BÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ
[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong bài viết đầu tiên của loạt bài “Monster Hunter Binh khí phổ“, hẳn bạn đọc Vietgame.asia đã có dịp làm quen với 5 loại vũ khí cận chiến đầu tiên – mỗi loại mỗi vẻ rồi chứ?
Có những kiến thức sai lệch do thiếu thông tin, hoặc do “bé cái nhầm” từ ấn tượng ban đầu – mà cũng có những cái không hẳn là sai, mà chỉ đơn thuần là hơi bị “non” mà thôi. Đây là những chuyện quá bình thường khi mà thế giới Monster Hunter quá rộng lớn, trong khi thợ săn chúng ta quá yếu ớt.
Kỳ 2 của loạt bài này, Vietgame.asia sẽ giới thiệu tiếp tục 4 loại vũ khí nằm ở khu vực “giao thoa” của hai phạm trù “cổ điển” và “tân tiến”. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để kho tài liệu về Monster Hunter ngày càng phong phú thêm.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
Monster Hunter “Binh khí phổ” – Những bí mật ghê người (kỳ I)
Monster Hunter “Binh khí phổ” – Những bí mật ghê người (kỳ II)
Monster Hunter “Binh khí phổ” – Những bí mật ghê người (kỳ III)
[/su_service]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]HUNTING HORN[/su_heading]
Cùng tề danh với Hammer là hai thứ vũ khí duy nhất trong Monster Hunter có khả năng gây sát thương Impact mặc định, thế nhưng số phận của Hunting Horn có vẻ hẩm hiu hơn nhiều so với vinh quang chói lọi của người anh em Hammer.
Nguyên nhân đến từ sự hiểu lầm tai hại của rất nhiều thợ săn, khi cho rằng Hunting Horn chỉ là một thứ vũ khí để hỗ trợ tổ đội – và ở cái xứ sở mà ai cũng muốn làm nhân vật chính, muốn tỏa sáng thì làm gì có ai chịu “hy sinh” cầm Hunting Horn?
Xin thưa rằng, tư tưởng như trên là một sai lầm to bằng lỗ đen vũ trụ, khi Hunting Horn về bản chất chính là một thứ vũ khí “bá đạo” hàng nhất nhì của dòng Monster Hunter.
Sở hữu khả năng “buff” (cường hóa) độc nhất vô nhị trong game, Hunting Horn có thể cường hóa cho bản thân người dùng và cả tổ đội theo nhiều hình thức: tăng sát thương vật lý lên hàng “thiên văn”, tăng khả năng phòng ngự, hồi máu toàn nhóm, “buff” kháng âm thanh/ kháng gió/ kháng độc…Bản thân người sử dụng Hunting Horn lại được “kế thừa” hai loại “buff” vô đối mà bất kỳ vũ khí nào cũng “thèm nhỏ dãi”: Mind’s Eye (ESP, Fencing…) với năng lực đánh vào bất kỳ chỗ cứng nào cũng không bị dội vũ khí ra, cho phép K.O những con quái “cứng đầu” nhất game và năng lực di chuyển cực nhanh, kể cả khi đang cầm vũ khí.
Bản thân Hunting Horn cũng là một trong số các vũ khí sở hữu sát thương cao nhất Monster Hunter, với tốc độ đánh khá nhanh. Có thể hình dung Hunting Horn như một cây Hammer có tầm đánh xa hơn và tốc độ cao hơn, bù lại với việc có các combo hơi “tréo ngoe” một chút.
[su_quote]Có thể hình dung Hunting Horn như một cây Hammer có tầm đánh xa hơn và tốc độ cao hơn, bù lại với việc có các combo hơi “tréo ngoe” một chút[/su_quote]
Ngoài ra, Hunting Horn lại còn có khả năng rút Stamina của quái cực nhanh, dù không phải đánh vào đầu – khiến nó trở thành một thứ vũ khí công – phòng – hỗ trợ kinh khủng nhất, có phần “phá” game rất ghê gớm.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LANCE[/su_heading]
Cũng là một trong số những món vũ khí có mặt từ đầu dòng game Monster Hunter đến nay, Lance có thể xem là loại vũ khí nguyên thủy nhất khi nó ít có thay đổi gì, dù đã qua khá nhiều phiên bản.
Ấn tượng đầu tiên về Lance của nhiều người hẳn là sự chậm chạp, lù đù, nhưng đổi lại là khả năng phòng thủ kín kẽ như một pháo đài di động. Rất tiếc, ấn tượng này với dân chuyên dùng Lance lại quay ngoắc 180 độ – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Lance là một trong số rất ít các loại vũ khí có năng lực di chuyển cơ động cực cao, với hai khả năng Shield Charge (lao tới trước, che khiên trước mặt) và Joust (lấy đà, chạy tới đâm thương phía trước). Miễn duy trì được vấn đề Stamina thì có thể xem như Lance là thứ vũ khí có năng lực di chuyển xa nhất trong thời gian ngắn nhất.
Đặc biệt với phiên bản Monster Hunter 3 Ultimate với chế độ thủy chiến, thì năng lực Joust của Lance có thể xem như một món quà bằng vàng, khi có thể bức phá khỏi giới hạn sức cản của nước.
[su_quote]Với tốc độ đánh rất nhanh, cùng các góc độ ngang/ chéo rất dễ nhắm vào điểm yếu của quái, Lance dễ dàng nằm trong “top” các vũ khí thuần công đáng sợ nhất của Monster Hunter[/su_quote]
Ngoài ra, tuy sở hữu chiếc khiên với lực đỡ nhất nhì Monster Hunter, “éo le” thay các cao thủ dùng Lance lại không bao giờ đỡ. Thay vào đó, họ dùng khả năng nhảy lùi (Backhop) và bước ngang (Sidestep) vốn cũng kích hoạt 0.2 giây bất tử để tránh né.
Thật vậy, với các hảo thủ dùng Lance thì chỉ cần một bước nhảy nhẹ nhàng là họ có thể tránh khỏi tất cả các đòn đánh của bọn quái trong game, dù mạnh mẽ tới đâu – và vẫn duy trì được góc độ để tấn công – phản đòn ngay tức khắc.
Tuy chỉ số sát thương của Lance khá là khiêm tốn, nhưng đổi lại với tốc độ đánh rất nhanh, cùng các góc độ ngang/ chéo rất dễ nhắm vào điểm yếu của quái, Lance dễ dàng nằm trong “top” các vũ khí thuần công đáng sợ nhất của Monster Hunter.
Với combo dễ hiểu, có thể ngắt bất kỳ lúc nào để né, thật sự không có gì khó để có thể duy trì nhịp tấn công liên tục và “man rợ” của Lance cả.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GUNLANCE[/su_heading]
Là một trong nhóm các vũ khí mới góp mặt gần đây, Gunlance thật sự có nhiều điểm tương đồng và thậm chí nổi trội, đủ sức làm lu mờ ánh hào quang của người anh em Lance của mình.
Đúng như cái tên nói lên tất cả, Gunlance chính là một phiên bản Lance có thể… bắn, dù chỉ ở cự ly rất gần. Chính nhờ những phát đạn “chát chúa” với khả năng sát thương xuyên giáp, các hiệu ứng đạn nổ hoành tráng, tư thế nạp đạn cực “ngầu”, mà Gunlance được rất nhiều người ưa thích.
Có 3 loại Gunlance khác nhau: 2 viên (Wide), 3 viên (Long) và 5 viên (Normal) – và về cơ bản thì mỗi loại có một lối đánh hoàn toàn khác nhau.
Wide có cơ số đạn ít nhưng bù lại sát thương Charge cực mạnh, nên người dùng Wide chủ yếu là combo đâm và dùng Charge để nối combo.
Normal thì ngược lại, có cơ số đạn nhiều nhất mà cũng yếu nhất, nên lối chơi của Normal chủ yếu xoay quanh việc nối combo đâm để sử dụng chiêu đập thương xuống, Burst toàn bộ cơ số đạn ra ngoài.Sau cùng, Long dung hòa ưu điểm của 2 loại trên lại, và cũng sở hữu sát thương Wyvern Fire cao nhất, nên cũng có lối đánh biến hóa nhất. Và thật “éo le” thay, tương tự như Lance, Gunlance cũng có nhiều điểm khiến người ta phải hiểu lầm – hay có thể hiểu là nếu ở đẳng cấp “cao thủ”, người ta sẽ có một lối chơi Gunlance hoàn toàn khác.
Trước nhất, tương tự như Lance, tuy có chiếc khiên rất vững nhưng người chơi Gunlance vẫn dùng Backhop và Sidestep để né đòn là chính, chứ không đỡ. Kế tiếp, những phát bắn nhìn có vẻ rất ngầu, nhưng lại “bào” độ bền vũ khí rất nhanh và tạo nhiều động tác thừa, dễ khiến người chơi sơ hở. Do đó, cao thủ Gunlance có lối đánh tương tự như Lance, nghĩa là đâm chọc – nhảy né là chính chứ rất ít khi bắn.
Ngoài ra, tuy không có được khả năng Joust như Lance, nhưng xét về mức độ cơ động thì Gunlance chỉ có hơn chứ không kém. Đầu tiên phải nói đến tuyệt chiêu chạy tới – chọc của Gunlance, nó có cự ly xa đến nỗi thậm chí có thể sử dụng để né khỏi đường tấn công của một con quái, và cũng rất thích hợp để tiếp cận và rút ngắn khoảng cách.
Kế tiếp, tuy không có khả năng “nối” những cú Backhop và Sidestep liên tục như Lance, nhưng cú Backhop của Gunlance có độ dài gần gấp đôi, khiến cho việc duy trì khoảng cách để lấy góc đánh là cực kỳ tiện lợi.
[su_quote]Cao thủ Gunlance có lối đánh tương tự như Lance, nghĩa là đâm chọc – nhảy né là chính chứ rất ít khi bắn[/su_quote]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]SWITCH AXE[/su_heading]
Cũng là một loại vũ khí chỉ mới có mặt trong các phiên bản gần đây, Switch Axe là một loại vũ khí rất thú vị với đặc tính “có một không hai” (ít ra là cho đến bản 4, khi Charge Blade ra đời): có thể chuyển đổi linh hoạt giữa 2 dạng vũ khí hoàn toàn khác biệt nhau.
Ở dạng Axe (rìu), Switch Axe có tầm đánh xa hơn và khả năng di chuyển linh hoạt hơn. Còn ở dạng Blade (kiếm), Switch Axe có sát thương hoặc hiệu lực tăng đáng kể (tùy loại Phial), tốc độ đánh nhanh hơn, và tích hợp khả năng đánh xuyên giáp (Mind’s Eye/ ESP/ Fencing…).
Tuy vậy, dạng Blade không thể duy trì lâu, do khi tấn công nó sẽ tiêu tốn thanh Phial. Khi dùng hết thì phải đổi qua dạng Axe và “nạp” lại – và đây chính là thời khắc khiến Switch Axe sơ hở nhiều nhất.
Vì vậy, người sử dụng Switch Axe giỏi là phải biết chuyển đổi linh hoạt giữa hai dạng, và tận dụng hết đặc tính của cả hai dạng chứ không thiên riêng về dạng nào cả.
Tùy loại Phial khác nhau mà các thanh Switch Axe sẽ có thuộc tính khác nhau khi ở dạng Blade – và thường là Switch Axe loại Power Phial là được ưa chuộng nhất, do sát thương vật lý mạnh kinh dị của nó.
[su_quote]Switch Axe có khả năng đánh không chiến cực tốt, khi có thể chém rụng bất kỳ con quái đang bay nào, hoặc đốn chân những con quái chân dài do khả năng chém trúng cả hai chân cùng lúc[/su_quote]
Đòn thế của Switch Axe có thể nói là cực kỳ đơn giản, khi chỉ bao gồm chủ yếu là hai chiêu bổ xuống và chém ngang.
Do đó, chính nhờ đặc tính kỳ lạ này mà Switch Axe có khả năng đánh không chiến cực tốt, khi có thể chém rụng bất kỳ con quái đang bay nào, hoặc đốn chân những con quái chân dài do khả năng chém trúng cả hai chân cùng lúc.
Nhờ vào tầm đánh xa và sát thương cao, Switch Axe cũng là vũ khí lý tưởng để cắt đuôi hầu hết quái vật trong Monster Hunter.
Tuyệt chiêu cuối “bá đạo” nhất của Switch Axe là Elemental Discharge, khi đó người chơi sẽ “gồng” hết thanh Phial vào một đòn duy nhất, khiến thanh Switch Axe rung lên bần bật, xoáy sâu vào cơ thể con quái và kết thúc bằng một cú nổ uy lực kinh người.
Tuy vậy, do thời gian thi triển quá lâu, “hậu quả” giật người làm sơ hở nhiều, và phá hoại đồng đội rất ghê gớm, nên đa số thợ săn đều không mấy khi dùng chiêu này – trừ phi lúc con quái đang té ngã và không có ai đứng gần đó.
[su_divider]