BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC VOGELSAP HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style =”style1″]”P[/dropcap]ermadeath” là một cơ chế được vận dụng khá phổ biến trong thể loại game “rogue-like”, trong đó, nếu như nhân vật chính “tử nạn” thì người chơi nên xác định rằng nhân vật của mình sẽ… về nơi chín suối vĩnh viễn. “Nhẹ” thì người chơi có thể lấy lại vật phẩm hoặc tiền bạc từ nhân vật trước đó, “nặng” thì game ném hết thành quả của người chơi vào… sọt rác và buộc phải làm lại từ đầu.
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Vogelsap
- Phát hành: Vogelsap
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 21/08/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 16.99 USD
- OS: Windows XP
- Processor: 2.4 Ghz Dual Core Processor
- Memory: 2 GB
- Graphics: Intel HD 4000
- DirectX: 9.0c
- Hard Drive: 3 GB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Vogelsap – nhà phát game độc lập đến từ Hà Lan đã ấp ủ một dự án tham vọng mang tên The Flock – sở hữu một “nhân tố” lạ lùng: nếu như số lần “tử nạn” trong game đạt đến một con số nhất định (tại thời điểm của bài viết này là 215.330.875), thì The Flock sẽ bị ngừng bán và máy chủ của trò chơi sẽ vĩnh viễn đóng cửa, đồng nghĩa với việc tất cả mọi người chơi sẽ chỉ có một khoảng thời gian nhất định để thưởng thức tựa game.
Điều đáng nói ở đây là về mặt quảng bá thì có thể nói rằng The Flock đã khá thành công, khi thu hút được sự chú ý không nhỏ về phía mình từ trước khi ra mắt, nhưng bản thân trò chơi có sở hữu điều gì “khác biệt” giống như yếu tố “permadeath” kỳ lạ của nó hay không?
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LỐI CHƠI[/su_heading]
Trong The Flock, những người chơi sẽ khởi đầu trong vai các sinh vật Flock kỳ dị, có khả năng di chuyển linh hoạt và hóa đá khi bất động. Mục tiêu của những người chơi là giành lấy chiếc cổ vật “Artifact of Light” – được đặt tại một trong bốn vị trí trong màn chơi và cố gắng giữ lấy nó càng lâu càng tốt. Trong khi giữ lấy món cổ vật, người chơi sẽ biến thành một Carrier và có thể dùng cổ vật để chiếu sáng đường đi và đốt cháy Flock khi chúng tới gần.
Với tối đa 5 người chơi trong một màn chơi, không khó để có thể thấy rằng The Flock lấy cảm hứng khá nhiều từ tựa game Evolve của Turtle Rock Studios, khi đưa những người chơi vào những cuộc truy đuổi 4 chọi 1, nhưng với nhịp độ chậm rãi hơn nhiều.
Thế nhưng, cho đến khi người viết bắt đầu trải nghiệm tựa game thì mới thấy rằng, ý tưởng này chỉ thật hấp dẫn khi đọc trên giấy, còn cung cách mà nhà phát triển áp dụng để tạo nên lối chơi lại quá mức khô khan một cách khó hiểu.
Lý do cực kỳ đơn giản: The Flock không có bất kỳ yếu tố nào đáng kể để níu giữ người chơi. Tất cả những gì mà bạn sẽ trải nghiệm đều gói gọn trong 40 phút đầu tiên mà không có thêm bất ngờ nào khác. Trong màn chơi thứ nhất, cảm giác “đi săn” của Flock và nỗi sợ bị “úp sọt” của Carrier khi phải chiếu nguồn sáng khắp tứ phía mang đến khá nhiều sự hào hứng. Nhưng đến màn chơi thứ 4, thứ 5, người viết nhận ra rằng, lối chơi của The Flock chỉ lặp đi lặp lại xung quanh hai yếu tố đó, và ngày càng trở nên nhàm chán.
[su_quote]The Flock không có bất kỳ yếu tố nào đáng kể để níu giữ người chơi. Tất cả những gì mà bạn sẽ trải nghiệm đều gói gọn trong 40 phút đầu tiên mà không có thêm bất ngờ nào khác[/su_quote]
Người chơi có lẽ sẽ cảm thấy hứng thú chút ít khi điều khiển Flock, bởi chúng sở hữu một vài năng lực khá hay ho như “phát tín hiệu” và nhìn ra các Flock khác xung quanh mình, hay tạo nên một “bản sao” để đánh lạc hướng Carrier.
Còn Carrier thì sao? Bạn sẽ chỉ làm mỗi một việc là chạy đến các nguồn sáng trên bản đồ và chiếu đèn, đến khi bị Flock “vồ” lấy thì trên màn hình chỉ hiện ra một khoảng trắng xóa rồi số mạng bị giảm một đơn vị. Cứ thế lặp đi, lặp lại tới… n lần cho đến khi màn chơi kết thúc, rồi phong cách chơi đó lại tiếp tục… lặp lại tiếp. Không có bất kỳ “kỹ năng” nào mà người chơi cần học hỏi, không có yếu tố bí ẩn nào buộc người chơi phải tự mình khám phá.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]THIẾT KẾ MÀN CHƠI – GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN[/su_heading]
The Flock sở hữu vỏn vẹn… ba màn chơi (đúng, bạn không nghe nhầm đâu, ba màn chơi trong một tựa game có giá 17 USD), và cả ba màn chơi này đơn giản chỉ là tập hợp những hành lang chắp nối nhau trong quy mô nhỏ, cùng với các bậc cao để Flock nhảy lên và quan sát động tĩnh bên dưới.
Nếu bạn đang mong chờ những màn chơi được thiết kế để khiến người chơi có cảm giác sợ “bắn người”, cùng với không khí khó chịu thường thấy trong các tựa game kinh dị thì bạn sẽ chỉ thất vọng mà thôi.
The Flock cũng chỉ có một chế độ chơi tính điểm duy nhất, và đây cũng là “giọt nước làm tràn ly” cuối cùng của tựa game. Người chơi sẽ trải nghiệm tất cả những gì mà tựa game sở hữu chỉ trong ba màn chơi mà không có bất kỳ động lực nào để quay lại một lần nữa. Thế nên thật khó để nói thêm bất cứ điều gì, bởi cái sự “trơ xương” đến mức khó tả của nó cũng là con dao đâm chết tiềm năng của The Flock từ trong trứng nước.
Còn về đồ họa, bạn có tưởng tượng được những tựa game được làm từ các mẫu vật có sẵn của bộ engine Unity mà không có thêm sự can thiệp nào bên ngoài không? The Flock trông giống như vậy. Ngoại trừ ánh sáng từ chiếc cổ vật cũng là điểm sáng hiếm hoi của đồ họa, tất cả những yếu tố còn lại đều chứng minh rằng The Flock là một sản phẩm… lạc hậu về mặt công nghệ.
Vân bề mặt (texture) thiếu đường nét hơn cả những sản phẩm trên hệ máy console đời trước, mọi cử động của Flock làm người viết liên tưởng đến một con nhện nghĩ rằng nó có… 4 chân và có khả năng vồ người như khỉ đột vậy. Còn gã Carrier trông giống như một phi hành gia với cái đầu quá cỡ, động tác chạy thì mang đến cảm giác rằng hắn sẽ… trượt chân và cắm hàm răng xuống đất bất kỳ lúc nào.
[su_quote]Nếu bạn đang mong chờ những màn chơi được thiết kế để khiến người chơi có cảm giác sợ “bắn người”, cùng với không khí khó chịu thường thấy trong các tựa game kinh dị thì bạn sẽ chỉ thất vọng mà thôi[/su_quote]
Có lẽ điểm vớt vát duy nhất còn lại là mảng âm thanh ở mức tạm được. Mỗi khi hướng chiếc cổ vật về phía Flock đang hóa đá thì sẽ có một tiếng thét “Grààààààààào!!!!” phát ra, mỗi tội người viết luôn luôn nhấc lông mày mỗi khi thấy chúng nên cũng chả buồn bận tâm cái tiếng rên “quỷ sứ” đó nữa.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]HỆ THỐNG MÁY CHỦ – MẠNG[/su_heading]
Hệ thống mạng luôn là vấn đề muôn thuở của các tựa game độc lập tập trung vào phần chơi mạng. The Flock cũng là một trong số những tựa game sử dụng giao thức P2P, trong đó người chơi sở hữu đường truyền mạnh nhất sẽ được chọn làm máy chủ.
Với một tựa game hỗ trợ tối đa 5 người chơi trong một màn chơi, cùng với việc không bắt buộc người chơi phải có phản xạ “xuất thần”, thì The Flock hoạt động tương đối ổn thỏa trong hầu hết mọi tình huống. Tuy vậy, những người chơi phổ thông ở Việt Nam sẽ khó có thể tìm được phòng chơi với số ping dưới 150, cộng thêm việc phản hồi cực kỳ nghèo nàn của Flock khi “vồ” lấy Carrier sẽ khiến cho người chơi thỉnh thoảng… bắt hụt do hiện tượng “lag” xảy ra khá thường xuyên.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất ở The Flock lại là cơ chế “permadeath” gắn liền với hệ thống máy chủ của trò chơi.
[su_quote]Với một tựa game hỗ trợ tối đa 5 người chơi trong một màn chơi, cùng với việc không bắt buộc người chơi phải có phản xạ “xuất thần”, thì The Flock hoạt động tương đối ổn thỏa trong hầu hết mọi tình huống[/su_quote]
Hiện tại, The Flock sở hữu khoảng 900 người chơi trong cùng thời điểm, một con số quá ư là khiêm tốn khi trò chơi mới ra mắt chưa đầy… một tuần lễ. Khoảng 6000 mạng đã bị “đốt đi” vào ngày 23/8, trong khi đó còn đến hơn 215 triệu mạng vẫn đang chờ đợi và đếm từng phút. Nếu cứ theo đà này thì sẽ mất đến tận… 30 năm thì tất cả mọi người chơi mới được chứng kiến “cái kết” của game.
Có lẽ đây là lý do chính mà nhà phát triển của The Flock sử dụng giao tiếp P2P thay vì d-server như đa số các tựa game khác. Với tiến độ này, The Flock sẽ không bao giờ kết thúc, và việc bỏ ra 17 USD cho một tựa game sở hữu một lượng nội dung “siêu ngắn” hẳn sẽ rào cản không nhỏ đối với nhiều người.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CẢM THỤ CÁ NHÂN[/su_heading]
[su_quote] The Flock không phải là một tựa game hay, và 17 USD là cái giá quá “điên rồ” giành cho nó[/su_quote]
The Flock là một “thí nghiệm” tương tác về mặc xã hội khá thành công. Còn nếu xét nó dưới danh nghĩa là một trò chơi, một sản phẩm thương mại thì người viết chỉ có thể nói rằng: The Flock không phải là một tựa game hay, và 17 USD là cái giá quá “điên rồ” dành cho nó.
Có thể The Flock sở hữu ý tưởng khá lạ lùng với cơ chế “permadeath”, nhưng có lẽ nhà phát triển đã quá đắm chìm vào ý tưởng kết thúc tất cả mà quên rằng nó chỉ đơn thuần là một tác nhân nhỏ lẻ, đóng góp “zero” vào lối chơi chính của tựa game. Họ quên mất rằng về căn bản, The Flock là một tựa game hành động – kinh dị, tất cả những gì mà họ muốn mọi người nhớ về The Flock là việc trò chơi sẽ vĩnh viễn biến mất sau một khoảng thời gian nhất định, còn bản thân trò chơi chỉ đơn thuần là một sản phẩm vô hồn, vô vị.
Nói nôm na rằng về mặt thiết kế, The Flock trông giống như một dự án thử nghiệm của bộ engine đồ họa Unity vậy. Nó xấu xí, nó chán chường, nó thô kệch và nó thật tẻ nhạt. Nó giống như một chiếc bánh không có gia vị, nhìn quảng cáo thì trông thật hấp dẫn, khi bỏ vào miệng rồi mới nhận ra nó “nhạt thếch” như một miếng thịt luộc vậy.
[su_divider]
[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]LỐI CHƠI[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]THIẾT KẾ[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]KẾT NỐI[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]CÁ NHÂN[/su_heading]
[su_progress_pie percent=”20″ text=”2″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]
Ý tưởng về lối chơi của The Flock hoàn toàn không tồi, nhưng cái cách thực hiện “nửa nạc nửa mỡ” của nhà phát triển đã khiến cho trò chơi trở nên cực kỳ khô khan và dễ gây nhàm chán chỉ sau vài màn chơi.
[su_progress_pie percent=”25″ text=”2.5″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]
Thiết kế màn chơi, số lượng nội dung, đồ họa… tất cả những yếu tố “thảm họa” của The Flock tụ hội như để chứng minh rằng đây sẽ là một tựa game thật sự mang tính cách mạng nếu ra mắt vào… 10 năm trước. Còn hiện tại? Nó chỉ là một sản phẩm “chắp vá” và cũ kỹ mà thôi.
[su_progress_pie percent=”50″ text=”5″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]
Sử dụng mạng ngang hàng P2P, hệ thống mạng của The Flock không thật sự tồi, nhưng cũng không có gì quá nổi bật. Tuy nhiên, liệu cơ chế “permadeath” gắn liền với sự “sống chết” của trò chơi có thật sự quan trọng giống như nhà phát triển đã cố gắng “nổ” hay không?
[su_progress_pie percent=”35″ text=”3.5″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]
Cá nhân người viết khá thích thú với cả hai lối chơi “mò mẫm” của Flock và chạy “bắn người” mang phong cách Alan Wake của Carrier, thế nhưng chỉ sau khoảng 3 giờ đồng hồ thì người viết cũng đã nhận ra rằng: The Flock là một trong những tựa game… tồi nhất, buồn tẻ nhất mà mình từng thưởng thức.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.vogelsap.com/theflock/”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/theflockgame”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/theflockgame”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/290490/”][/su_icon_panel]
[su_divider]