Skip to content

Custom Switch – Thời của phím cơ “tự chế” (Kỳ 2)

Custom Switch - Thời của phím cơ "tự chế" (Kỳ 2)

[dropcap style=”style1″]K[/dropcap]hi Razer liên tục nhận được ngày một nhiều “gạch” hơn khi quay lưng với Cherry, nhưng cũng được nhiều “tiếng” và nhiều “miếng” hơn khi mạnh sáng tạo cho mình một bản sắc riêng trong hằng sa số các mẫu bàn phím sử dụng Cherry MX “na ná” nhau đến từ các nhà sản xuất khác. Những nhà sản xuất bàn phím khác này bắt đầu tỏ thái độ học hỏi chiến lược thời thượng của Razer.

Hiện tại, cuộc chiến giữa những hãng sản xuất trên thị trường bàn phím cơ đang ngày một khốc liệt hơn bao giờ hết, vô vàn công nghệ mới được tích hợp, switch (công tắc) mới ra đời liên tục, mẫu mã ngày một đa dạng hơn dưới cái mác “tối ưu cho trải nghiệm game”. Chính vì lẽ đó, xu hướng Custom Switch xuất hiện như một phong trào “cứu cánh” cho nhiều hãng sản xuất muốn tồn tại lâu dài, đồng thời tạo ra các sản phẩm bàn phím cơ có phong cách riêng của họ, hướng tới nhiều đối tượng game thủ hơn. Thậm chí, Custom Switch còn mở ra một tương lai mới cho các hãng muốn nghiên cứu, sản xuất cho mình một chiếc bàn phím cơ chơi game “đột phá” trong tương lai.

Hãy cùng Vietgame.asia điểm qua một vài mẫu switch mới đang gây sốt trên thị trường bàn phím cơ hiện nay ngay sau đây nhé![su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

NVIDIA G-SYNC VÀ AMD FREESYNC – CUỘC CHIẾN CHỐNG “XÉ HÌNH”

AMD RADEON R9 FURY X – “TRÁI TIM RỒNG” HBM

AMD Crimson Radeon Software – Lật đổ triều đại AMD Catalyst?

Custom Switch – Thời của phím cơ “tự chế” (Kỳ 2)

Custom Switch – Thời của phím cơ “tự chế” (Kỳ 1)

[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CHERRY MX RGB[/su_heading]Trong khi nhiều hãng đã học tập mô hình nghiên cứu và sản xuất Custom Switch của Razer thì có một kẻ đang nắm thế thượng phong khi được chính Cherry “yểm trợ” – CorsairCorsair độc quyền các loại switch Cherry MX RGB nhằm hướng tới các game thủ yêu thích sự cao cấp của các mẫu switch Cherry MX, nhất là khi các mẫu switch Cherry MX RGB sở hữu hệ thống đèn nền RGB hàng chục triệu màu cùng lớp vỏ trong suốt tinh khiết được làm bằng sợi thủy tinh (chứ không đơn thuần là nhựa).

Lớp vỏ tinh khiết này mang đến cho những mẫu bàn phím của Corsair một chiếc áo vô cùng lộng lẫy trong đêm khi hệ thống đèn LED RGB tích hợp bên trong được kích hoạt. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, mẫu Custom Switch Cherry MX RGB này không thể thay thế LED nếu nó “vô tình” chết mà chỉ có thể thay thế luôn switch mà thôi. Dù vậy, theo ghi nhận thì hiện tượng chết LED rất hiếm khi xảy ra, hoặc nhẹ hơn là chỉ chết một kênh màu.Custom Switch - Thời của phím cơ "tự chế" (Kỳ 2)[su_quote]Cherry MX RGB sở hữu hệ thống đèn nền RGB hàng chục triệu màu cùng lớp vỏ trong suốt tinh khiết được làm bằng sợi thủy tinh[/su_quote]Về cơ bản, dòng Custom Switch mới của Cherry không có nhiều thay đổi về mặt công nghệ và cấu tạo như Razer, mà chỉ đơn thuần là tích hợp một hệ thống đèn LED mới cùng lớp vỏ trong suốt mà thôi. Chỉ đến khi Corsair chính thức ra mắt dòng bàn phím mới là Corsair Strife, Cherry mới tiếp tục giới thiệu đến người dùng của mình loại switch mới là “Cherry MX Silent” với hai màu là đỏ nhạt và xám (tùy lực nhấn). Theo Cherry cho hay, so với nhiều loại Cherry MX được cho là “không có tiếng clicky” trước đây như MX Red, MX Black… thì MX Silent im lặng hơn tới 30% mà vẫn giữ nguyên được hiệu năng về tốc độ cũng như phản hồi xúc giác tương tự các loại switch khác. Chưa dừng lại ở đó, với sự chăm chút tỉ mỉ của mình, Cherry cũng trang bị luôn cho MX Silent lò xo và mấu tiếp xúc mạ vàng, tối ưu hoàn hảo cho người dùng.

Với những người dùng không ưa màu mè, Cherry cũng sản xuất luôn Cherry MX Silent đơn sắc với giá thành rẻ hơn. Về sau, các dòng Cherry MX RGB tiếp tục trở thành một chuẩn mực mà những nhà sản xuất Cherry-clone khác “học hỏi”, trong đó có cái tên Razer.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LOGITECH ROMER-G[/su_heading]Với nhiều game thủ có thâm niên trên thị trường gaming gear, Logitech hẳn là một cái tên đã quá quen thuộc với biết bao thế hệ với hàng tá sản phẩm gắn mác “gaming” đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, khi mà thời kỳ phím cơ bủng nổ trở lại, Logitech lại tỏ ra lép vế trước các đối thủ của mình mà không có bất kỳ động thái “đáp trả” nào, thay vào đó lại tập trung vào các mảng về chuột chơi game hoặc tai nghe chơi game. Cuộc đấu Custom Switch gay cấn rồi cũng lôi kéo được Logitech tham gia, và Romer-G switch được giới thiệu. Có thể, sự im lặng của Logitech là để chuẩn bị cho quả bom mang tên “Romer-G” chăng?[su_quote]sự im lặng của Logitech là để chuẩn bị cho quả bom mang tên “Romer-G” chăng?[/su_quote]Có thâm niên hoạt động sản xuất thiết bị ngoại vi dành cho game thủ từ lâu, Logitech rất có “cơ” để tạo được cú hích với Romer-G trong trào lưu Custom Switch này. Và những dấu ấn ban đầu mà Romer-G tạo được trong mắt người dùng cũng không kém phần ấn tượng. Đầu tiên là tốc độ bấm cực kì nhanh (nhanh hơn 25%), điểm tiếp xúc rút ngắn xuống chỉ còn 1,5mm, hành trình đủ chỉ 3mm và trọng lượng nhấn khoảng 45g, độ bền lên tới 70 triệu lần nhấn, hướng tới các đối tượng game thủ chuyên nghiệp chơi game trong thời gian dài.

Cấu tạo cơ khí của Romer-G đôi phần khá giống với các loại bàn phím… giả cơ trên thị trường, phần lò xo lớn ngắn hơn nhưng lớn hơn, trục chính (stem) lớn hơn, dễ nhấn và chính xác hơn, phần đèn LED được đặt hẳn vào giữa, cho khả năng chiếu sáng lên kí tự của keycap tốt hơn hẳn. Tuy nhiên, do phần trục chính có phần đặc biệt nên khi nhấn người dùng phải tác động lực theo phương vuông góc mới tạo được hiệu năng cao nhất, với nhiều người chưa quen thì đây là một vấn đề tương đối “khó chiều”. Mặt khác, Romer-G không có khả năng chơi keycap theo chuẩn của Cherry nên chưa được người dùng quan tâm đúng mực.Custom Switch - Thời của phím cơ "tự chế" (Kỳ 2)

Custom Switch - Thời của phím cơ "tự chế" (Kỳ 2)[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]STEELSERIES QS1[/su_heading]Custom Switch - Thời của phím cơ "tự chế" (Kỳ 2)Cuộc cạnh tranh Custom Switch đang hồi gay cấn thì đến lượt SteelSeries tiếp tục “châm dầu vào lửa” với mẫu switch QS1 đặc chế của riêng. Cũng được biết đến như là một gã khổng lồ chuyên gaming gear tại thị trường châu Âu, SteelSeries trong làng phím cơ có một “tuổi thơ” tương đối… bất hạnh, bởi các dòng bàn phím cơ trước đây của hãng không được người dùng đánh giá cao, như dòng 6GV2 hoặc 7G bởi giá thành đắt đỏ, thiết kế lỗi thời và không có nhiều layout theo từng khu vực. QS1 là sản phẩm được SteelSeries hy vọng sẽ lấy lại tên tuổi của mình trong làng phím cơ, cũng như tạo bước đà để hãng đánh mạnh hơn vào mảng bàn phím cơ chuyên game dành cho game thủ.

QS1 có khá nhiều điểm tương đồng với Romer-G của Logitech bởi phần trục chính lớn, cấu tạo này tạo được độ chính xác và chắc chắn khi nhấn cao, tránh các hiện tượng ọp ẹp và lỏng lẻo. Thêm nữa là phần đèn LED được cho hẳn vào bên trong switch, chiếu sáng trực tiếp lên kí tự của keycap… Tuy nhiên, QS1 lại có khả năng khuếch tán ánh sáng lung linh hơn Romer-G nhờ phần housing (nắp switch) được làm bằng nhựa trong hơn… chút ít.[su_quote]QS1 có khá nhiều điểm tương đồng với Romer-G của Logitech bởi phần trục chính lớn, cấu tạo này tạo được độ chính xác và chắc chắn khi nhấn cao, tránh các hiện tượng ọp ẹp và lỏng lẻo.[/su_quote]Đổi lại, SteelSeries QS1 có hành trình đủ cực ngắn chỉ 3mm cùng điểm tiếp xúc ở 1,5mm, lực nhấn khá nhẹ với 45g (tương tự Romer-G), tuổi thọ đạt 60 triệu lần nhấn. Trên thị trường hiện nay, theo những phản ánh đến từ người dùng, SteelSeries QS1 được sử dụng trên mẫu bàn phím SteelSeries Apex M800 đang là “chiếc bàn phím có tốc độ thao tác nhanh nhất thế giới”. Giống với bộ đôi switch của Razer, SteelSeries QS1 cũng được Kailh gia công và sản xuất.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CM STORM NOVATOUCH[/su_heading]Cooler Master và nhãn hãng chuyên game CM Storm của mình cũng tỏ ra không kém cạnh khi tung ra dòng bàn phím CM Storm Novatouch và mẫu Custom Switch Novatouch sử dụng công nghệ phím cơ topre nổi tiếng của Nhật Bản.

Ban đầu, không ít người dùng tỏ ra nghi ngờ những gì Cooler Master đang làm bởi topre được đánh giá là không phù hợp lắm với chơi game dù trong tác vụ văn phòng lại gần như hoàn hảo. Cấu tạo của Novatouch có phần đặc biệt và phức tạp hơn khi được đắp thêm một màng cao su cách điện mỏng giữa điểm tiếp xúc của lò xo và trục chính, có tác dụng mang đến một lực nhấn êm ái đến “tê tái”, im lặng và đầy đặn hơn. Tốc độ nhận tín hiệu cũng nhanh hơn khi chỉ mất khoảng 5-8ms trong khi Cherry MX mất tới 19-25ms. Novatouch được xem như một loại switch “hybrid” (lai ghép) độc đáo, vừa quen thuộc với người dùng bàn phím cao su (rubberdome), vừa mang lại trải nghiệm thăng hoa của phím cơ. Tuy nhiên, khuyết điểm của các bàn phím topre nói chung và cả Novatouch là không có khả năng trang bị đèn nền, cũng như giá thành lại khá cao… cản trở khả năng tiếp cận với số đông game thủ.

Một điểm nhấn khá “khôn ngoan” mà Cooler Master khi chế tác Novatouch chính là trục chính có khả năng gắn được keycap của các switch Cherry MX – thứ mà những người dùng bàn phím topre trước đây rất “thèm thuồng”. Cooler Master cũng cực kì tâm lý khi chuẩn bị luôn cho game thủ một túi “O-ring” – những vòng khuyên nhỏ gắn vào keycap để giảm thiểu độ ồn.Custom Switch - Thời của phím cơ "tự chế" (Kỳ 2)[su_quote]Cấu tạo của Novatouch có phần đặc biệt và phức tạp hơn khi được đắp thêm một màng cao su cách điện mỏng giữa điểm tiếp xúc của lò xo và trục chính, có tác dụng mang đến một lực nhấn êm ái đến “tê tái”[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]GOOGLE CŨNG MUỐN THAM GIA?[/su_heading][su_quote]Đắng lòng thay… mẫu switch “kỳ thú” này lại là một trò đùa nhân ngày Cá Tháng 4 tại Nhật.[/su_quote]Phong trào Custom Switch này còn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi, ông lớn trong làng công nghệ thế giới Google (tại Nhật Bản) vừa qua cũng đã giới thiệu mẫu switch “đa hướng” độc đáo của riêng mình. Cách thức hoạt động của nó vô cùng đặc biệt, cách tân hoàn toàn khi một switch nay có thể nhấn theo nhiều phương khác nhau. Loại switch đa hướng này được phát triển để phù hợp hơn với các bộ chữ tượng hình đồ sộ của Nhật Bản. Chi tiết loại switch độc đáo này bạn đọc có thể xem video giới thiệu sau đây.Đắng lòng thay… mẫu switch “kỳ thú” này lại là một trò đùa nhân ngày Cá Tháng 4 tại Nhật. Nếu trong tương lai, khi mà công nghệ này (có thể) thực sự ra đời, chưa biết liệu trong tương lai, loại switch đa hướng này sẽ tác động như thế nào đến công nghệ phím cơ chơi game. Nhưng dù sao nếu nó thực sự xảy ra thì thị trường bàn phím cơ chuyên game chắn chắn sẽ tiếp tục có những cuộc “chạy đua vũ trang” cực kì thú vị phải không? – Ý tưởng này cũng đâu có tồi![su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CUỘC CHẠY ĐUA CHỈ MỚI BẮT ĐẦU[/su_heading]Dù thị trường Custom Switch đang ngày một nở rộ, đa dạng công nghệ nhưng ngoài dòng Cherry MX RGB của CorsairRazer Green/Orange Swiches ra, những SteelSeries QS1 hay Romer-G lại đang tỏ ra đuối sức trong cuộc đua này. Những mẫu bàn phím sử dụng switch mới của SteelSeriesLogitech chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức của người dùng. Trong khi game thủ thì vẫn lại đang mãi mê với những mẫu switch tương tự Cherry MX.

Novatouch của Cooler Master là kẻ tỏ ra có tiềm lực nhất và được nhiều chuyên gia lẫn game thủ đánh giá cao. Nhưng giá thành của các bàn phím dựa trên công nghệ topre còn đắt, trong khi thị hiếu của game thủ lại tỏ ra “lạ mặt” với loại switch có phần sang chảnh này nên rốt cuộc Cooler Master và Novatouch cũng chưa làm nên được cú hích đủ mạnh trên thị trường Custom Switch.

Nói đi cũng phải nói lại, một khi tham gia vào đấu trường Custom Switch, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu tạo nên một áp lực không hề nhỏ, để kích cầu sự sáng tạo và đổi mới, tự tạo cho mình một phong cách riêng mang thương hiệu của hãng đó là điều không phải ai nói là làm được ngay. Để tạo được một công nghệ bàn phím đủ “ngon” và gây được sự chú ý của game thủ cần phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong ngành. Và có lẽ, lăn rành thành-bại chỉ cách nhau một chút ít kinh nghiệm và tâm huyết mà nhà sản xuất đó đặt vào công trình nghiên cứu của mình. Dù vậy, cuộc đua chỉ mới bắt đầu và chưa có bất kỳ một dấu hiệu ngã ngũ từ một thương hiệu nào. Dĩ nhiên người hưởng lợi trong cuộc đua kỳ thú này rõ ràng là game thủ chúng ta.Custom Switch - Thời của phím cơ "tự chế" (Kỳ 2)[su_quote]Lăn rành thành-bại chỉ cách nhau một chút ít kinh nghiệm và tâm huyết mà nhà sản xuất đó đặt vào công trình nghiên cứu của mình. Dù vậy, cuộc đua chỉ mới bắt đầu và chưa có bất kỳ một dấu hiệu ngã ngũ từ một thương hiệu nào[/su_quote]Ở một mặt khác, cuộc đua trong ngành sản xuất bàn phím cơ “gaming” mặc dù nhận được khá nhiều sự cạnh tranh từ các ông lớn với đội ngũ nghiên cứu và sản xuất hùng hậu. Song do các nhà sản xuất dường như quá tập trung vào việc cải thiện hiệu năng chơi game, một số thay đổi trên bàn phím gắn mác “gaming” lại vô tình tạo ra nhiều vấn đề không được đại đa số người dùng bàn phím cơ hoan nghênh như: thay đổi layout bố trí phím, thay đổi kích thước phím, thêm thắt quá nhiều chức năng thừa thải, hay nổi cộm nhất chính là khả năng thay thế keycap rất hạn chế – điều mà hiếm có “đầu phím” nào vừa ý khi nói về một chiếc bàn phím cơ chơi game.

Sự thiếu sót này, vô tình lại mở ra thêm một phân mảng đặc thù khác làm tăng thêm sự đa dạng với vô vàn các loại keycap độc đáo, rất thú vị và cũng rất… đau tiền. Có mấy bận, những người dùng phím cơ lâu năm còn bông đùa rằng việc chơi phím cơ chỉ mới là khởi điểm, cho đến khi họ đụng phải “ma túy nhựa” (keycap) này…[su_divider]

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^