BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC CAPCOM HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]ếu như bạn hỏi những người hâm mộ của Devil May Cry về suy nghĩ của họ đối với loạt game vào năm ngoái, ắt hẳn đa số câu trả lời sẽ là: “Devil May Cry đã chết”. Lý do ư? Có lẽ chúng ta chỉ có thể “trách móc” chính Capcom mà thôi.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Capcom
- Phát hành: Capcom
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 23/06/2015
- Hệ máy: PC | PS4 | Xbox One
- Giá tham khảo: 24.99 USD
- OS: Windows 7, Windows 8.1
- Processor: Intel(R) Core(TM) i3 3.0GHz, AMD FX-4100 3.6 GHz
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: NVIDIA(R) GeForce(R) GTX 570, AMD Radeon(TM) HD 7790
- DirectX: 10
- Hard Drive: 27 GB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bàn luận về việc Capcom tự mình hủy hoại “đứa con cưng” của mình với DmC: Devil May Cry, mà tựa game được đưa lên “bàn cân” hôm nay là phiên bản nhận được nhiều phản ứng “trái chiều” nhất trong loạt game gốc: Devil May Cry 4, nay “tái xuất” dưới hình hài của phiên bản “remaster” mang tên Devil May Cry 4: Special Edition.
Được coi như là “canh bạc” quyết định đến tương lai của loạt game Devil May Cry, liệu Capcom còn “phép màu” gì để có thể “hô biến” một con hổ “móng cùn” trở lại thời “vàng son” của nó trước kia?[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Bayonetta 2 – Đánh Giá Game
DmC: Devil May Cry – Definitive Edition – Đánh Giá Game
Devil May Cry 4: Special Edition – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Những chuẩn mực và tinh túy của Devil May Cry
Điều mà Devil May Cry 4: Special Edition làm tốt nhất (và cũng… tồi nhất), đó chính là việc hầu như không mang đến bất kỳ thay đổi nào tới lối chơi của phiên bản gốc.
Tuy nhiên, trước khi chỉ trích cái sự… chây lười của Capcom, thì chúng ta phải nhận ra được tinh túy của loạt game Devil May Cry vẫn hiện diện rõ trong Devil May Cry 4: Special Edition trước đã.
Đầu tiên là một cơ chế chiến đấu phức tạp và có chiều sâu. Những ai đã “cày nát” phiên bản gốc hẳn cũng không còn lạ lẫm gì với phong cách chiến đấu hơi kém hoạt bát, nhưng cực kỳ mạnh mẽ nhờ vào cơ chế Exceed của Nero, hay lối đánh linh hoạt, đa dạng, đậm chất “xì tai” của Dante.
Nhưng dù cho phong cách có khác nhau như thế nào đi chăng nữa, thì cả hai nhân vật chính trong Devil May Cry 4: Special Edition vẫn thể hiện rất tốt “cái hồn” đặc trưng của loạt game Devil May Cry, đó chính là lối chiến đấu đẹp mắt, đầy hoa mỹ, và đòi hỏi người chơi rèn dũa kỹ năng “tất sát” của mình để có thể làm chủ cuộc chơi.[su_quote]Cả hai nhân vật chính trong Devil May Cry 4: Special Edition vẫn thể hiện rất tốt “cái hồn” đặc trưng của loạt game Devil May Cry, đó chính là lối chiến đấu đẹp mắt, đầy hoa mỹ[/su_quote]Về cơ bản, Devil May Cry 4: Special Edition không phải là tựa game có độ khó cao nhất trong cả loạt game, nhưng chắc chắn những ai “chân ướt chân ráo” bước vào trò chơi sẽ phải “lè lưỡi”, vì cái sự không khoan nhượng đến mức “hư cấu”.
Như đã nói ở trên, Devil May Cry 4: Special Edition chú trọng vào lối đánh đẹp mắt, đầy hoa mỹ, thế nên “phá đảo” không phải là mục tiêu cuối cùng mà trò chơi muốn người chơi thực hiện. Nếu như bạn đã tự tin với tài “sát quái” của mình khi đạt được “Style” cấp độ SSS còn dễ hơn cả… ăn bánh, thì tại sao không thử qua độ khó “Hell and Hell”, nơi mà người chơi sẽ “tử ẹo” khi nhận đúng… một cú “tát” từ địch thủ? Nếu như bạn cảm thấy đánh đấm chưa thật sự “đã”, thì sao không bước vào chế độ “Legendary Dark Knight”, nơi sẽ biến Devil May Cry trở thành… Dynasty Warrior khi trò chơi “spam” hàng chục quái vật khác nhau trên màn hình?
Đó chính là “điểm nhấn” khiến cho loạt game Devil May Cry nói chung và Devil May Cry 4: Special Edition nói riêng tạo nên ấn tượng riêng của mình. Độ khó chính là “rào cản” lớn nhất của loạt game này đối với đại đa số người chơi, nhưng nó cũng chính là nhân tố tạo nên một lối chơi cực kỳ hấp dẫn, dễ “gây nghiện”, luôn thôi thúc người chơi tìm hiểu và phát triển phong cách chiến đấu mà mình ưa dùng.[su_divider]
Tái ngộ những đứa con của Sparda
Không phải ngẫu nhiên mà trò chơi lại sở hữu cái tên là Devil May Cry 4: Special Edition. Không sở hữu bất kỳ màn chơi mới nào (điều đó có thể “châm chước” vì trò chơi chỉ là một bản “remaster”), nhưng bù lại 3 nhân vật “mới mà cũ” lại mang đến một “sức sống” hoàn toàn mới.
Trish có lẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho những người mới chơi, để có thể tiếp cận Devil May Cry 4: Special Edition một cách dễ dàng nhất, khi cả ba vũ khí của cô nàng đều được “gán” trên 3 nút bấm, giúp cho việc ra đòn trở nên thuận tiện hơn.
Cây “đại đao” Sparda có khả năng “kẹp chặt” đối phương bằng cách xoay vòng (giống với “Round Trip” của Dante), và tuyệt chiêu “Electrical Dance” giúp cho Trish trở thành sự lựa chọn tối ưu nếu người chơi muốn “kìm hãm đám đông” (crowd control). Bù lại, Trish khá “yếu thế” trong lúc đấu trùm, do không thể dễ dàng tiếp cận địch thủ như 4 nhân vật còn lại.Lady có thể nói là nhân vật “khác thường” nhất, không chỉ trong Devil May Cry 4: Special Edition, mà trong toàn thể loạt game Devil May Cry. Khả năng cận chiến chỉ ở mức “tạm được”, do lưỡi lê (Bayonet) của khẩu súng phóng lựu Kalina Ann chỉ có chừng 4 đến 5 đòn đánh, thế nhưng nhờ vào sự bổ trợ của “kho hỏa lực” mà Lady trở thành nhân vật có khả năng gây sát thương lớn nhất trong số 5 nhân vật điều khiển được của trò chơi.
Cả ba khẩu súng Kalina Ann, Shotgun và Handgun đều có thể được “gồng” đến 3 cấp bậc (tương tự EX-Gauge của Nero), thế nên chiến thuật cơ bản nhất khi sử dụng Lady hẳn là giữ khoảng cách đối với kẻ địch. Nghe qua thì có vẻ hơi “bí bách”, và thật sự phải công nhận rằng rất khó để có thể điều khiển toàn bộ đòn thế của Lady một cách trơn tru, nhưng cái cảm giác hạ gục Berial (con trùm đầu tiên trong game) chỉ trong 3 phát đạn “gồng” tối đa của Kalina Ann sẽ khiến cho người chơi thay đổi cái nhìn tiêu cực ban đầu về Lady ngay.[su_quote]Thực sự không ngoa khi nói rằng, một mình Vergil là quá đủ để tạo nên một luồng “sinh khí” mới cho Devil May Cry 4: Special Edition[/su_quote]Tuy nhiên, người viết tin chắc rằng đến 90% số người có hứng thú với Devil May Cry 4: Special Edition là vì sự xuất hiện của Vergil, bởi vì có một lẽ quá đơn giản: Những người hâm mộ Devil May Cry từ trai, gái, lớn, bé, già, trẻ… ai mà lại không thích Vergil cơ chứ?
Ấn tượng đầu tiên của người viết đối với Vergil là khả năng… phá game đến mức “không thể tin được”. Ba vũ khí chính là Yamato với bộ kỹ năng cân bằng giữa tốc độ và sát thương, Beowulf đánh đổi phạm vi tấn công bằng uy lực cực lớn, và Force Edge giúp người chơi xử lý tình huống nhanh gọn.
Trò chơi còn mang đến một cơ chế mới là “Concentration”, giúp cho Vergil trở nên mạnh mẽ và nhanh nhạy hơn nếu như người chơi không chạy khỏi địch thủ hoặc bị “dính đòn”.
Có thể nói Vergil chính là nhân vật “đa năng” nhất trong Devil May Cry 4: Special Edition. Khả năng dịch chuyển tới kẻ địch trong nháy mắt, bộ ba vũ khí có thể được kết hợp một cách linh hoạt và hoàn toàn “rộng mở” cho bất kỳ cung cách chiến đấu nào, Concentration và Devil Trigger khiến cho Vergil gần như trở nên “bất khả chiến bại”, bởi những đòn đánh giờ trở nên “bá đạo” gấp đôi.
Thực sự không ngoa khi nói rằng, một mình Vergil là quá đủ để tạo nên một luồng “sinh khí” mới cho Devil May Cry 4: Special Edition.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Lặp lại những khuyết điểm trước đây
Devil May Cry 4: Special Edition chỉ là một phiên bản “remaster”, không phải là “remake”, thế nên có lẽ những chỉ trích dành cho tựa game này cũng chính là điều mà phiên bản gốc từng nhận lấy 7 năm trước.
Vấn đề lớn nhất của tựa game hẳn phải là lối thiết kế màn chơi “chây lười” của Capcom. Về căn bản, trong nửa đầu game người chơi sẽ điều khiển Nero (hoặc Lady) đi từ A đến B. Còn nửa sau? Người chơi sẽ vào vai Dante (hoặc Trish) và đi từ… B ngược về A. Còn trong phần chơi của Vergil thì cũng… tương tự.
Khác biệt lớn nhất trong 3 phần chơi chỉ là những đoạn phim cắt cảnh ở đầu hoặc cuối game, khiến cho những ai muốn “mở khóa” toàn bộ độ khó trong game dễ “nản lòng”, bởi cái sự lặp đi lặp lại màn chơi đến mức chán chường.
Bên cạnh đó, Devil May Cry 4: Special Edition cũng được nâng cấp đồ họa một cách… điên khùng. Hiệu ứng đổ bóng và ánh sáng trông có vẻ sắc nét hơn, và… hết. Trong khi đó, Capcom lại “ném” vào game hiệu ứng làm mờ hình ảnh (blur) cực kỳ thừa thãi, khiến cho môi trường xung quanh trở nên mờ tịt và cũng góp phần “tiêu hóa” một phần số lượng khung hình của trò chơi.[su_quote]Devil May Cry 4: Special Edition chỉ là một phiên bản “remaster”, không phải là “remake”, thế nên có lẽ những chỉ trích dành cho tựa game này cũng chính là điều mà phiên bản gốc từng nhận lấy 7 năm trước[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.capcom.co.jp/devil4se/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/devilmaycry?fref=ts”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/devilmaycry”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/329050/”][/su_icon_panel][su_divider]