Skip to content

A.W.: Phoenix Festa – Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC BANDAI NAMCO HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS VITA[/alert]”Trò chơi dựa theo phim hoạt hình” và “fan service” (nôm na là các sản phẩm được làm ra để chiều lòng người hâm mộ) không phải là hai khái niệm xa lạ gì với người chơi. Chúng ta cũng đã được chứng kiến những tựa trò chơi chất lượng như dòng game Naruto Ultimate Ninja Storm, cho tới những sản phẩm có chất lượng… không được tốt bằng nguyên tác cho lắm như Attack on Titan: Humanity in Chains

Vào năm 2016, góp phần đi theo trào lưu “dựa theo” trên, Bandai Namco đã mang tới A.W.: Phoenix Festa – một trò chơi nhập vai hành động lấy bối cảnh và sự kiện bám sát theo bộ anime “Asterisk War: The Academy City on the Water”, và cũng là một trong những trò chơi độc quyền hiếm hoi cho hệ máy cầm tay PlayStation Vita. Với nhiều tiềm năng trong lối chơi thông qua các lời giới thiệu “có cánh”, thật đáng tiếc khi A.W.: Phoenix Festa không phải là một trò chơi thoát khỏi cái bóng thiếu chất lẫn lượng như thường thấy.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”137720, 136856″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

MỘT TRÒ CHƠI THIẾU TRAU CHUỐT!

Người viết đánh giá với cương vị là một người chơi mới, không phải là người hâm mộ của bộ anime “Asterisk War: The Academy City on the Water”, và cũng không thật sự quá khắt khe với các trò chơi mang hơi “dựa theo”. Nhưng quả thật A.W.: Phoenix Festa là một trò chơi quá thiếu điểm nhấn, nhạt nhòa ở gần như mọi mặt. Và sau khi chơi xong, nhận xét một cách tổng thể thì A.W.: Phoenix Festa là một sản phẩm lỏng lẻo và sơ sài.

Cốt truyện của A.W.: Phoenix Festa dựa theo những sự kiện của bộ anime. Nhưng trong phần khởi đầu của trò chơi, chúng ta chẳng biết được gì nhiều ngoài việc anh nhân vật chính của chúng ta – Ayato Amagiri – đi vào nhầm phòng của Julis trong lúc cô nàng vẫn đang… thay đồ, sau đó căn phòng nổ tung rồi Ayato xin lỗi cô ta và buộc lòng phải đánh nhau cho dù lựa chọn bất kì đoạn hội thoại nào đi chăng nữa. Và bla bla bla nhân vật nam chính của chúng ta muốn tham gia giải đấu vì một ước mơ gì đó. Thế là cuộc phiêu lưu của người chơi bắt đầu từ đây.

Quả thật, sau khi trải nghiệm 4 – 5 giờ chơi cùng A.W.: Phoenix Festa, người viết đã bàng hoàng khi trò chơi kết thúc một cách chóng vánh hơn cả bình thường. Người viết xin nhấn mạnh rằng A.W.: Phoenix Festa là một tựa game nhập vai hành động có thời lượng vô cùng ít ỏi: 4 – 5 giờ chơi cho một lần chơi. Đúng là ở những đợt chơi sau, người chơi có thể lựa các bạn nữ khác để có chút thay đổi trong lời thoại và tình tiết. Nhưng hầu hết tất cả những sự kiện, khung cảnh và nhân vật diễn ra trong game đều như cũ, hoàn toàn xứng đáng được ấn nút “tua nhanh” vì các đoạn hội thoại thật sự không có gì đáng để theo dõi, cũng chẳng nêu bật được tính cách của từng nhân vật hay thế giới trong trò chơi (nếu được cho là có “thế giới”)…[su_quote]A.W.: Phoenix Festalà một tựa game nhập vai hành động có thời lượng vô cùng ít ỏi: 4 – 5 giờ chơi cho một lần chơi[/su_quote]Ta chẳng được biết chút gì về tiểu sử về ngôi trường mà nhân vật Ayato đang “học tập”,  cũng chẳng được nhìn thấy bóng dáng toàn thể ngôi trường hay lịch sử hình thành ra sao. Tất cả những gì ta được chứng kiến là phòng tập luyện, phòng học và phòng y tế, hay trước cổng trường thông qua một vài tấm hình vẽ không mấy ấn tượng. Thậm chí tiểu sử nhân vật chính của chúng ta cũng là con số không, câu chuyện của cậu ta còn kém hút hơn cả các cô nàng đồng hành trong A.W.: Phoenix Festa nữa. Gỡ gạc lại đôi chút là thiết kế mô hình nhân vật khá giống bản gốc và lồng tiếng tạm ổn. Còn các màn chiến đấu thì… thôi rồi, không có chút gì ấn tượng cả, thậm chí còn thiếu sức sống là đằng khác.

Trong suốt chiều dài của A.W.: Phoenix Festa, người viết sẽ gặp gỡ nhiều nhân vật xuất hiện chớp nhoáng qua một lần và hết. Họ chẳng làm gì cũng chẳng ảnh hưởng tới đời tư nhân vật. Việc phát triển mối quan hệ giữa các nhân vật chính cũng hời hợt không kém. Và khi đoạn credit xuất hiện, những nhân vật mới đó xuất hiện một lần nữa chỉ để giới thiệu diễn viên lồng giọng cho họ là ai. Người viết có cảm tưởng nhà sản xuất tóm lượt nội dung tới mức họ không cần màng tới những người chơi mới tò mò về nội dung và lười xem phim hoạt hình như người viết, thậm chí nếu được cho là “fan service” thì A.W.: Phoenix Festa cũng quá tệ so với mặt bằng chung, thậm chí nếu so với dòng Sword Art Online thì còn thua xa rất nhiều.A.W.: Phoenix Festa - Đánh Giá GameA.W.: Phoenix Festa - Đánh Giá GameTiếp đến, về lối chơi của A.W.: Phoenix Festa, đây cũng là điểm trừ lớn tiếp theo bởi sự “trói buộc” và không hề có trình tự thoải mái cho người chơi như Persona 4 Golden, đặc biệt khi các hoạt động của các sự kiện cốt truyện luôn diễn ra bất kì lúc nào và buộc người chơi phải tuân theo. Tại sao người viết lại so sánh với Persona 4 Golden? Vì A.W.: Phoenix Festa có lối chơi khá tương đồng với những yếu tố như: được trải nghiệm cuộc sống học sinh, nâng cấp các kĩ năng nhân vật thông qua thời khóa biểu, hẹn hò các nhân vật, thi cử trong bối cảnh học đường… Thật là thú vị đúng không? Nhưng tất cả chỉ là ý tưởng trên giấy mà thôi vì thực chất những gì A.W. Phoenix Festa làm được khá “nửa nạc nửa mỡ”, kém xa với những gì Persona 4 Golden làm được.

Thời gian hoạt động trong A.W.: Phoenix Festa chia làm hai giai đoạn sáng và tối. Người chơi sẽ sắp xếp thời khóa biểu để dành cho các hoạt động khác như tập luyện, làm việc ngoại khóa, mua sắm, nâng cấp vũ khí trang bị… mỗi một hoạt động đều tốn một buổi trời kể cả việc mua sắm và nâng cấp vũ khí, vô hình chung tạo cảm giác kì quặc không cần thiết. Trong Persona 4 Golden, người chơi chỉ mất thời gian khi thực hiện các sự kiện của trò chơi (bao gồm cả việc đi luyện cấp trong các hầm ngục), còn trong A.W.: Phoenix Festa thì mọi thứ đều tiêu tốn cả mớ thời gian một cách vô ích!Việc luyện tập để lên cấp các kĩ năng như Life (Máu), Prana (thể lực), Insight (khả năng hồi phục thể lực cũng như khả năng tấn công/phòng thủ), Defense (chống đỡ), Speed (tốc độ), Attack (sức mạnh) cũng có bất cập vô lí: cứ mỗi lần người chơi tập luyện để nâng từng chỉ số của các kĩ năng kia thì đều tiêu tốn một lượng máu của nhân vật chính. Cho dù bạn luyện Speed thì anh ta cũng mất máu, luyện Defense cũng mất máu, luyện Life cũng mất máu…

Tất cả chỉ thông qua một trình đơn, ấn một cái thế là tăng một điểm và trừ mất nửa ngày lẫn máu. Còn các đòn Combo thì một ít sẽ được học thông qua các đoạn hội thoại với dòng chữ “bạn học được đòn thế A”, một vài đòn khác thì thông qua việc nâng cấp vũ khí, vốn chỉ cần thì tiêu tốn chút tiền bạc là xong. Chủ yếu cũng chỉ tăng sức mạnh và thêm chút đòn thế mới mà thôi.

Các nhiệm vụ phụ thông qua mục “Job” thật ra cũng chỉ có một kiểu nhiệm vụ duy nhất đó là tiêu diệt hết tất cả địch thủ trong màn chơi và nhận tiền, hoặc né đòn đánh của đối thủ trong một khoảng thời gian nhất định. Không hề có chút sáng tạo hay cố gắng gì trong khâu thiết kế nhiệm vụ cả. Thậm chí đi theo cốt truyện chính, nhiệm vụ duy nhất của người chơi là cứ đánh đánh đánh, cứ thắng là được, chỉ khác là đôi khi đánh một mình hoặc có thêm một bạn đồng hành đánh chung.A.W.: Phoenix Festa - Đánh Giá GameA.W.: Phoenix Festa - Đánh Giá GameVài bạn nữ chính lẫn phụ xuất hiện và người chơi có vài lựa chọn như: “Đấu “kiếm” không?”, “Hẹn hò không?”, “Tặng quà nè!” và “Không muốn nói chuyện nữa”. Và cái cách mà hãng phát triển thực hiện “trải nghiệm học đường” trong A.W.: Phoenix Festa chỉ là các bài trắc nghiệm chỉ xuất hiện đúng hai lần ở gần chính giữa mạch truyện và… đoạn credit cuối game.

Chưa kể, các câu hỏi này chỉ đúng nghĩa là dành cho người hâm mộ cuồng nhiệt của bộ anime này mới hiểu được mà thôi. Việc trả lời không đúng các câu hỏi cũng không có hình phạt nào cả. Hết rồi đó, trải nghiệm đời sống học đường chỉ có thế. Chiến đấu, hẹn hò (mà không phải cứ tặng quà là hẹn được đâu nha!), và trả lời vài câu trắc nghiệm cùng hằng hà sa số các đoạn đối thoại là đủ…A.W.: Phoenix Festa - Đánh Giá GameHệ thống chiến đấu cũng không đủ chiều sâu cho dù các trận đấu diễn ra nhanh nhạy. Các trận đấu trong Tournament khó hơn đôi chút nhờ các đối thủ ở gần cuối được bơm thêm sức mạnh. Nhưng nhìn chung, trước khi tới được các trận Tournament này, những gì người chơi cần làm cũng chỉ là… bấm nút thật là nhiều, ấn đúng một chút là xong một ván trong vòng chưa tới 30 giây. Và cho tới khi người viết hoàn thành và tìm hiểu về trò chơi thêm thì mới nhận ra rằng A.W.: Phoenix Festa phân cấp độ dễ và khó vô cùng vô duyên: Mức dễ dành cho phần chơi theo cốt truyện và mức khó dành cho phần chơi theo nhân vật mà người chơi tự tạo. Trò chơi không hề cho phép người viết lựa chọn độ khó dễ ra sao cả, cứ mặc định như thể phân chia “giai cấp” vậy.

Khi người viết chơi nhân vật mà mình tự tạo, nhân vật này hoàn toàn không có cốt truyện cụ thể, tiền bạc thì “siêu túng thiếu”, máu và thanh thể lực thì “siêu kém”. Ngay cả tấn công một kẻ thù cấp độ 1 – 2 ở thuở đầu cũng có thể tiêu tốn hơn khoảng thời gian quy định tối đa của các trận đấu và buộc phải chơi lại nhiều lần (hoặc cũng… tử nạn nhiều lần), trong khi nếu chơi nhân vật chính Ayato định sẵn thì người chơi được tăng sức mạnh lên tới trời cao, tấn công hai ba nhát là chí mạng. Một điểm khác là nếu chơi nhân vật tự tạo, người chơi sẽ được gặp thêm các quái vật và kẻ thù mới. Trong khi cả quá trình chơi nhân vật Ayato lại chẳng có bóng dáng quái vật nào cả, chỉ toàn người và người mà thôi.

Sau khi hoàn thành, người chơi có thể chiến đấu đối kháng tự do thông qua mục Battle. Ngạc nhiên thay, đây lại là điểm sáng hiếm hoi khi người chơi được tự do lựa chọn nhân vật và bạn đồng hành để thi đấu (đấu với người chơi khác hoặc đấu với máy). Các nhân vật đều có điểm mạnh yếu và đòn thế đặc trưng khác nhau, mang tới sự thú vị nhất định để giữ chân người chơi nhưng lại bị kiềm lại bởi thiết kế màn đấu như nhau với sự khác biệt duy nhất trong khung cảnh. Người viết thầm nghĩ, phải chi trò chơi tập trung vào mảng đối kháng thì có khi chất lượng đã khác rồi, đằng này lại đặt bản thân vào thể loại hành động nhập vai, phát triển lại hời hợt thì đây chính là cái kết mà A.W.: Phoenix Festa đã được định đoạt.

  • Sản xuất: APLUS Co., Ltd.
  • Phát hành: BANDAI NAMCO Ent
  • Thể loại: Hành động | Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 26/07/2016
  • Hệ máy: PS Vita

[su_divider]

5.0

A.W.: Phoenix Festa là một trò chơi dựa theo phim hoạt hình nửa vời, là một sản phẩm “fan service” đáng quên.




Tất cả những gì mà trò chơi mang tới chỉ là trải nghiệm nhạt nhòa, sơ sài và thiếu sự đầu tư cần thiết để trở thành một sản phẩm hay ho.




Dẫu PlayStation Vita không sở hữu nhiều tựa game trong thời điểm hiện tại nữa, nhưng vẫn còn đó những trò chơi xứng đáng hơn để người chơi sưu tầm và trải nghiệm.

Tác giả

Rapon Tran

I love RPG, Action Adventure, Adventure game. Especially hidden indie gems, thanks to them for bringing new lights into gaming industry.