Skip to content

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 1)

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]au khi đã biết được quá khứ hào hùng của Capcom, các bạn hãy cùng Vietgame.asia đi sâu vào những thành công, những thất bại của hơn 10 đầu game làm nên tên tuổi “ông lớn” này nhé![su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 1)

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 2)

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 3)

[/su_service][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Street Fighter (35 triệu bản)[/su_heading]Khi nhắc đến một hãng, cá nhân, hay tập thể, ta thường nhìn nhận và đánh giá mặt nổi bật nhất. Và với Capcom, không thể nghi ngờ niềm tự hào nhất của họ chính là Streer Fighter. Nhờ nó, dòng game đối kháng mới trở nên phổ biến như ngày hôm nay.

Không cần những tuyệt chiêu hào nhoáng màu mè, cũng không có những chuỗi đòn combo liên hoàn điên loạn đến vài trăm đòn. Street Fighter vẫn thực sự xứng đáng với danh hiệu “ông tổ” của dòng game đối kháng kể từ phiên bản đầu tiên ra mắt năm 1987 cho tới nay.

Thật vậy, từ Street Fighter (1987) cho tới Ultra Street Fighter IV, “Hadoken” vẫn là “Hadoken”, Ryu trừ việc thỉnh thoảng đi “nhuộm tóc” và “xí ngoại” (học tiếng Anh) ra cũng không có “phẫu thuật thẩm mĩ”, chuỗi liên hoàn cơ bản “thần thánh” vẫn luôn là “nhảy đá + đá thấp + Hadoken”, thậm chí từng động tác, từng khung hình (frame) cũng không có gì thay đổi.

Điều đáng khen là Capcom đã và đang bảo toàn lấy tới 70% những gì đã làm nên một thời huy hoàng của Street Fighter chứ không mù quáng chạy theo hai chữ “cách tân” để rồi mất chất và trở thành phế phẩm.

Tuy nhiên khi đem ra so sánh, có một điều khá “nực cười” là, phiên bản Street Fighter x Tekken ra mắt gần đây dù không hoàn toàn là một bản Street Fighter, nhưng lại áp dụng rất tốt cơ chế của dòng game này vào một game đối kháng có lối chơi hoàn toàn khác là Tekken.

Mỗi một nhân vật của Tekken nếu có bị che mặt đi trong game, cũng sẽ không ai dám nói anh ta có xuất thân “ngoại lai”, từ một dòng game khác “viếng thăm” xứ sở Street Fighter danh tiếng.[su_quote]Street Fighter vẫn thực sự xứng đáng với danh hiệu “ông tổ” của dòng game đối kháng.[/su_quote]

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Đối kháng
  • Ra mắt lần đầu tiên: 1987

Ấy vậy mà, Super Street Fighter 3D Edition (3DS) tuy gắn cái mác Street Fighter, và gần như giống hoàn toàn với phiên bản console, lại là một phế phẩm không hơn không kém. Bởi lẽ, Capcom lại đi theo vết xe đổ “casual (đơn giản) hóa” và thêm vào trò chơi những chức năng giúp người chơi mới dễ tiếp cận, nhưng lại vô tình phá hỏng lối chơi truyền thống.

Ví dụ như, với chức năng tự động đỡ, người chơi cứ mặc sức mà ra đòn, tiến công chẳng cần kiêng nể gì vì đã có… “máy” lo đỡ đòn hộ, hay với một số nhân vật như Guile, khi sử dụng màn hình cảm ứng để ra đòn nhanh, nhân vật này không cần phải tụ (charge) mà sử dụng được chiêu Sonic Bomb, Flash Kick ngay lập tức, tạo ra những combo bá đạo (siêu chuối) đến độ vô lý mà không hề có ở những phiên bản tiền nhiệm.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Devil May Cry (13 triệu bản)[/su_heading]Ngoài phong cách cổ điển (gothic) độc đáo, không có gì nhiều để nói về 2 phiên bản đầu của Devil May Cry. Khai sinh ra một lối chơi mà nhiều game sau này đi theo (điển hình là God of War) , bao gồm 1 số yếu tố như tìm đường giải đố, thu thập vũ khí, tiêu diệt kẻ địch, khám phá vị trí bí mật và… chấm hết.

Thời kỳ tuyệt đỉnh của Devil May Cry nằm ở hai phiên bản 3 và 4, khi Capcom nghĩ tới việc tại sao không đem chiều sâu của một game đối kháng, với những chuỗi combo điên đảo động lòng người vào Devil May Cry?

Tuy nhiên, họ vẫn giữ nguyên quan điểm “bảo toàn”, cho nên phong cách gothic và yếu tố giải đố trong game không vì lối chơi mới mà thay đổi theo.

Nhưng tất cả đã chấm dứt sau khi Capcom “sang tay” Devil May Cry cho hãng Ninja Theory. Với DMC: Devil May Cry, hãng này điềm nhiên phá bỏ luôn chất gothic, đồng thời làm cá tính nhân vật thay đổi một trời một vực.

Chiều sâu nửa nạc nửa mỡ khi chỉ cần bấm loạn xạ không cần quan tâm đến khung hình (frame), chiêu đánh, địa hình, nhưng vẫn thực hiện được chuỗi combo hàng trăm đòn. Giải đố cũng bị cắt hết, cả trò chơi chỉ xoay quanh việc bay bay nhảy nhảy.

Đây không phải là một phế phẩm bởi doanh thu nhiều triệu bản của nó, nhưng hiển nhiên các fan gạo cội của trò chơi đã bị nếm đả kích không nhỏ và cảm thấy mích lòng. Liệu họ có sẵn sàng bỏ tiền ra cho một “Ninja May Fly” tiếp theo?

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2001

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

[su_quote]Thời kỳ tuyệt đỉnh của Devil May Cry nằm ở 2 phiên bản 3 và 4.[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Lost Planet (5,6 triệu bản)[/su_heading]

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2006

[su_quote]Dòng game này mới thực sự “nở rộ” khi Capcom quyết định bổ sung thêm chế độ chơi mạng.[/su_quote]Lost Planet là một dòng game hiếm hoi của Capcom lấy đề tài kết hợp giữa chiến tranh người máy (Mecha) và bắn súng góc nhìn người thứ ba (Third-person Shooter). Phần đầu Lost Planet: Extreme Condition vốn đã thành công rực rỡ khi đạt được danh hiệu Editor’s Choice của IGN – một trang đánh giá game chuyên nghiệp.

Nhưng ở Lost Planet: Colonies ra mắt năm 2008, dòng game này mới thực sự “nở rộ” khi Capcom quyết định bổ sung thêm chế độ chơi mạng.

Phần 2 ra mắt và đưa người chơi đến với những dạng địa hình phong phú, khác nhau như rừng rậm, sa mạc, v.v.. chứ không chỉ bó hẹp trong khu vực cực hàn như phần trước. Tuy vậy, phiên bản 2 này lại không được đón nhận ở các nước phương Tây, khiến năm đó, lợi nhuận dự tính của Capcom bị giảm tới gần một nửa trong 6 tháng dài dằng dặc.

Thấy game không được ưa chuộng ở phương Tây, Capcom “dúi” ngay Lost Planet 3 vào tay Spark Unlimited (hãng thực hiện Call of Duty: Finest Hour, Yaiba: Ninja Gaiden Z), nhưng kết quả lại trái ngược với dự tính của họ. Một tựa game bị mất chất theo chiều hướng “Tây” hóa mà lại bị gò bó bởi nguyên bản Châu Á, như Lost Planet 3 không thể nhận được đánh giá cao.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Sengoku Basara (8 triệu bản)[/su_heading]

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

Sengoku Basara (hay Devil Kings) là tựa game do Capcom học tập (“nhái”) từ Samurai Warriors của Koei mà nên.

Gần đây, Koei cũng “không vừa” khi “nhái ngược” lại dòng game Monster Hunter của Capcom bằng Toukiden: Age of Demons (PS Vita, PSP). Kỳ thật, việc bắt chước cũng không có gì là sai trái khi mà Sengoku Basara, được áp dụng một phong cách chơi đa dạng và có chiều sâu, tỏ ra không hề thua kém, thậm chí có phần trội hơn “nguyên bản” Samurai Warriors.4 phiên bản truyền thống trong dòng game này gần như giống hệt nhau, những đổi mới chỉ vụn vặt và không đáng đề cập đến, y hệt Samurai Warriors, luôn lấy “chặt” và “chém” làm căn nguyên.

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2005

[su_quote]Sengoku Basara tỏ ra không hề thua kém, thậm chí có phần trội hơn “nguyên bản” Dynasty Warriors.[/su_quote]Chỉ có 2 trường hợp cách biệt hẳn là Sengoku Basara X, một game đối kháng do Arc System Work (Guilty Gear, Blazblue) phát triển cho hệ máy thùng arcade và PS2.

Cùng theo đó là Sengoku Basara: Battle Heroes (PSP), trò chơi tập trung vào việc đối kháng giữa các tướng lĩnh, giống một game khác cũng do Capcom phát triển thời bấy giờ là Mobile Suit Gundam: Gundam vs. Gundam Next (2 game được sử dụng chung một engine).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Ace Attorney (5,1 triệu bản)[/su_heading]

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Giải đố | Phiêu lưu
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2001

Nhận thức được tiềm năng của hệ máy cầm tay, Capcom muốn cống hiến một chút gì đó, nhưng với cấu hình vô cùng giới hạn của Gameboy, hãng đã thể hiện ra sự khôn khéo khi đánh cược vào một lối chơi mới lạ, sáng tạo, mà sau đó dẫn đến sự ra đời của trò chơi Ace Attorney.

Thật vậy, Ace Attorney là game duy nhất trên thị trường có thể mô phỏng lại được phiên tòa xét xử. Hơn nữa còn kết hợp nhiều yếu tố của dòng game Visual Novel (tiểu thuyết tranh điện tử).

Từ phiên bản đầu tiên cho tới nay, dù không quá chói lóa nhưng Ace Attorney vẫn luôn giữ nguyên được phong độ của mình. Bởi lẽ, tuy có nhiều điểm tương đồng trong nhân vật nhưng mỗi một phần Ace Attorney lại có bối cảnh khác nhau, kể những câu truyện khác nhau.

Nếu Ace Attorney là một bộ truyện tranh manga (truyện tranh Nhật Bản), nó hoàn toàn có thể được so với những Conan hay Doraemon, đem người đọc hết từ câu chuyện này đến câu chuyện khác, mà không tạo cảm giác nhàm chán.

Gần đây, ngoài Monster Hunter, Capcom tiếp tục thể hiện sự hợp tác với Nintendo khi chào hàng tựa game Professor Layton vs. Phoenix Wright: Ace Attorney cho 3DS. Ai cũng phải biết, tựa game Professor Layton là một trong những tên tuổi tạo nên quá khứ huy hoàng của Nintendo DS (vốn đã ngang ngửa với “huyền thoại” PS2 về doanh số từ nhiều năm trước).

Capcom và 15 "gia tài" kếch xù (Kỳ 1)

[su_quote] hãng đã thể hiện ra sự khôn khéo khi đánh cược vào một lối chơi mới lạ, sáng tạo, mà sau đó dẫn đến sự ra đời của trò chơi Ace Attorney[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Những game bên trên vẫn chỉ là một góc trong “gia tài” kếch xù của Capcom, mà sẽ tiếp tục được đề cập đến trong kỳ sau! Nhưng khoan… danh sách trên có bao gồm tựa game tâm đắc của bạn? Hãy cho Vietgame.asia biết nhé!* Hình ảnh được hỗ trợ bởi CapcomGoogle.

Tác giả