Skip to content

Phân loại nhân vật trong “Ultra Street Fighter IV” (Kỳ 2)

[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ham khảo xong kỳ thứ nhất của loạt bài “Phân loại nhân vật trong Ultra Street Fighter IV“, hẳn là những người mới, hay các hảo thủ cũng đã nắm rõ được tương đối về lối tư duy chiến thuật của ba lớp nhân vật như đã được đề cập gồm Zoner – những bậc thầy về điều khiển khoảng cách, Grappler – những đô vật mạnh mẽ cùng Turtle – những “pháo đài di động” thứ thiệt.

Vietgame.Asia xin tiếp tục giới thiệu với độc giả đôi nét về ba lớp nhân vật còn lại đã góp phần tạo ra lối chơi thiên biến vạn hóa trong Ultra Street Fighter IV, gồm Divekicker, Footsie-heavy và Vortex-based.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]

Phân Loại nhân vật trong “Ultra Street Fighter IV (Kỳ 1)”

Phân Loại nhân vật trong “Ultra Street Fighter IV (Kỳ 2)”

Sơ nhập tân thủ với những khái niệm cơ bản của “Ultra Street Fighter IV”

“Street Fighter” – Đấu trường vinh quang

Ultra Street Fighter IV

Yoshinori Ono và những dự định “Street Fighter” tương lai

[/su_service][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]DIVEKICKER[/su_heading]

Thế nào là “divekicker”?Không có bất kì nghi ngờ gì rằng, Divekicker là những đấu sĩ với hỏa lực tấn công mạnh mẽ nhất Ultra Street Fighter IV. Các Divekicker có nhiều chiêu bài tấn công có thể trộn lẫn và biến hóa, cùng các đòn tóm đa dạng khiến đối thủ rất khó lường!

Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các đấu sĩ hệ này là họ đều có một chiêu gọi là “divekick” – dịch nôm na là đá chéo thẳng từ trên xuống. Tuy gọi là divekick, nhưng phương hướng của chúng nhiều lúc cũng thay đổi, như của Adon và Makoto là đá theo hình vòng cung cong xuống…

Divekick có công dụng thay đổi quĩ đạo nhảy của nhân vật. Chính vì sự tồn tại của các chiêu divekick, mà chỉ có các đấu sĩ thuộc hệ Divekicker mới có thể gần như không hề sợ các chiêu “anti-air” (chống nhảy) của đối thủ.

Bởi khi họ nhảy vào, đối phương sẽ luôn phải đoán xem Divekicker sử dụng quỹ đạo nào? Có dùng các chiêu divekick của họ hay không? Mà các chiêu “phòng không” chỉ chống được một hay hai quỹ đạo nhất định mà thôi.[su_quote]Các Divekicker có nhiều chiêu bài tấn công có thể trộn lẫn và biến hóa, cùng các đòn tóm đa dạng khiến đối thủ rất khó lường![/su_quote]

LỜI KHUYÊN

  • Adon: Gamerbee

  • Rufus: Justin Wong, Ricky Ortiz, Inco

  • Makoto: Haitani, Vryu, Master Bloothy4, Meu

  • Cammy: Alioune, Kbrad, Chi-rithy, Xiao Hai

  • Decapre: NuckleDu

  • Juri: Yossan, ASAP Rabitto

  • Yang: Nemo, Mago

  • Yun: Kazunoko, MMG Julio, Cuongster

Các Divekicker đều có các bài tấn công cụ thể rất khác nhau, nên các bạn khi chọn Divekicker nào thì hãy tìm cách học hỏi những ai chuyên chơi Divekicker đó.

Có thể tìm kiếm những người ngay trong cộng đồng Street Fighter Việt Nam hoặc thế giới. Các game thủ có tiếng cho các Divekicker:

Divekicker yếu với: Grappler và Turtle.

Divekicker mạnh với: Zoner, Footsie, và Vortex.

Divekicker là lớp nhân vật phổ biến nhất dòng game Street Fighter, mà đặc trưng nhất trong phiên bản USF4 là Yun. Xuất thân từ game  Street Fighter 3: Third Strike (3S), nhân vật này có lối đánh chú trọng nhiều vào tấn công hoa mĩ, nhanh nhẹn và biến hóa khôn lường. Bù lại, thanh máu của Yun lại khá “mỏng”, thuộc hạng có máu yếu thứ nhì game (900HP), chỉ hơn được Seth và Akuma (cùng là 850HP).

Vì thế, tấn công chính là cách phòng thủ hiệu quả nhất. Một Yun, hay Divekicker tốt sẽ liên tục di chuyển, tận dụng điểm mạnh của mình, vừa để gây hoang mang cho đối thủ vừa để tránh các chiêu có thể “zone” (phòng xa khoảng cách) hoặc tạo sức ép lên cho mình.

Các Divekicker đều có những chiêu có thể áp sát đối thủ rất nhanh, dù các chiêu này khá “hở” (Makoto có EX Hayata; Yun có EX Lunge Punch; Adon có Jaguar Tooth, v.v..), bởi khoảng cách lí tưởng cho mọi Divekicker đều là cận chiến gần (với ngoại lệ là Juri với lối đánh khá toàn diện có thể đánh tốt ở cả tầm trung lẫn tầm xa).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]FOOTSIE HEAVY[/su_heading]

Thế nào là “footsie-heavy”?Dù từ foot trong “footsie” có nghĩa là “chân”, nhưng cả cụm từ footsie nói chung không ám chỉ các chiêu thức dùng chân. Footsie được sử dụng để chỉ những nhân vật có các chiêu thức giúp họ chiếm lợi thế dưới mặt đất, nơi mà hai chân của đối thủ tiếp xúc.

Nhân vật nào cũng có những chiêu footsie nhất định, bởi chiến đấu dưới mặt đất là một phần lớn của game (trừ phi cả hai đấu sĩ đều là Divekicker). Nhân vật nào cũng phải sử dụng footsie, nhưng với các đấu sĩ hệ Footsie-heavy, footsie là con đường sống còn, là sợi chỉ nắm giữ vận mệnh – thành ở footsie, bại cũng ở footsie. Các Footsie-heavy đều không giỏi không chiến và cũng không thực sự giỏi phòng ngự.

Cùng với Zoner, Footsie-heavy chiếm số đông các đấu sĩ của game Ultra Street Fighter IV.[su_quote]Footsie được sử dụng để chiếm lợi thế dưới mặt đất, nơi mà hai chân của đối thủ tiếp xúc. Nhân vật nào cũng có những chiêu footsie nhất định, bởi chiến đấu dưới mặt đất là một phần lớn của game[/su_quote]

Footsie yếu với: Divekicker.

Footsie mạnh với: Grappler và TurtleFootsie là các chiêu thức có sức sát thương không cao nhưng lại có cự ly rất tốt để tùy ý đưa ra – thu về, nhanh gọn mà an toàn. Đôi lúc, bạn cũng có thể sử dụng chúng liên tục một cách thoải mái mà không sợ rủi ro cao.

Với hệ Footsie-heavy, các chiêu này vừa là công cụ tấn công chủ yếu vừa là công cụ phòng ngự chính. Dùng các footsie an toàn để áp đặt thế trận. Bởi khi đánh trúng đối thủ, bạn sẽ có thể nối tiếp đòn footsie thành một chuỗi combo khác.

Nếu đánh không trúng hoặc bị đỡ, bạn lại thu chiêu về chờ cơ hội khác. Đây cũng là công cụ để bạn “keep away” – thiết lập khoảng cách với đối thủ, làm họ sợ sệt khi bước vào phạm vi dính chiêu footsie mà không dám lại gần.

Để phục vụ cho việc phòng ngự, dĩ nhiên các Footsie-heavy thường phải cực kì cảnh giác với các tình huống nhảy vào và các chiêu divekick đến từ các nhân vật thuộc hệ Divekicker.

LỜI KHUYÊNHãy dạy cho đối thủ biết rằng mặt đất là chiến địa của bạn, để đối thủ sợ hãi mà không muốn áp sát. Theo đó, hãy đảm bảo rằng bạn “phòng không” thật tốt sao cho đối thủ không dám nhảy vào để chiếm thế thượng phong.

Các chiêu phòng không của Footsie-heavy thường có sức sát thương kém, không vào đòn combo liên hoàn được (trừ Ken và Fei Long) nhưng có lợi thế là tầm đánh cao cũng khá hiệu quả!

Khi đối thủ đã tôn trọng được “zone” – vùng của bạn, hãy bắt đầu tiến tới và gây sức ép chính bằng những chiêu footsie đầy khó chịu.

Một phẩm chất tối quan trọng với người chơi các nhân vật có tố chất Footsie-heavy đó là phản xạ tốt, có thể thấy chiêu footsie của mình “dính” hay “không dính” trước đối thủ để lựa chọn combo hoặc không.

Nếu combo nhầm, bạn sẽ bị hở và đánh mất “vùng an toàn”. Bậc thầy về footsie nói chung và hệ Footsie-heavy nói riêng để bạn học tập đó là Momochi, đương kim vô địch giải đấu danh giá Capcom Cup 2014.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]VORTEX-BASED[/su_heading]

Thế nào là “vortex-based”?“Vortex” lại là một thuật ngữ khá hay ho nữa của Ultra Street Fighter IV. Trong tiếng Anh, “vortex” tức là cơn lốc xoáy – một khi bạn đã dính vào, bạn không thể thoát ra.

Trong Ultra Street Fighter IV, “vortex” ám chỉ một loại cạm bẫy knock-down (tức bị đánh nằm liệt xuống đất trong khoảng thời gian ngắn) chuyên được dùng bởi các nhân vật thuộc hệ này.

Khi bạn đã bị knock-down, đấu sĩ Vortex-based sẽ có những cạm bẫy (set-up) được dựng lên để gây áp lực ngay khi bạn mới đứng dậy, với khả năng ít nhất 50% (bạn sẽ phải đoán xem đối thủ làm gì trong hai khả năng) là sẽ khiến bạn lại bị knock-down lần nữa, và thế là vòng xoáy này cứ tiếp diễn cho đến khi bạn chết.

Hệ Vortex-based vừa mạnh lại vừa yếu với các Turtle, bởi các Turtle có thể làm rất tốt nhiệm vụ giữ Vortex-based ở cự ly an toàn và tránh bị knock-down; nhưng một khi Turtle đã bị knock-down, họ lại có rất ít công cụ có thể thoát được các bẫy vortex.

LỜI KHUYÊNHãy tìm mọi cách knock-down đối thủ. Khi đối thủ đã đo sàn, bạn hãy chuyển sang “cân não” bằng những lựa chọn về đòn thế mà đối thủ không thể ngờ tới!

Hãy tận dụng kĩ năng bạn học được trong trò chơi “oẳn tù tì” quen thuộc, hay khi bạn là những người sút penalty tốt trong game đá bóng. Khiến đối thủ phải thật đau đầu để đoán xem bạn sẽ đánh như thế nào. Vortex-based và các set-up vortex là độc đáo chỉ có ở Ultra Street Fighter IV, vì thế hãy vui vẻ mà tận dụng dụng nó.

Bạn có thể tham khảo và lấy nguồn cảm hứng từ những đấu sĩ Vortex bậc thầy (tất cả đều là người châu Á) đó là Infiltration và Tokido (Akuma), Sako (Ibuki), Poongko (Seth), Jayce the Ace (C. Viper) và Xian (Gen).review_off_ultraSFIV_09[su_quote]Trong Ultra Street Fighter IV, “vortex” ám chỉ một loại cạm bẫy knock-down[/su_quote]

Vortex yếu với: Turtle và Divekicker.

Vortex mạnh với: Turtle và Zoner.Các đấu sĩ hệ này có hai vũ khí tối quan trọng: một là các bài vortex khiến đối thủ đoán già đoán non, hai là các chiêu có thể khiến đối thủ bị knock-down.

Có thể kể đến như chiêu ngồi rồi nhấn Heavy Kick của Akuma là chiêu knock-down lợi hại nhất game, vừa ra nhanh có cự ly xa như một chiêu footsie, lại vừa gây được knock-down. Về vortex thì mỗi nhân vật hệ này lại có những công cụ, những set-up khác nhau.

Phần lớn những vortex là chuyên cross-up (nhảy vào từ trên cao xuống với đòn tấn công có thể là từ phía sau, có thể là từ phía trước), bắt đối thủ đoán trước hay sau, sử dụng bởi Gen, C.Viper, Ibuki. Akuma sử dụng những vortex phối hợp giữa các đòn trên – dưới; còn Seth thì là vortex đánh (đỡ được nhưng không tránh được) hay vật (không đỡ được nhưng tránh được).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Sau khi đã chọn nhân vật yêu thích để sử dụng, các game thủ phải luôn biết rõ nhân vật của mình chơi như thế nào, và tác giả bài viết mong rằng kiến thức về hệ thống phân loại trên đây sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Vietgame.asia chúc các bạn may mắn và tìm được niềm vui từ game Ultra Street Fighter IV!

Tác giả