[dropcap style=”style1″]C[/dropcap]ho đến thời điểm hiện tại, thị trường các thiết bị ngoại vi cao cấp nâng cao trải nghiệm chơi game của game thủ dường như đã trở thành một món ăn thêm tinh thần, đôi khi là cực kỳ quan trọng trong việc thục đẩy thành tích của một (hoặc một nhóm) game thủ chuyên nghiệp trên đấu trường thể thao điện tử. Trong đó, bàn phím cơ chuyên dụng cho game cũng đang dần trở thành một thị trường đầy màu mỡ không kém chuột chơi game hay tai nghe, được không ít những nhà sản xuất cả mới lẫn cũ, từ gạo cội tới tân binh đều liên tục giới thiệu sản phẩm của mình.
Tuy nhiên ít ai biết rằng, bàn phím cơ vốn đã là một công nghệ “từng” bị xem là… lỗi thời. Đến nỗi cách đây khoảng 10 năm, nó được xem là thứ kìm hãm công nghệ máy tính cá nhân và được rất nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới tìm cách thay thế. Ấy vậy mà 10 năm sau, chẳng ai ngờ rằng “bàn phím cơ” lại là thứ mà bất kì game thủ nào cũng đều muốn thửa riêng cho mình một chiếc như một thứ vũ khí tối thượng.
Hiện tại, cuộc chiến giữa những hãng sản xuất trên thị trường bàn phím cơ đang ngày một khốc liệt hơn bao giờ hết, vô vàn công nghệ mới được tích hợp, switch (công tắc) mới ra đời liên tục, mẫu mã ngày một đa dạng hơn dưới cái mác “tối ưu cho trải nghiệm game”. Dĩ nhiên người hưởng lợi không ai khác chính là game thủ chúng ta.
Nhưng từ đâu, động cơ nào đã khiến cuộc chơi bàn phím cơ trở nở rộ như vài năm trở lại đây? – Phong trào “Custom Switch” (tự chế switch) từ đâu mà có? – Hãy cùng Vietgame.asia nhìn lại sự chuyển mình ngoạn mục của những công nghệ bàn phím từng bị xem là lỗi thời trong bài viết ngay sau đây nhé![su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
NVIDIA G-SYNC VÀ AMD FREESYNC – CUỘC CHIẾN CHỐNG “XÉ HÌNH”
AMD RADEON R9 FURY X – “TRÁI TIM RỒNG” HBM
AMD Crimson Radeon Software – Lật đổ triều đại AMD Catalyst?
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CHERRY – CỘI NGUỒN CỦA “KHOÁI CẢM”[/su_heading]Công trạng lớn dĩ nhiên phải kể đến Cherry, nhà sản xuất công tắc bàn phím cơ hàng đầu thế giới đến từ Đức với hơn hai thập niên miệt mài nghiên cứu và cống hiến cho thế giới những mẫu switch tuyệt vời nhất thế giới. Nếu bạn nghi ngờ Cherry, chỉ cần cái mác “Made in Germany” cũng đủ khiến những bậc “anh hùng bàn phím” giỏi múa phím nhất cũng phải gật gù thõa mãn. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, Cherry lại lơ là mảng gaming gear mà chỉ tập trung vào cung cấp switch cho các lĩnh vực công nghiệp hoặc văn phòng.
Khi những dòng phím cơ truyền thống trên thị trường như Apls hay Buckling Spring dần mất tích thì những mẫu Cherry MX lại tỏa sáng, mang lại một trải nghiệm mới mẻ trên các dòng bàn phím cơ dành cho chơi game, độ bền siêu khủng lên tới 50 triệu lần nhấn.Lúc này, những loại switch Cherry MX này đóng vai trò như “linh hồn” của mỗi chiếc bàn phím cơ khi chúng được giới thiệu.[su_quote]Nếu bạn nghi ngờ Cherry, chỉ cần cái mác “Made in Germany” cũng đủ khiến những bậc “anh hùng bàn phím” giỏi múa phím nhất cũng phải gật gù thõa mãn[/su_quote]Cuộc đời sang trang, Cherry được giới game thủ quan tâm rộng rãi hơn, thị phần bàn phím cơ dành cho game sử dụng Cherry MX ngày một tăng, biến Cherry trở thành một ông vua không đối thủ trên đấu trường này. Dĩ nhiên, thời kỳ này cũng không thiếu những công nghệ switch nổi tiếng khác Topre đến từ Nhật Bản, song loại switch này có vẻ thiên về tác vụ gõ văn bản hơn thay vì chơi game.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]RAZER – BỆ PHÓNG CHO TRÀO LƯU PHÍM CƠ CHUYÊN GAME[/su_heading]
Vào năm 2010, Razer bắt tay cùng Cherry tạo ra chiếc bàn phím cơ gắn mác “Gaming” đầu tiên trên thị trường – Razer BlackWidow, tại Gamescom 2010 và trở thành một thương hiệu gà đẻ trứng vàng của Razer. BlackWidow sử dụng switch CherryMX Blue của hãng Cherry nổi tiếng, mở ra một thời đại vô cùng tươi sáng cho thị trường bàn phím cơ chơi game.
Như đã nói ở trên, vào thời điểm này Cherry như một ông vua không đối thủ, sản phẩm của hãng phủ rộng khắp mọi mẫu mã của nhiều nhà sản xuất khác nhau.Kể từ năm 2013 đến nay, thị trường bàn phím cơ tăng trưởng mãnh liệt và dần xuất hiện nhiều hơn các hãng sản xuất switch khác như Kailh (Kaihua Electronics), Greetech và TTC, giúp đa dạng hóa thị trường…Dẫu vậy, trên thực tế những nhà sản xuất switch mới này không mang đến luồng gió mới nào cho làng phím cơ, mà chỉ đơn thuần là sao chép lại công nghệ sản xuất switch Cherry MX mà thôi. Chúng thường được gọi bằng cụm từ “Cherry-clone”.[su_quote]BlackWidow sử dụng switch CherryMX Blue của hãng Cherry nổi tiếng, mở ra một thời đại vô cùng tươi sáng cho thị trường bàn phím cơ chơi game.[/su_quote]Trong khi đó, các hãng sản xuất gaming gear đối thủ của Razer lại đang nhăm nhe bước chân vào thị phần cực kì béo bở này. Buộc Razer phải đưa ra một kế sách nhằm mở ra một lối thoát cho bản thân. “Thiên thời – địa lợi – nhân hòa” đã điểm, tiếp tục với vai trò là kẻ tiên phong, Razer đã mạnh dạn đặt ra cho mình một nước cờ mạo hiểm thoát khỏi cái bóng của Cherry, tạo sự cách tân với các đối thủ: sáng tạo cho riêng mình một loại công tắc “chuyên dùng cho chơi game” – đúng như câu slogan: “For gamer, by gamer” với ý tưởng tạo nên một mẫu Custom Switch hoàn toàn “đã tay” với game thủ.
Razer tự thiết kế 2 mẫu switch cho các sản phẩm bàn phím cơ của họ là Razer Green Switches và Razer Orange Swiches. Nước đi mạo hiểm này khiến Razer trở thành kẻ tiên phong trong phong trào “tự trồng” switch – Custom Switch. Chưa nói đến chuyện sản phẩm của Razer tốt hay “cùi”, song Razer dám nghĩ, dám làm, tự tạo được bản sắc riêng dù chỉ khác Cherry MX có “tí xíu” khiến cái tên Razer ngày càng trở nên đắt giá. Nhất là khi có khâu marketing thuộc hàng khủng của CEO Min-Liang Tan. Razer trở thành một tấm gương mẫu mực, kéo theo một số hãng khác đầu tư “trồng” cho riêng của họ một loại switch đặc trưng. Tiêu biểu như Romer-G Switches của Logitech, EG Switches của EpicGear…
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]SWITCH TỰ TRỒNG VÀ BẢN SẮC[/su_heading][su_quote]Theo Razer, Cherry không mang lại những thứ mà game thủ cần, họ sản xuất switch chuyên cho tác vụ soạn thảo, trong khi game thủ cần một loại switch có thể tối ưu trải nghiệm và trình độ chơi game.[/su_quote]Khi muốn tạo ra một cuộc cách mạng, một cái mới thoát ra cái bóng quá lớn của 20 năm trong nghề sản xuất switch như Cherry, Razer đã phải đối diện với không ít khó khăn. Đầu tiên đó chính là thay đổi những tiêu chuẩn vàng mà Cherry đã đặt ra. Theo Razer, thứ mà Cherry giữ khư khư trong 20 năm qua không mang lại những thứ mà game thủ cần, họ sản xuất switch chuyên cho tác vụ soạn thảo, trong khi game thủ cần một loại switch có thể tối ưu trải nghiệm và trình độ chơi game.
Về phía Cherry, tại thời điểm này họ đang “phất” lên hơn bao giờ hết khi mà trên thị trường đã xuất hiện hàng loạt phím cơ sử dụng switch CherryMX, hơn nữa một bản hợp đồng độc quyền với “ông lớn” Corsair về việc sản xuất các mẫu switch CherryMX RGB tích hợp đèn LED 16,7 triệu màu cho riêng Corsair.
Razer muốn một switch mới, đột phá hơn, nhưng yêu cầu sửa đổi hay thay đổi “dây chuyền” để sản xuất cho Razer một loại Custom Switch cải tiến từ CherryMX Blue không được phía Cherry và Corsair chấp thuận, gây ra mâu thuẫn giữa Razer và Cherry suốt một thời gian dài. Razer đành dứt áo ra đi, tìm kiếm một “tình yêu” khác hiểu mình hơn – Kaihua Electronics, kẻ đang thống trị phân khúc switch dành cho bàn phím cơ bình dân. Mặt khác, Cherry cũng không phải “ba đầu sáu tay” một mình nhận thiết kế Custom Switch cho-từng-hãng. Và việc chọn độc quyền cho một thương hiệu là điều dễ hiểu.Bắt tay cùng Kailh, Razer trình làng Green Switches và Orange Switches vào năm 2014. Đây là hai mẫu Custom Switch đầu tiên của hãng dần “thoát ly” ra khỏi đế chế Cherry, về cơ bản thì cả 2 mẫu switch này cũng gần như y hệt các mẫu switch của Cherry nhưng có một sự điều chỉnh nhỏ. Green Switches vẫn có lực nhấn 50g, tiếng clicky quen thuộc và cấu tạo tactile của Cherry MX Blue, nhưng hành trình đến điểm tiếp xúc (actuation point) rút ngắn xuống 1,9mm thay vì 2,2mm dù hành trình đủ (bottom-out) vẫn là 4mm. Orange Switches lại “na ná” Cherry MX Red, hành trình hoạt động “trơn” (linear), rút ngắn điểm tiếp xúc xuống 1,9mm (thay vì 2mm) và có lực nhấn 45g. Chỉ với một chút thay đổi trong hành trình phím, Razer đã bước đầu thành công khi tạo ra một trải nghiệm mới mà theo hãng cho rằng nó sẽ giúp “tốc độ thao tác nhanh hơn” dù khoảng cách đó chỉ là 0,1mm.
Hơn nữa, Kailh không chỉ đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Razer mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất bàn phím cơ của Razer. Nếu tính về giá bán lẻ, các loại switch của Cherry có mức giá vào khoảng 0.5 USD một switch trong khi các mẫu Custom Switch của Kailh chỉ có 0.15 USD một switch, nên có thể ví von rằng 1 switch của Cherry tương đương với 4 switch của Kailh. Điều này sẽ giúp Razer tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất hơn đáng kể, vừa đạt được mục tiêu tương đối mĩ mãn.
Xét cho cùng, phong trào Custom Switch của bàn phím cơ chơi game hiện nay đều dựa trên những loại switch cơ bản trên thị trường nhưng được các hãng sản xuất tinh chỉnh lại theo quan điểm về việc chơi game cũng như các ý kiến, phản hồi của game thủ, tạo nên một bản sắc rất riêng và làm phong phú hơn cho thị trường bàn phím chơi game màu mỡ hiện nay.
Còn nhớ cách đây không lâu, CEO Razer – Min-Liang Tan từng tuyên bố như đinh đóng cột rằng rằng bộ đôi Custom Switch mới của mình ăn đứt những mẫu switch trong 20 năm kinh nghiệm của Cherry trong trải nghiệm chơi game tại một buổi hỏi đáp trực tuyến.
Dù vậy, Razer cũng vấp phải không ít làn sóng trái chiều đến từ người dùng, họ cho rằng các switch “Made in China” từ Kailh có chất lượng kém hơn so với “hàng xịn Made in Germany” của Cherry. Giá thành gia công thấp hơn nhưng Razer lại vẫn giữ nguyên giá bán dòng Razer BlackWidow… hay một số nhận xét khác cho rằng, bản chất 2 loại sw mới cũng chỉ là “sao chép” và chỉnh sửa lại công nghệ của Cherry, như cách mà Kailh đã làm từ trước đến nay thay vì phát triển mới hoàn toàn, hoặc một số game thủ khác cho rằng Green Switches lại chỉ phù hợp cho soạn thảo như Cherry MX Blue bởi các game thủ chuyên nghiệp thường ưu tiên sử dụng switch linear (trơn) hơn là loại switch có tactile (khấc).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]TẠM KẾT[/su_heading]Khi công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc như hiện nay thì việc “nhà nhà, người người” đua nhau sản xuất cho mình một chiếc bàn phím cơ chỉ sử dụng mỗi loại switch của hãng Cherry, thiết kế lại “na ná” nhau đã quá lỗi thời. Vì thế, phong trào Custom Switch sinh ra như một “thiên thần cứu cánh” các hãng sản xuất muốn tạo cho mình một phong cách riêng, đồng thời giúp họ sáng tạo ra các sản phẩm bàn phím cơ chơi game đột phá trong tương lai.
Hơn nữa, Cherry cũng chẳng phải e ngại việc các loại switch có nguy cơ bị thoái trào khi ngày càng nhiều hãng đã “tự chế” cho riêng họ một loại switch cơ học khác. Bởi Custom Switch chỉ đơn giản tạo ra nhiều sắc thái riêng cho thị trường phím cơ chơi game hiện nay, hướng nhiều hơn đến các đối tượng game thủ khác, tạo nên “sức sống” cho thế giới bàn phím cơ chơi game, thay cho xu hướng “nhân bản” hàng loạt các mẫu dựa trên nền Cherry MX như trước.
Trong kỳ 2 của bài viết, Vietgame.asia sẽ giới thiệu chi tiết, cấu tạo cũng như hoạt động của các loại Custom Switch đang “hot” hiện nay, kính mong bạn đọc đón theo dõi![su_divider]