[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC VERSUS EVIL HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Trong các thú giải trí thời nay, chủ yếu thường chia ra hai dạng là hưởng thụ một mình (đọc sách, mô hình…) và chơi cùng bạn (đánh cờ, thể thao…). Cũng có những dạng giải trí nằm giữa lằn ranh đó – làm một mình cũng có cái thú riêng, mà chơi chung với người khác lại mang đến một cảm giác khác, chẳng hạn như xem phim, chơi game.
Thực vậy, mặc dù đa số các tựa game hiện nay chủ yếu đầu tư vào mảng chơi đơn và có sức truyền tải rất mạnh, nhưng vẫn có một số không nhỏ các game thủ chỉ tìm kiếm sự hào hứng trong mảng chơi mạng – đến nỗi xuất hiện cả những dòng game riêng biệt chỉ phục vụ cho mục đích này, chẳng hạn như MMOFPS, MOBA… Lý do đơn giản đó là với các dạng game có tính đối kháng, so kè mạnh như thế này, chỉ có người chơi với nhau mới có thể đáp ứng được chất lượng mỗi trận đấu. Còn với hạn chế của AI “phổ thông” như hiện nay (Alpha GO?), ắt hẳn chơi với máy sẽ không mang lại được nhiều cảm xúc hào hứng cho lắm.
Thật ra lý thuyết nói trên chỉ gần đúng với các dạng game thời gian thực cần khả năng đáp ứng và phản xạ nhạy bén, chứ với các dạng game chiến thuật theo lượt kiểu “uống trà, ăn bánh, thả cờ” thì nhiều khi AI lại tỏ ra là đối thủ đáng gờm hơn cả người thật. Dựa trên cơ sở đó, Tim Konkling và hãng phát hành game Versus Evil đã hợp tác cho ra mắt Antihero – một tựa game thuộc dạng “cân não” rất đáng chú ý. Có dịp trên tay Antihero trước khi game chính thức phát hành, Vietgame.asia sẽ mang đến cho bạn đọc một cái nhìn sâu hơn về tựa game thú vị này qua bài viết đánh giá dưới đây.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”125491, 125137″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi hành động – nhập vai cực “chất”
Về cơ bản, Antihero là một tựa game chiến thuật theo lượt trong đó người chơi sẽ vào vai một siêu trộm thế kỷ với những ngón nghề đạo chích bậc thầy. “Sàn diễn” chính là một thành phố cổ kính kiểu châu Âu thời xưa, nơi vinh danh những tên tuổi huyền thoại của nghề “hai ngón” như Arsene Lupin hay Kid 1412 (à cái này là đùa thôi nhá).
Trong một thành phố to lớn như thế này, đặc biệt là thủ phủ nơi các nhà quý’s tộc lắm tiền nhiều của suốt ngày ăn chơi nhảy múa, thì một siêu trộm không bao giờ thiếu việc để làm. Ngân hàng, tư gia, quán rượu hay thậm chí là… đồn cảnh sát, nơi đâu cũng là những mục tiêu hàng đầu để thực hiện nghĩa vụ “cướp giàu chia nghèo” – và dĩ nhiên trong trường hợp này, “người nghèo” còn ai khác đâu ngoài chính tên… siêu trộm?
Tuy vậy, sự nghiệp đạo tặc không hề đơn giản chút nào, bởi vì Antihero giới hạn người chơi bằng những điểm AP (action point) trong một lượt. Dù là di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác, thực hiện thao tác gì đó… đều tiêu tốn AP, khiến người chơi phải cân nhắc rất nhiều. Tại sao phải cân nhắc, vì kiểu gì trộm từ từ cũng hết cả thành phố mà, bạn hỏi? Chúng ta nên biết rằng dù trong game hay ngoài đời, không bao giờ có chuyện độc quyền kinh doanh một mặt hàng nào cả – bạn luôn luôn có một (hoặc nhiều) đối thủ cạnh tranh, mà cụ thể trong Antihero là những siêu trộm khác.Với rất nhiều loại tài nguyên khác nhau cần thao túng (tiền vàng, dầu lửa…), người chơi sẽ cần phải tìm cách cân đối giữa việc trộm cắp và tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh của mình. Điều thú vị trong Antihero đó là đúng cái chất của một “trùm cuối giấu mặt”, những công việc tay chân bẩn thỉu sẽ không phải do người chơi đích thân thực hiện – mà sẽ được làm bằng cách thuê những tên đầu bò đầu bứu, lũ du thủ du thực… làm hộ.
Nếu xét theo tiêu chí của các game chiến thuật khác, có thể hiểu rằng nó tương đương với các “binh chủng” với đặc tính và trách nhiệm khác nhau. Chẳng hạn, bọn nhóc lưu manh bán vé số có thể len lỏi vào khắp nơi, cung cấp thông tin tình báo cho siêu trộm – hoặc, bọn “bụi đời Chợ Lớn” có thể cầm “hàng khủng” đứng canh gác tại các trọng điểm, cản bước phe địch. Người chơi thậm chí có thể thuê cả siêu sát thủ để “xử nguội” đối trọng của mình, miễn có đủ tiền và danh vọng!
Như vậy, một màn chơi trong Antihero sẽ khiến người chơi luôn bận rộn với hàng trăm toan tính – từ việc tìm hiểu tác dụng của một công trình là gì, từ đó đưa ra quyết định nên đột nhập, trộm cướp hay thậm chí… chiếm đóng luôn nó, cho đến việc điều động loại “đệ” nào đi làm việc gì, với mức kinh phí bao nhiêu, trong khi vẫn phải dòm chừng các phe đối địch. Thực sự bằng cách khéo léo lồng ghép nhiều yếu tố tính toán đan xen lẫn nhau vào trong lối chơi theo lượt vốn khá cũ kỹ và nhàm chán, Antihero đã tạo nên một nhịp độ dồn dập và hào hứng cho người chơi trong những màn cân não đầy hấp dẫn.[su_quote]bằng cách khéo léo lồng ghép nhiều yếu tố tính toán đan xen lẫn nhau vào trong lối chơi theo lượt vốn khá cũ kỹ và nhàm chán, Antihero đã tạo nên một nhịp độ dồn dập và hào hứng cho người chơi[/su_quote][su_divider]
Đồ họa độc đáo
Không biết là vì lý do gì, hoặc cũng có thể là do đã từng “cảm” quá nhiều đồ họa game lung linh vi diệu rồi, nên đã từ khá lâu người viết luôn cảm thấy chai sạn cảm xúc với những “siêu game bom tấn đồ họa khủng” AAA. Thay vào đó, việc tìm kiếm những “viên ngọc” quý báu ẩn giấu dưới lớp vỏ bọc game indie khiêm tốn lại kích thích người viết hơn rất nhiều, trong công cuộc phát hiện ra những phong cách đồ họa độc đáo, tuyệt vời mà các hãng game nhỏ có thể bộc phát ra trong tình trạng thiếu hụt tiền bạc, thời gian và nhân lực.
Điều may mắn là Antihero cũng nằm trong khuôn khổ này, khi tuy không có được những mô hình 3D chi tiết tỉ mỉ, các đoạn phim cắt cảnh đúng chuẩn chiếu rạp, hay các hiệu ứng cháy nổ hoành tráng đậm chất “Mai-cồ Bảy”. Thay vào đó, Antihero chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng với mọi phân khúc người chơi bằng phong cách đồ họa 2D rút gọn cùng tông màu khá nhã mắt đi kèm với nền tối nhằm tạo sự tương phản mạnh mẽ.[su_quote]Antihero chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng với mọi phân khúc người chơi bằng phong cách đồ họa 2D rút gọn cùng tông màu khá nhã mắt[/su_quote]Điểm nhấn của Antihero nằm ở khâu thiết kế tạo hình nhân vật khá đặc sắc – game chọn lối thể hiện chibi tỉ lệ 2 đầu (1:1) nhưng với nét vẽ khá cứng cáp, gãy gọn, nhằm tạo nên những điểm thu hút tầm nhìn rất hợp lý. Với tông màu không quá nổi và sử dụng sắc độ sáng – tối khéo léo, Antihero tạo nên được cảm giác một thành phố hoa lệ về đêm, nơi những siêu trộm mặc sức trổ tài trong một cuộc chiến vô hình.
Sau cùng, giao diện người dùng (UI) của Antihero cũng được đầu tư rất hợp lý, với bố cục chủ yếu chia ra thành giao diện hành động (action phase) và giao diện quản lý. Tỉ lệ của các biểu tượng, nút bấm và kích thước chữ đều rất gọn gàng, dễ chịu và thân thiện với người dùng. Các biểu tượng được thiết kế rất trực quan, dễ hiểu và phù hợp với phong cách đồ họa tổng thể.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Quá nhiều bất cập
Thông thường thì khi một tựa game được thiết kế hướng đối tượng chính là “chơi mạng”, thì phần chơi đơn sẽ bị giản lược đi rất nhiều kiểu “làm cho có” hoặc thậm chí bỏ luôn. Tình trạng này có thể thấy rõ qua việc mảng chơi đơn thiếu đi cốt truyện rõ ràng, ít chế độ chơi, và AI luôn tỏ ra rất “ngáo đá”. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì rõ ràng khi lược bỏ hẳn mảng chơi đơn, NPH game sẽ hướng đến việc kinh doanh từ khía cạnh chơi mạng bằng cách bù đắp bằng nhiều tính năng, chế độ, cửa hàng – trong khi nếu đầu tư thêm cho phần chơi đơn thì sẽ tiêu tốn thêm một con số không nhỏ về tiền bạc, thời gian và nhân lực.
Và có vẻ như Antihero cũng nằm trong trường hợp này, khi mà ngoại trừ khoảng 4 – 5 màn đầu tiên có tính chất hướng dẫn người chơi (và cũng cần nói thêm là hướng dẫn rất sơ sài – DO IT YOURSELF!), thì sau đó trở đi người chơi chỉ có tùy chọn tạo trận đánh với AI chứ không có chia ra cảnh chơi và cốt truyện. AI trong Antihero cũng không thật sự quá cao cấp, dẫn đến việc khi đã thành thạo các quy luật cơ bản là người chơi đã có thể thắng trận khá dễ dàng rồi.
Người chơi sẽ thường xuyên bắt gặp việc AI đưa ra những quyết định “trớt quớt”, chẳng hạn như chỉ còn một “hit” nữa là giết được lính của người chơi nhưng máy lại… rút lui – hoặc máy cứ cố chiếm một dinh thự đã được canh gác bởi 4 tên du côn “cao to đen hôi”. Về cơ bản, AI của Antihero khó mà tạo ra được sự đe dọa nào đáng kể đến với người chơi trung bình.[su_quote]AI trong Antihero cũng không thật sự quá cao cấp, dẫn đến việc khi đã thành thạo các quy luật cơ bản là người chơi đã có thể thắng trận khá dễ dàng[/su_quote][su_divider]
- Sản xuất: Tim Konkling
- Phát hành: Versus Evil
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 13/07/2017
- Hệ máy: PC
- OS: Windows 7 or later
- Processor: Core i5
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: Integrated video (Intel HD 4000 or later), 1 GB
- Storage: 500 MB
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://antihero-game.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/timconkling?lang=en”][/su_icon_panel]