[dropcap style=”style1″]M[/dropcap]ặc dù trở thành một hãng sản xuất các thiết bị phần cứng, thiết bị ngoại vi hàng đầu với đủ các chủng loại sản phẩm đa dạng, nhưng ASUS vẫn không “bỏ bê” mảng kinh doanh “khởi nghiệp” của mình khi không ngừng đưa ra các mẫu bo mạch chủ với đủ các thiết kế mới mẻ với các “ngôn ngữ” khác biệt, nhắm vào các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
Có thể kể đến các dòng sản phẩm Rampage, Sabertooth hay Maximus đều thể hiện tính ưu việt cho từng nhóm đối tượng game thủ, OCer hay những người dùng “hardcore” khác. Nếu như cách đây không lâu, Vietgame.asia đã giới thiệu với bạn đọc đại diện cho dòng sản phẩm Sabertooth với phiên bản ASUS Sabertooth Z170 MARK 1 với thiết kế “áo giáp” hạng nặng, thì trong bài viết này, người viết cũng xin giới thiệu đến độc giả một đại diện “mới toanh” của dòng sản phẩm chất lượng cao Maximus với tên gọi ASUS Maximus VIII Hero.
Nếu như Asus Maximus VIII Impact ra đời để đánh vào thị trường bo mạch chủ loại nhỏ (mini-ITX) thì ASUS Maximus VIII Hero xuất hiện để khẳng định vị thế trên thương trường “cỡ trung” (ATX). Chưa tính đến hiệu năng hay khả năng ép xung, chỉ riêng ở khâu “mở hộp” ASUS Maximus VIII Hero hoàn toàn đủ sức gây ấn tượng đối với bất kì game thủ nào.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Asus Maximus VIII Impact – “Vị vua tí hon” trở lại
Galax GTX 950 OC – “Kẻ xâm lược” phân khúc giá rẻ
ASUS Maximus VIII Hero – “Anh hùng” ra oai
[/su_service][/su_note]
[su_divider]
[su_note note_color=”#DFF0D8″]
Giống như các sản phẩm của dòng Maximus mà gần đây nhất là Asus Maximus VIII Impact, Asus không quá cầu kì trong cách thiết kế vỏ hộp khi mặt trước chỉ vỏn vẹn tên sản phẩm là ASUS Maximus VIII Hero còn lại là tông màu đỏ với vài nét xuyên chéo. Ở mặt sau, người dùng sẽ biết rõ hơn về những tính năng nổi bật mà ASUS Maximus VIII Hero sở hữu, cùng với đó là một số thông tin cơ bản như sử dụng nền tảng Skylake, hỗ trợ Ram DDR4 có khả năng ép xung lên đến 3733 MHz…
Kế đến, khác với thiết kế vỏ hộp “kín kẽ” truyền thống, vỏ hộp của ASUS Maximus VIII Hero được thiết kế theo dạng một chiếc tủ trưng bày để người dùng có thể quan sát kĩ càng hơn linh kiện bên trong, lúc này những thông tin chi tiết nhất mới được Asus giới thiệu tường tận. Có thể nói, cách thiết kế này dành cho ASUS Maximus VIII Hero cũng thể hiện rõ đây là một sản phẩm ở một đẳng cấp rất cao khi không cần in quá nhiều thông tin lên mặt bìa mà vẫn thể hiện những gì người dùng cần biết qua vỏ hộp.
[/su_note][su_quote]Giống như các sản phẩm của dòng Maximus mà gần đây nhất là Asus Maximus VIII Impact, Asus không quá cầu kì trong cách thiết kế vỏ hộp khi mặt trước chỉ vỏn vẹn tên sản phẩm là ASUS Maximus VIII Hero[/su_quote][su_note note_color=”#D9EDF7″]
Một số công nghệ tiên tiến mà người dùng cần biết như: SupremeFX công nghệ âm thanh phục vụ chơi game, Lighting Control cho phép điều khiển đèn nền theo ý thích, Intel Ethernets tăng tốc đường truyền mạng hay Extreme Engine Digi+ cho khả năng điều chỉnh hoạt động của Mosfet, chockes…. Không những thế, một vài tính năng khác mà ASUS Maximus VIII Hero sở hữu cũng dễ dàng tìm thấy trên vỏ hộp.
[/su_note][su_note note_color=”#F2DEDE”]
Đi sâu hơn về những thứ bên dưới vỏ hộp, những thứ được Asus tặng kèm khi mua các sản phẩm của dòng Maximus luôn dừng ở mức vừa đủ và “Anh hùng” của chúng ta cũng vậy. Tất cả mọi thứ bao gồm “nhân vật chính”, một sách hướng dẫn, ba dây SATA, một đĩa Driver, một cầu nối SLI, một thiết bị gắm dây khởi động và một tấm chắn cho dàn đầu ra phía sau.
Thành thật mà nói, người viết rất thích tiêu chí “vừa đủ xài” như ASUS Maximus VIII Hero hơn là một dàn phụ kiện rườm rà của ASUS Sabertooth Z170 MARK 1 trong bài viết gần đây.
[/su_note]
[su_divider]
[su_note note_color=”#FCF8E3″]
Hướng tới nhóm đối tượng khách hàng ưa chuộng sự cao cấp nhưng đơn giản, không quá rườm rà của dòng Maximus, ASUS Maximus VIII Hero có ngoại hình không quá bắt mắt và còn hơi nhiều khoảng trống trên bo mạch so với các sản phẩm khác thay vì “bọc giáp” kín kẽ như dòng Sabersooth. Cũng vì vậy mà bố trí linh kiện của sản phẩm có vẻ dễ nhìn, thoải mái hơn.
Giống với bạn cùng nhà ASUS Sabertooth Z170 MARK 1, phía góc trái được trang bị một lớp giáp nhô cao che đi các cổng đầu ra, kến đến ASUS Maximus VIII Hero được trang bị tản nhiệt khá dài cho khu vực Phase điện và có tất 10 Phase điện đủ sức phục vụ một cách ổn định nhất cho cả những CPU i7 đời mới nhất. Ngoài ra, dàn tụ rắn ASUS Maximus VIII Hero sở hữu được sản xuất tại Nhật với chất lượng cực cao, điều này đã được khẳng định trong sản phẩm Asus Maximus VIII Impact cách đây không lâu.
[/su_note][su_quote]Giống với bạn cùng nhà ASUS Sabertooth Z170 MARK 1, phía góc trái được trang bị một lớp giáp nhô cao che đi các cổng đầu ra[/su_quote][su_note note_color=”#DFF0D8″]
Như đã nói ở trên, do thiết kế có nhiều khoảng trống, nhất là ở khu vực CPU, nên người dùng có thể dễ dàng gắn những thiết bị tản nhiệt cồng kềnh mà không sợ vướng víu. Hơn nữa dàn linh kiện ở khu vực này cũng không quá sát nhau nên nếu có ý định trang bị tản nhiệt nước dạng tự chế (custom watercooling) thì đây cũng là một sản phẩm rất thích hợp.
Tất nhiên, không thể không kể đến logo ROG – Republic Of Gamers án ngữ một khoảng không gian khá lớn bên cạnh phải. Như đã giới thiệu ở đầu bài tính năng Lighting Control cho phép điều khiển màu sắc của logo theo ý thích hay hoạt động của máy và có tổng cộng khoảng 6 chế độ khác nhau để người dùng lựa chọn.
[/su_note]
[su_divider]
[su_note note_color=”#F2DEDE”]
ASUS Maximus VIII Hero được trang bị tám cổng SATA 3.0, có cả khe cắm M.2 cho các tác vụ mở rộng, không những thế, hai khe PCI-Express x16 sẽ tạo điều kiện cho người dùng có dịp sử dụng cầu nối SLI đi kèm. Cùng với đó, một khe cắm PCI-Express thường và ba khe PCI-Express x1 sẽ hỗ trợ những thiết bị đời cũ khi có nhu cầu.
Cuối cùng, ASUS Maximus VIII Hero có tổng cộng bốn khe cắm RAM với dung lượng tối đa lên đến 64 Gb, mức xung tối đa khi ép xung có thể lên đến “kỷ lục” 3733 MHz. Nhắc đến ép xung, người dùng còn có thể yên tâm thực hiện thoải mái khi nút reset Bios “nóng” cũng được trang bị đề phòng những trường hợp bất trắc.
Ngoài ra, ASUS cũng trang bị hệ thống âm thanh cao cấp với những thiết bị được “thửa riêng” nằm góc trái dưới cùng của bo mạch. Chip xử lý âm thanh SupremeFX “độc quyền” của hãng kết hợp “nhuần nhuyễn” cùng chip xử lý DAC ESS-ES9023P nhằm tạo ra chất âm tốt nhất cho game thủ, thậm chí có thể so sánh được với nhiều mẫu cạc âm thanh tầm trung.
Thêm vào đó, phía dưới bo mạch 3 nút Start, Reset và Clear Cmos sẽ dành cho những ai sử dụng ASUS Maximus VIII Hero trên benchtable mà không cần phải thao tác với bảng panel như trong những chiếc case (thùng máy) thông thường.
[/su_note][su_quote]ASUS Maximus VIII Hero được trang bị tám cổng SATA 3.0, có cả khe cắm M.2 cho các tác vụ mở rộng, không những thế, hai khe PCI-Express x16 sẽ tạo điều kiện cho người dùng có dịp sử dụng cầu nối SLI đi kèm[/su_quote]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]TỔNG QUAN[/su_heading]Ấn tượng mà ASUS Maximus VIII Hero đem lại được gói gọn trong hai chữ “đơn giản”. Thiết kế chung của sản phẩm không quá cầu kì nhưng vẫn thể hiện được đẳng cấp rất riêng của một thương hiệu lớn. Có thể nói, ASUS Maximus VIII Hero là một bo mạch chủ đa chức năng, phù hợp cho nhiều nhóm đối tượng sử dụng với nhiều trang bị hiện đại, đa dạng các cổng kết nối cũng như các công nghệ tiên tiến.
[su_divider]