BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]au 3 vấn đề được Vietgame.asia đề cập trong kỳ đầu tiên, chúng ta hướng đến 4 vấn đề cũng như xu hướng nổi cộm còn lại, được Vietgame.asia cho là nổi bật nhất trong năm 2014 vừa qua.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
Những sự kiện “hao tốn giấy mực” trong năm 2014
7 sự kiện nổi bật nhất của làng game năm 2014 (kỳ 1)
7 sự kiện nổi bật nhất của làng game năm 2014 (kỳ 2)
[/su_service][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]4. QUÁ NHIỀU GAME BỊ TRÌ HOÃN VÀ LÀM LẠI[/su_heading]Tất nhiên, khi chơi phải nhiều tựa game chưa hoàn chỉnh và đầy lỗi khó chịu như đã đề cập ở kì trước, nhiều người đã tự hỏi rằng tại sao nhà phát hành lại không kiểm tra thật kỹ sản phẩm của mình trước khi tung ra để hạn chế các trường hợp đó.
Và đó lại chính là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều cái tên đình đám dự kiến sẽ ra mắt vào 2014 đã bị dời lại sang năm, khiến năm 2014 lại trở nên khá nhàm chán đối với những ai mê game.
Nếu như vào đầu năm 2014, người chơi ai cũng trông đợi thời điểm cuối năm mau đến, bởi đó là thời điểm hấp dẫn nhất với hàng loạt các tựa game hấp dẫn sẽ ra mắt vào dịp Giáng sinh 2014. Nhưng lần lượt, từng cái tên một, như The Witcher 3: Wild Hunt, The Order:1886, Batman: Arkham Knight, The Division, Mad Max, Dying Light, Battlefield: Hardline lại “thất hứa” với họ khi quyết định dời sang 2015.[su_quote]Chất lượng và độ thử thách của các tựa game mới trong năm 2014, tổng quan không còn được hấp dẫn như những năm về trước.[/su_quote]Không chỉ thế, năm 2014 cũng được coi là năm đánh dấu sự xuất hiện đông đảo của các tựa game làm lại với những cải tiến về hình ảnh và lối chơi.Hẳn nhiên nhiều game thủ sẽ thấy háo hức khi được trải nghiệm lại những tựa game cũ như Final Fantasy X/X-2, Grand Theft Auto V, The Last of Us, Metro 2033 và Last Light, dòng game Halo,… trong năm 2014, hay Final Fantasy Type-0, Resident Evil, Devil May Cry 4, DmC,… vào 2015 với chất lượng hình ảnh hứa hẹn đẹp hơn.
Nhưng điều đó cũng tạo nên một cảm giác là thị trường phát triển các tựa game AAA đang dần bão hòa, khi các nhà phát hành chỉ tập trung vào mục tiêu doanh thu, mà không còn quan tâm đến chất lượng sáng tạo của sản phẩm như trước.
Chất lượng và độ thử thách của các tựa game mới trong năm 2014, tổng quan không còn được hấp dẫn như những năm về trước. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]5. PS4 GIỮ KỶ LỤC 10 THÁNG “BẤT BẠI” TẠI MỸ[/su_heading] “Đại chiến Console” thế hệ thứ 8 đã chính thức bắt đầu được hơn 1 năm nay, sau sự ra mắt của Xbox One và PS4 vào cuối năm 2013.
Thế nhưng, có vẻ PS4 đang là người chiếm được ưu thế, khi mà theo bản cáo cáo từ tổ chức độc lập NPD, trong 10 tháng liên tiếp tính từ đầu năm, doanh số bán ra của PS4 ở mỗi tháng luôn cao hơn Xbox One. Mãi đến tháng 11, Xbox One mới có cơ hội “chiến thắng” lần đầu tiên.Sở dĩ có được điều đó, nguyên nhân được NPD lý giải nhờ vào sự tận dụng thời cơ đúng đắn của Microsoft trong kì nghỉ lễ Tạ ơn, để giảm 50 USD cho giá máy bán ra trong đợt khuyến mãi Black Friday và Cyber Monday.
Cùng với đó là việc Microsoft tung ra những gói máy Xbox One kèm với những tựa game đình đám trong khoảng thời gian trên.[su_quote]Theo bản cáo cáo từ tổ chức độc lập NPD, trong 10 tháng liên tiếp tính từ đầu năm, doanh số bán ra của PS4 ở mỗi tháng luôn cao hơn Xbox One[/su_quote]Tất nhiên, NPD không đưa ra số liệu chính xác, và Microsoft lẫn Sony đều đã ngưng công bố doanh số máy bán ra trong các bản báo cáo tài chính từ lâu. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể dự đoán cả hai hệ máy này vẫn đang đi những bước tiến vững chắc như hai đàn anh PS3 và Xbox 360 như trước.
Thế nhưng, cả PS4 và Xbox One đều phải nỗ lực hết mình trong những năm tiếp theo, mới mong “lật đổ” được “ngai vương” PS2 trong truyền thuyết, với hơn 155 triệu máy bán ra toàn cầu.
Trong khi đó, Nintendo khá im ắng trước các đối thủ của mình.
Tính từ thời điểm ra mắt cuối năm 2012 đến tháng 10/2014, Wii U chỉ mới bán được 7,29 triệu máy trên thế giới. Con số này có lẽ còn khá lâu mới mong vượt qua được đàn anh Wii, với hơn 101 triệu máy bán ra, “đè bẹp” hoàn toàn PS3 và Xbox 360. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]6. GAMERGATE ĐẢ KÍCH QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI[/su_heading]Thuật ngữ Gamergate lần đầu xuất hiện vào tháng 8/2014, nhằm ám chỉ các hành vi phân biệt đối xử, quấy rối, đe dọa hãm hiếp, tấn công nhằm vào những phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp game.
Sự việc bắt từ khi Zoe Quinn, người bị bạn trai cũ tố cáo đã có những hành vị “tình cảm” đối với Nathan Grayson – người viết bài cộng tác cho trang tin về game Kotaku, nhằm có được những bài viết đánh giá tích cực về tựa game Depression Quest, dù chất lượng của nó chỉ ở mức bình thường.
Hậu quả của việc rò rỉ trên dẫn đến những cuộc đả kích có hệ thống, từ những kẻ phân biệt quyền bình đẳng giới, nhắm vào Quinn với những đoạn phim đe dọa tấn công, hãm hiếp cô. Vụ việc sau đó lan rộng đến những người phụ nữ khác làm việc trong ngành công nghiệp game như nữ lập trình viên Brianna Wu, nhà bình luận Anita Sarkeesian, vì đã lên tiếng chống lại các hành vi đáng lên án trên.[su_quote] Gamergate cho đến nay vẫn được nhiều game thủ cùng các nhà phát triển game nổi tiếng nhận xét là những hoạt động vô ích[/su_quote]Từ khóa #gamergate cũng nhanh chóng xuất hiện, nhằm nhấn mạnh các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề trên giữa 2 phe trong cuộc chiến bình đẳng giới. Cho đến nay, sự việc vẫn còn tiếp diễn với các cuộc thảo luận phức tạp cả trên bàn “nhậu” và lẫn trên mạng diễn đàn, dù trên thực tế, game hoàn toàn không phải là lý do để xảy ra các sự việc trên.
Vậy nên, Gamergate cho đến nay vẫn được nhiều game thủ cùng các nhà phát triển game nổi tiếng nhận xét là những hoạt động vô ích. Dù vậy, đó vẫn là một vết nhơ trong lịch sử làng game thế giới. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]7. SỰ TRỖI DẬY CỦA PHONG TRÀO “STREAM” GAME TRỰC TIẾP TRÊN YOUTUBE VÀ TWITCH[/su_heading]Tại sao lại nhắc đến hai cái tên này? Đơn giản vì đây chính là hai website tiêu biểu để mọi game thủ có thể thực hiện các đoạn phim “Cùng chơi” (Let’s Play), xoay về trải nghiệm của họ về một tựa game nào đó và chia sẻ với mọi người.
Đây cũng là một cách để một số game thủ có thể nhanh chóng được nổi tiếng và thu về lợi nhuận, nếu như họ có quyết tậm và mục tiêu đúng hướng.
Là một trong những người đi tiên phong, PewDiePie (tên thật là Felix Kjellberg) cho đến nay đã được xem là nhà bình luận game nổi tiếng nhất trên Youtube, bởi các đoạn phim mà anh thực hiện đều thể hiện được sự hài hước cao nhưng lại lột tả được điểm thú vị của trò chơi mà anh đang chơi thử.
Được biết, chỉ riêng năm 2014, PewDiePie đã thu về hơn 4 triệu USD tiền quảng cáo từ Youtube.Ngoài ra, không thể không nhắc đến TotalBiscuit, người thắng giải thưởng Trending Gamer (Game thủ tạo ra xu hướng tốt nhất) trong TGA 2014.
Vì thế, các nhà phát hành game cũng đang dần để ý đến kênh thông tin mới mẻ này, vì nó rất thú vị, trái ngược với các trang game viết đánh giá cổ điển dày đặc chữ.
Nhu cầu của game thủ cũng ngày một khó tính hơn, vì họ muốn được xem những trải nghiệm thực tế để có quyết định mua game hay không. Điều này khiến các đoạn phim Let’s Play ngày càng phổ biến, đi kèm với các dịch vụ phát sóng trực tiếp của Youtube và Twitch.
Thậm chí, ngay cả Steam – dịch vụ bán lẻ game trực tuyến hàng đầu thế giới, cũng đã để mắt đến mảnh đất màu mỡ này.[su_quote]Các nhà phát hành game cũng đang dẫn để ý đến kênh thông tin mới mẻ này, vì nó rất thú vị, trái ngược với các trang viết đánh giá cổ điển dày đặc chữ[/su_quote] [su_divider] Như vậy, Vietgame.asia đã điểm xong 7 vấn đề “nổi cộm” và nhận được sự quan tâm của cộng đồng game thủ thế giới trong năm 2014 vừa qua. Đây sẽ là điểm kết thúc, và là nơi để bắt đầu một năm 2015 hào hứng, với nhiều điều mới mẻ để chờ đợi, như những tựa game mới, những công nghệ mới,…
Còn bạn, bạn chờ đón điều gì trong năm 2015? Hãy cùng chia sẻ với Vietgame.asia nhé.