của người dùng trên toàn thế giới.
Là một trong những nhà đầu tư tiên phong cho công nghệ AI, NVIDIA đã đem đến cho người dùng cách đơn giản nhất để tăng cường sử dụng sức mạnh AI cho công việc và giải trí.
Đó chính là các mẫu card đồ hoạ GeForce RTX mà gần đây nhất là dòng card đồ hoạ GeForce RTX 40 Series với các nhân xử lý mạnh mẽ, được trang bị trên các mẫu laptop công việc và chơi game tiên tiến có mặt trên thị trường hiện nay.
Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số khái niệm cơ bản nhất về công nghệ AI cũng như cách mà các card đồ hoạ GeForce RTX giúp bạn tăng tốc cho các ứng dụng này
AI là gì? Tại sao card đồ hoạ GeForce RTX có thể xử lý các tác vụ AI mạnh mẽ?
Mặc dù trào lưu AI chỉ mới nổi lên trong một vài năm trở lại đây, thế nhưng trên thực tế, AI là một khái niệm khá xưa cũ, được ứng dụng nhiều nhất trong thế giới game, nhất là cách mà các nhân vật được máy điều khiển có thể phản ứng lại với hoạt động của người chơi.
AI hiểu theo cách truyền thống là một loạt những kịch bản được lập trình sẵn để người dùng có thể đạt được kết quả đầu ra tương ứng với dữ liệu đầu vào theo kết cấu nếu – thì cơ bản. Độ phức tạp của lượng “kịch bản” mà lập trình viên tạo ra sẽ khiến cho AI có khả năng phản ứng đa dạng hơn với các dữ liệu đầu vào, thậm chí có thể rất “người” như các trợ lý ảo mà chúng ta vẫn hay sử dụng trước kia.
Cuộc cách mạng AI chỉ thực sự diễn ra khi người ta sử dụng các chức năng máy học (Machine Learning) để tạo ra các thuật toán/kịch bản “siêu phức tạp” dựa trên các dữ liệu sẵn có (dữ liệu học) bằng cách tinh chỉnh các “quả cân” (weights) sao cho dữ liệu đầu ra phù hợp với kết quả mong đợi từ dữ liệu đầu vào, và dĩ nhiên là điều này tạo ra các thuật toán sở hữu hàng trăm triệu (như trên mô hình ngôn ngữ ChatGPT thế hệ đầu tiên), thậm chí hàng tỷ tham số cần xử lý trên các mô hình AI hiện đại ngày nay.
Với một thuật toán/kịch bản có độ rẽ nhánh phức tạp như vậy, các mẫu CPU thường không được sử dụng để giải quyết các vấn đề, do các CPU truyền thống dù mạnh mẽ như một lực sĩ có thể nhấc cả một chiếc cối đá, thế nhưng lượng xử lý AI đồng thời là quá lớn và vụn vặt chỉ như những… hạt mè, khiến các dữ liệu phải xếp hàng chờ đến lượt mình được xử lý. Hay nói một cách nôm na là CPU thiếu sức mạnh AI để xử lý các tác vụ này nhanh chóng.
Với card đồ hoạ của NVIDIA, mọi chuyện trở nên khác hẳn!
Mỗi card đồ hoạ GeForce RTX sở hữu hàng ngàn nhân điện toán CUDA, dù sở hữu sức mạnh mỗi nhân yếu hơn rất nhiều so với một nhân CPU, thế nhưng chúng giống như hàng ngàn con kiến đi tha các hạt mè, và dĩ nhiên là cách này hiệu quả hơn rất nhiều so với sử dụng CPU truyền thống.
Chính vì điều này mà các CPU mới ra mắt gần đây phải bổ sung thêm cụm nhân NPU (Neural Proccessing Units – Nhân xử lý thần kinh) để đem sức mạnh AI đến cho CPU, thế nhưng chúng chỉ là “cơm thêm” với sức mạnh khá nhỏ, chỉ xấp xỉ 50TOPS (Tera Operations per Second) so với con số lên đến hàng ngàn TOPS trên các card đồ hoạ NVIDIA dòng cao cấp, chỉ vừa đủ để xử lý một vài tác vụ AI đơn giản.
Do đó, các card đồ hoạ NVIDIA GeForce RTX trên thực tế vẫn là lựa chọn tối ưu nhất để xử lý các tác vụ AI hiện nay,
Những ứng dụng của “sức mạnh AI”
Dựa vào sức mạnh AI, NVIDIA và các tên tuổi trong ngành AI hàng đầu trên thị trường đã đem đến cho người dùng rất nhiều tiến bộ công nghệ, mà được lợi đầu tiên là các game thủ với công nghệ DLSS (Deep learning super sampling).
Với sự ra mắt của công nghệ dựng hình Ray Tracing tiên tiến hồi năm 2018, ngay cả những cỗ máy mạnh mẽ nhất ngày nay cũng gặp phải khó khăn khi xử lý các tựa game nặng nề, có thể kể đến Cyberpunk 2077 với bản mở rộng Phantom Liberty với nâng cấp công nghệ dựng hình Path Tracing, đủ sức làm cả các card đồ hoạ NVIDIA RTX 4090 mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay.
Chính vì thế mà ngay từ trước khi “cơn sốt AI” bùng nổ, NVIDIA đã cho ra mắt công nghệ nâng độ phân giải bằng công nghệ máy học DLSS để giảm tải cho GPU.
Thậm chí chính NVIDIA cũng ứng dụng công nghệ này để “lấn sân” sang một phạm trù chơi game siêu cao cấp với tựa game DOOM Eternal trên các màn hình có độ phân giải 8K mà vẫn hoạt động mượt mà, mức độ phân giải lớn nhất trên thị trường hiện nay, gấp đến 64 lần so với độ phân giải 1080p truyền thống.
Bên cạnh đó, NVIDIA cũng đã phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho người dùng sáng tạo nội dung dựa trên sức mạnh AI như NVIDIA Broadcast.
Ứng dụng này cho phép bạn sử dụng chỉ webcam và microphone trên máy tính của mình để phát trực tiếp hay họp trực tuyến mà không cần đến các thiết bị chuyên dụng.
AI có thể nhận diện gương mặt người dùng để luôn đặt bạn tại trung tâm của khung hình dù cho bạn có đi qua, đi lại trong buổi phát sóng để trình diễn ý tưởng của mình, thay thế phông nền (background) phía sau bạn bằng khung cảnh mà bạn muốn, hay AI cũng có thể nhận diện giọng nói của bạn để lọc bỏ tiếng ồn nền, giúp cho giọng nói của bạn luôn rõ ràng ngay cả khi bạn họp hành trực tuyến ở nơi ồn ào náo nhiệt.
Gần đây, NVIDIA còn ra mắt mô hình ngôn ngữ ChatRTX cho phép người dùng huấn luyện tại chỗ bằng những dữ liệu của riêng mình, tận dụng khả năng tạo tăng cường truy xuất (RAG), TensorRT-LLM và khả năng tăng tốc RTX, bạn có thể truy vấn một chatbot tùy chỉnh để nhanh chóng nhận được câu trả lời phù hợp với ngữ cảnh.
Do hoạt động hoàn toàn trên thiết bị của bạn nên mô hình ngôn ngữ này hoạt động nhanh chóng hơn các dịch vụ mạng đám mây, nhưng đổi lại, bạn sẽ cần đến sức mạnh AI đáng kể để máy có thể học và phản hồi nhanh chóng các chỉ lệnh của bạn, từ tìm kiếm phim ảnh, tìm kiếm các đoạn trong tài liệu, hay nhận diện ngôn ngữ hoàn toàn trên máy bạn để tăng cường tính bảo mật.
Ngoài ra, NVIDIA cũng đã phát triển hệ sinh thái RTX AI với một lượng lớn các mô hình nguồn mở chất lượng cao để các nhà phát triển ứng dụng tận dụng, nhưng hầu hết đều được huấn luyện trước cho các mục đích chung và được xây dựng để chạy trong trung tâm dữ liệu.
Giờ đây, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ AI cho PC RTX thông qua các môi trường có thể mở rộng, tối ưu hóa phần cứng và phần mềm và các API mới.
Không chỉ giới hạn trong các ứng dụng AI do NVIDIA phát triển, các dòng card đồ hoạ GeForce RTX còn tăng tốc đáng kể cho hầu hết các tác vụ AI trên thị trường hiện nay, giúp đem sức mạnh AI đến cho người dùng chuyên nghiệp, tăng cường chất lượng công việc và tăng năng suất.
Một trong những ứng dụng không thể thiếu cho nhiều người dùng sáng tạo nội dung là Stable Diffusion với khả năng vẽ hay làm các video ý tưởng để người dùng có thể thao tác chuyên sâu hơn giờ đây có thể hoạt động nhanh hơn đến 60% so với thế hệ trước, và đạt tốc độ nhanh hơn đến 7 lần so với vận hành trên các mẫu Macbook Pro sử dụng chip xử lý Apple Silicon M3 Max.
Các nhá phát triển ứng dụng sáng tạo hàng đầu thị trường hiện nay như Adobe hay Epic Games với Ureal Engine 5 đều không ngừng cho ra mắt các bản cập nhật tích hợp các tính năng AI vào trong ứng dụng, giúp người dùng có nhiều cách hơn để sáng tạo nội dung.
Lời kết
Về tổng thể, trong giai đoạn bùng nổ của các mô hình và công nghệ AI hiện nay, bạn cần phải nắm được sức mạnh AI để đương đầu với xu hướng phát triển hiện tại và tương lai.
Có thể nói, sở hữu một hệ thống laptop hay PC với giải pháp đồ hoạ NVIDIA GeForce RTX là sự chuẩn bị sẵn sàng nhất cho người dùng chuyên nghiệp cho một tương lai AI đầy màu sắc.
Tham gia Ngày hội RTX AI PC Day của NVIDIA
NVIDIA Viêt Nam tổ chức Ngày hội RTX AI PC Day tại TP. HCM vào ngày 26/10/2024 tới đây. Tại sự kiện này NVIDIA cùng các nhãn hàng ACER, ASUS, MSI, COLORFUL, HP, GIGABYTE, INNO3D, PNY, ZOTAC sẽ trình diễn live demo các ứng dụng AI trên các dòng PC đời mới nhất.
Vietgame.asia sẽ đem đến cho bạn đọc những tin tức mới nhất trong thời gian tới.