Skip to content

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

* Hình ảnh được hỗ trợ bởi Capcom, Google.[dropcap style=”style1″]C[/dropcap]apcom đang đứng trước nguy cơ phải bán công ty và sát nhập vào một hãng khác. Nhân dịp này, bạn đọc hãy cùng Vietgame.asia điểm lại những nốt thăng, nốt trầm trong suốt 31 năm lịch sử phát triển và phát hành game của hãng![su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1979[/su_heading]

“Tập đoàn I.R.M” và một chi nhánh của họ, “công ty trách nhiệm hữu hạn Capsule Computer” được thành lập.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1981[/su_heading]

I.R.M và Capsule Computer đồng thời đổi tên thành “công ty trách nhiệm hữu hạn Sambi”, lấy mục tiêu là sản xuất và cung cấp các thiết bị, máy chơi game.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1983[/su_heading]

Sambi thành lập ra “công ty trách nhiệm hữu hạn Capcom” để phân phối và giúp tiêu thụ các mặt hàng của họ trong nội địa Nhật Bản.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1989[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Sambi sát nhập vào Capcom. Cái tên Capcom thực chất là từ viết tắt của “Capsule Computer”. Giai đoạn này Capcom chuyên phát triển các hệ máy game thùng (Arcade) độc lập hoàn toàn với PC (PC vốn đã rất thịnh hành thời bấy giờ).

Lý do của định hướng trên là vì Capcom không muốn game của họ bị bẻ khóa và chơi lậu. Vả lại, cảm giác chơi game thùng trong trung tâm trò chơi rất hào hứng, sôi động mà không phải hệ máy chơi game nào cũng mang lại được.[su_quote]Giai đoạn này Capcom chuyên phát triển các hệ máy game thùng (Arcade) độc lập hoàn toàn với PC (PC vốn đã rất thịnh hành thời bấy giờ).[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1983-1985[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Lần lượt 2 năm 1983 và 1984, Capcom phát hành 2 game Little LeagueVulgus cho hệ arcade. Sau đó, Vulgus được chuyển thể lên máy NES – một chiếc console vào năm 1985. Đây là cột mốc đầu tiên dẫn đến sự ra đời của 15 đầu game console có doanh thu lên tới nhiều triệu bản sau này.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1986[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Capcom trình làng Commando và đây cũng là lần đầu tiên hãng làm game cho PC.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1987[/su_heading]Capcom, 31 năm và những kỳ tíchĐây là thời kỳ huy hoàng nhất của Capcom từ trước tới nay, sau khi cho ra đời dòng game đối kháng Street Fighter. Street Fighter lan rộng ra toàn cầu và tiêu thụ được một con số khổng lồ 30 triệu bản. Thậm chí sự kiện này còn dẫn đến sự ra đời của một cuốn sách: “All about Capcom’s fighting game 1987-2000”.

1987 đồng thời là năm game đi cảnh Megaman xuất xưởng. Mặc dù hiện tại không còn được phát triển nhưng suốt những năm qua, dòng game này đã bán được 30 triệu bản.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1988-1989[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Capcom tiếp tục tập trung vào hệ arcade và cho ra mắt một loạt game như Bionic Commando, Ducktales, Dynasty Wars, Fighting Street, Final Fight, Side Arms: Hyper Dyne, Strider, Willow. Ngoài ra hãng cũng để ý một chút đến console và phát hành vài game cho máy NES bao gồm Gunsmoke, Legendary Wings, Megaman 2, Micky Mousecapade, Section Z.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1990-1995[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Để bắt kịp làn sóng từ hệ máy console mới, Capcom ra mắt nhiều game cho SNES, bao gồm cả những quân chủ bài của họ như Megaman, Street Fighter. Dòng game nhập vai đáng nhớ Breath of Fire cũng ra đời phiên bản đầu tiên trong đoạn thời gian này. Tuy khối lượng công việc mà đội ngũ Capcom phải đảm nhiệm trong 5 năm này là rất lớn, nhưng nhìn chung các game đều ở mức tầm tầm, không thực sự quá ấn tượng.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1996-2000[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Đây là đợt sóng thần thứ 2 và là nỗi kinh hoàng duy nhất mà Capcom tạo ra cho ngành công nghiệp game thế giới. Không phải vì Breath of Fire đồng loạt ra tới ba phiên bản 2, 3 và 4, cũng không phải do tập hợp những game arcade hay mà hãng chuyển thể lên PC thông qua 3 phần Capcom Arcade Hits Volume, mà chính là bởi sự ra đời của 2 phiên bản Resident Evil, một trong những dòng game kinh dị xuất sắc nhất mọi thời đại.

Sức lan tỏa của tựa game là không thể phủ nhận, thử hỏi có mấy ai ưa thích game kinh dị mà không biết đến Resident Evil? Về mặt thương mại, các phiên bản của trò chơi cũng vượt qua Street Fighter, trở thành dòng game bán chạy nhất của Capcom từ trước tới nay.

Vào đúng năm 2000, Capcom cho ra một ý tưởng mới lạ mà rất nhiều hãng game sau này phải học tập theo. Đó là kết hợp những nhân vật từ nhiều game của nhiều hãng phát triển khác nhau để đưa vào một tựa game đối kháng duy nhất. Dẫn đến sự ra mắt của Marvel vs. Capcom: Clash of Super HeroesCapcom vs. SNK: Millennium Fight 2000 mà một trong số chúng sau này trở thành chủ bài của hãng.[su_quote]Sức lan tỏa của tựa game là không thể phủ nhận, thử hỏi có mấy ai ưa thích game kinh dị mà không biết đến Resident Evil?[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2001[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

PS2 ra mắt, Capcom ngay lập tức đón đầu bằng siêu phẩm Devil May Cry. Với đồ họa tân tiến và phong cách chặt chém điên cuồng, Devil May Cry dễ dàng tiêu thụ được nhiều triệu bản, trở thành chủ lực đầu tiên của Capcom trên hệ máy console “huyền thoại” này.

Vì vậy mà chỉ vài năm sau, dòng game này tiếp tục ra mắt tới 3 phiên bản Devil May Cry 2 (PS2-2003), Devil May Cry 3 (PS2-2005) và Devil May Cry 3: Dante Awakening (PC-2006).[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2002[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Lúc bấy giờ ở thể loại game chặt chém, Capcom không hề có đối thủ (mãi đến năm 2005, God of War mới được ra mắt). Họ tiếp tục trình làng Genma Onimusha (Xbox) và Onimusha 2: Samurai Destiny (PS2). Thật đáng tiếc, không may mắn như Devil May Cry, dù thành công nhưng dòng game này lại chỉ dừng chân ở phiên bản cuối cùng Onimusha Essentials (PS2-2008).

Đây cũng là năm Capcom quyết định tiến sâu vào lĩnh vực game cầm tay, hàng loạt các “con cưng” của hãng đã xuất hiện trên Gameboy như Breath of Fire 2, Megaman Battle Network 2, Megaman Zero, Resident Evil Gaiden, Shantae, Street Fighter Alpha 3, Super Ghouls ‘N’ Ghosts.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2003[/su_heading]Capcom, 31 năm và những kỳ tíchTái lập kịch bản của năm trước, Capcom gần như chuyên chú hoàn toàn vào hệ máy cầm tay Gameboy, Đồng thời phát hành Chaos Legion, game chặt chém đầu tiên hãng này phát triển cho cả PC và PS2.

Capcom hợp tác với Sunsoft cùng xây dựng phiên bản thứ ba của dòng game kinh dị Clock Tower. Với kinh nghiệm và những gì đã làm ở Resident Evil, Clock Tower 3 đủ sức bỏ xa 2 phiên bản tiền nhiệm, trở thành người em út xuất sắc nhất trong cả 3 phần (2 phần trước đều do Human Entertainment phát triển nên).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2004[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

[su_quote]Monster Hunter, một game vĩ đại theo đúng nghĩa đen![/su_quote]Thêm một gương mặt nữa được Capcom vào bộ sưu tập “siêu phẩm” của mình. Đó là Monster Hunter, một game vĩ đại theo đúng nghĩa đen! Ở giai đoạn đầu, khi xuất chinh trên PS2, Monster Hunter không thực sự thành công. Nhưng phải nói rằng, Capcom thực sự có duyên với các hệ máy cầm tay!

Khi hãng phát hành game này cho PSP, trò chơi mới tỏa sáng, với doanh thu hàng triệu bản, đủ sức giúp PSP đuổi kịp đối thủ Nintendo DS vốn đã bỏ xa lắc. Gần đây, khi Monster Hunter rời bỏ Sony và bắt tay với Nintendo, PS Vita dần trở nên ảm đạm, trong khi 2 phiên bản Monster Hunter 3 UltimateMonster Hunter 4 trên 3DS đều bán được từ 3 đến 5 triệu bản.

Có thể thấy, nhờ Monster Hunter, Capcom cũng góp một phần không nhỏ trong việc tạo sự ảnh hưởng vào cục diện thị trường máy chơi game cầm tay như đã thấy ở hiện tại.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2005[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Capcom phát hành tựa game Phoenix Wright: Ace Attorney đầu tiên cho Nintendo DS.

Resident Evil ra đến phiên bản thứ tư với đồ họa tuyệt đẹp, nhưng theo đánh giá chung, chất kinh dị đã bị mai một đi nhiều.

Devil May Cry 3: Dante’s Awakening xuất sinh và đánh dấu sự đổi mới rõ rệt trong lối chơi so với 2 phiên bản trước đây, chiến đấu trong game có chiều sâu và liền mạch không khác gì một tựa game đối kháng![su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2006[/su_heading]Capcom, 31 năm và những kỳ tíchMegaman Maverick Hunter X (PSP) được Capcom làm lại từ Megaman X, đây có lẽ là tựa game Megaman cuối cùng sở hữu lối chơi truyền thống. Sau này, dòng game Megaman chỉ xuất hiện những biến thể game nhập vai, hoặc các bản Megaman cũ được mang lên điện thoại di động.

Hưởng ứng đề tài zombie, thây ma như nhiều game và sản phẩm điện ảnh đang thịnh hành lúc bấy giờ, Dead Rising ra đời trên hệ Xbox 360.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2007[/su_heading]Capcom, 31 năm và những kỳ tíchMột “hình bóng” mới đã được Capcom “để mắt đến”, đó chính là chiếc Wii. Như thường lệ, Capcom xuất chiến bằng hàng loạt game chuyển thể như Breath of Fire II, Final Fight, Super Ghosts ‘N’ Goblins, Resident Evil 4: Wii Edition, Street Fighter II Turbo.

Lost Planet: Extreme Condition ra mắt nhằm đánh sâu vào thế hệ console mới PS3, Xbox 360. Và Capcom đã thành công, Lost Planet nhanh chóng được ưa thích và hiện tại đã ra tới phiên bản thứ 3.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2008[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Capcom hiểu được các hệ console mới đang cần gì, và phiên bản thứ 4 của dòng game Devil May Cry ra đời với lối chơi không thua kém đàn anh tiền nhiệm, cộng với đồ họa tận dụng triệt để cấu hình PS3 và Xbox 360. Nhưng thật đáng buồn, đây là phiên bản Devil May Cry cuối cùng được Capcom sản xuất.[su_quote]phiên bản thứ 4 của dòng game Devil May Cry ra đời với lối chơi không thua kém đàn anh tiền nhiệm[/su_quote]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

[su_divider][su_quote]Để khẳng định “ngai vàng” không thể bỏ trống của mình trong làng game đối kháng, Capcom phát hành Street Fighter IV[/su_quote]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2009[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Để khẳng định “ngai vàng” không thể bỏ trống của mình trong làng game đối kháng, Capcom phát hành Street Fighter IV cho cả 3 hệ PS3, Xbox 360 và PC, giành luôn một vé vào đại hội đối kháng lớn nhất thế giới – EVO 2009.

Vậy là ở kỳ EVO này, có đến 4 tựa game đối kháng của Capcom là Marvel vs. Capcom 2, Street Fighter III: 3rd Strike, Super Street Fighter II Turbo HD Remix Street Fighter IV. EVO 2009 là một sự kiện đáng nhớ với cặp đấu Daigo Umehara (Ryu) và Justin Wong (Balrog) trong trận chung kết của Street Fighter IV.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2010[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Thể hiện thái độ biết lắng nghe và không thiên vị của mình, Capcom thử tiến vào lĩnh vực game cho điện thoại di động, cụ thể là iPhone với 1942: First Strike, Capcom Arcade, Dark Void Zero, Dead Rising, Ghosts ‘N Goblins: Gold Knights II, Hatchlings, Lil’ Pirates.

Không hiểu sao, Monster Hunter lại tỏ ra khá “miễn dịch” với các hệ console khi phiên bản Monster Hunter Tri (Wii) không được thành công rực rỡ như trên PSP. Monster Hunter chỉ có thể thuộc về máy cầm tay mà thôi. Sau này, phiên bản mở rộng của Monster hunter TriMonster Hunter Tri Ultimate (hay Monster hunter 3 Ultimate) trên 3DS có doanh thu vài triệu bản, trong khi với Wii U, con số này chỉ vỏn vẹn ở mức vài trăm nghìn.

Resident Evil 5 ra mắt và được giới game thủ đánh giá là đã chuyển thể hoàn toàn thành một tựa game hành động![su_quote]phiên bản mở rộng của Monster hunter TriMonster Hunter Tri Ultimate (hay Monster hunter 3 Ultimate) trên 3DS có doanh thu vài triệu bản, trong khi với Wii U, con số này chỉ vỏn vẹn ở mức vài trăm nghìn.[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2011[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Có thể thấy được trong năm 2011, Capcom phát hành hàng loạt các phiên bản Street Fighter như:

  • Street Fighter Alpha 3 Max (PS3, PSP)
  • Street Fighter II Collection (iPhone), Street Fighter III: Third Strike – Online Edition (PS3, Xbox 360)
  • Street Fighter IV: Volt (iPhone)
  • Super Street Fighter IV 3D Edition (3DS)
  • Super Street Fighter IV: Arcade Edition (PS3, PC, Xbox 360).

Để làm gì? Rõ ràng là để người ta “phát ngán” với Street Fighter, nhằm tôn lên tựa game đối kháng mới mà cũ: “Marvel Vs. Capcom 3: Fate of Two World”. Nhờ vậy, sự phổ biến của Marvel Vs. Capcom 3 còn muốn vượt mặt Street Fighter IV (ngay cả ở hiện tại). Cũng bởi vì tựa game quá “hot”, mà chỉ 9 tháng sau, bản mở rộng Ultimate Marvel Vs. Capcom 3 đã ra mắt.[su_quote]sự phổ biến của Marvel Vs. Capcom 3 còn muốn vượt qua cả Street Fighter IV[/su_quote]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2012[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Biết lắng nghe vẫn luôn là một điểm nổi bật của Capcom. Nếu ở 2011, Capcom chỉ “ngó nghía” tới Nintendo 3DS với các tựa game như Super Street Fighter IV 3D Edition, Resident Evil: The Mercenaries 3D và Bionic Commando. Thì 2012, hãng đã hoàn toàn ưu ái và ủng hộ tân binh này với hàng loạt các tựa game như Ghost N’ Goblins, Resident Evil: Revelation, Monster Hunter tri Ultimate (Nhật Bản), Toko ToriMega Man.

Cũng trong năm này, Capcom tung chiến dịch thay thế Devil May Cry bằng trò chơi Asura’s Wrath với phong cách chiến đấu điên cuồng và hoang đường tương tự như dòng game “quỷ khóc” trước đó của mình. Tuy nhiên, game chỉ được đánh giá ở mức tầm tầm. Trò chơi cũng là một trong những số ít game được phát hành trên các hệ máy console lúc bấy giờ.[su_quote]Biết lắng nghe vẫn luôn là một điểm nổi bật của Capcom[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2013[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Phiên bản Capcom vs. SNK 2: Mark of the Millennium 2001 được chuyển thể cho PS3 vào năm ngoái nhưng không được ưa chuộng như Super Street Fighter IVUltimate Marvel Vs. Capcom 3. Vậy nên, game vắng bóng tại đại hội EVO 2013.

Ngoài ra, mặc dù chỉ do Capcom phát hành nhưng DmC: Devil May Cry vẫn đạt được thành công nhất định, chỉ thiếu một bước nữa là trở thành “rực rỡ”, đó là do không lôi kéo được lượng fan gạo cội của các phiên bản cũ. Lý do phần lớn là vì tựa game đi theo lối mòn “casual (đơn giản) hóa” như thị hiếu phát triển game chung những năm gần đây.

Trong năm này, Capcom quan tâm một chút đến Wii U và phát hành siêu phẩm Monster Hunter 3 Ultimate HD. Nhưng thật đáng tiếc, hệ máy này lại tỏ ra khá “âm trầm” như đã nói ở trên!

Cũng trong năm 2013, thông qua Dontnod Entertainment – một nhà làm game non trẻ, Capcom tạo ra con bài mới là Remember Me, nhưng cũng không hơn được Asura’s Wrath là bao, có lẽ 2 tựa game này bị ảnh hưởng quá lớn từ cái bóng của những Devil May Cry, hay Onimusha trước kia.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2014[/su_heading]

Capcom, 31 năm và những kỳ tích

Với tình hình nội bộ đang lục đục, Capcom chuyên tâm vào việc chuyển thể và làm lại một số game cũ như Dead Rising 3, Resident Evil 4 HD, cho PC; Demon Crest, Breath of Fire, Street Fighter 2010: The Final, Street Fighter Alpha 2 và nhiều bản Mega Man (5, 6, 7, X2, X3 Battle Chip Challenge, Battle Network) lên Wii U, Megaman (3, 4, V, Xtreme, Xtreme 2, Zero) lên 3DS, iPhone cũng có phần với Monster Hunter Freedom Unite.

Đồng thời, số lượng các game mới và hứa hẹn (chưa ra mắt hoặc đã ra mắt) cũng ít đi, chỉ bao gồm Strider (PC, PS4, PS3, Xbox 360, Xbox One), Ultra Street Fighter IV (Xbox 360, PS3, PC) và Deep Down (PS4).[su_quote]với tình hình nội bộ đang lục đục, Capcom chuyên tâm vào việc chuyển thể và làm lại một số game cũ[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Qua bài viết này, bạn đọc có thể thấy được Capcom là một hãng game tràn đầy kỳ tích, biết lắng nghe và rất đa năng. Mong rằng Capcom sẽ vượt qua được đợt sóng gió hiện tại. Bởi nếu thiếu đi Capcom, có lẽ ngành công nghiệp game sẽ không còn giữ được bộ mặt như ngày nay. Nếu điều đó trở thành sự thật, bị bất lợi không ai khác chính là các bạn, các fan gạo cội của nhà phát hành game huyền thoại này. Hãy cho Vietgame.asia chúng tôi biết suy nghĩ và quan điểm nhé!

Tác giả