Assassin’s Creed III – Một cuộc hành trình dài, cuối cùng đã đi đến hồi kết. Những gì chúng ta đã biết, đã làm, dù đúng hay sai cũng đều mang lại những kết quả bất ngờ.
“Không gì là trường tồn, mọi thứ đều có thể” (Nothing is true, everything is permitted).
Câu châm ngôn của Assassin’s Creed đã dẫn dắt người chơi đi từ phiên bản này qua phiên bản khác, chứng kiến nhiều đổi thay ngày càng tinh tế, hấp dẫn và đầy kịch tính.
Và rồi tất cả tinh hoa của dòng game đã cùng hội tụ lại trong phiên bản thứ ba – Assassin’s Creed III, để thể hiện những điều tâm đắc nhất mà Ubisoft mong muốn đem đến cho người chơi.
Liệu đây sẽ là một cái kết hay và giải đáp mọi gút mắc?
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
LỊCH SỬ, GIẢ TƯỞNG VÀ SỰ LẮC LÉO TRONG KỊCH BẢN
Nếu chỉ có thế giới mở và những nhiệm vụ tương tác, Assassin’s Creed sẽ chẳng khác gì một bản sao của Grand Theft Auto trứ danh, thế nên để “khác người”, Ubisoft đã chọn cho mình một con đường khó khăn hơn, và thời gian đã chứng minh họ đã thành công với quyết định của mình.
Đó là con đường mà người chơi bước đi cùng dòng game Assassin’s Creed qua những trải nghiệm về lịch sử vô cùng công phu, kết hợp với các yếu tố giả tưởng về không gian, thời gian và những điều mà nhân loại vẫn đang còn giải mã, để rồi tái hiện lại mọi thứ một cách chân thật, chi tiết và đầy lôi cuốn bằng một kịch bản game lắc léo.
Assassin’s Creed III tiếp tục sử dụng các yếu tố kể trên để làm “bệ phóng” cho mình.
Như các phiên bản trước, phần lớn thời lượng Assassin’s Creed III diễn ra ở quá khứ (trong tiềm thức của Desmond Miles).
Assassin’s Creed III bắt đầu ở Tân Thế Giới vào thế kỷ 18, thông qua nhân vật chính – chàng thổ dân da đỏ Ratonhnhaké:ton (Connor), người chơi sẽ được trải nghiệm những sự kiện lịch sử hình thành nên nước Mỹ ngày nay: cuộc nổi dậy của 13 bang thuộc địa Mỹ chống lại mẫu quốc – Vương quốc Anh, xung đột quyền lợi giữa những thổ dân bản địa và các chủ nhân ông mới của Tân Thế Giới.
Song song đó là những diễn biến ở thế giới hiện đại khi Desmond chạy đua với thời gian để ứng cứu thế giới trước thời khắc tận thế đang cận kề.
Nhìn chung, nội dung Assassin’s Creed III vẫn xoay quanh cuộc xung đột đầy phức tạp giữa hai phe phái thù địch: Templar và Assassin, với tôn chỉ hoạt động khác nhau cho cùng một mục tiêu – tìm kiếm sự yên bình cho thế giới.
Tuy nhiên, kỳ này cốt truyện lắc léo hơn khi khai thác sự mâu thuẫn giữa cha và con (quá khứ – hiện tại), xung khắc quan điểm giữa thầy và trò, sự bội phản giữa các đồng đội cùng chung chiến tuyến và tận dụng tốt những chi tiết, nhân vật lịch sử để làm cho cốt truyện trở nên gây cấn, sinh động hơn!
[su_quote]kỳ này cốt truyện lắc léo hơn khi khai thác sự mâu thuẫn giữa cha và con (quá khứ – hiện tại)[/su_quote]Bên cạnh đó, thời lượng dành cho phần chơi hiện đại cũng dài hơi hơn các phần trước khi cho phép người chơi khám phá thêm nhiều địa danh, đồng thời cũng phô bày nhiều bí mật về chủng tộc đầu tiên trên Trái Đất, qua đó hiểu được nguyên nhân của ngày tận thế cùng các giải pháp khắc phục.
Chỉ tiếc một điều nhỏ là ở giai đoạn đầu Assassin’s Creed III (chiếm một phần ba thời lượng chơi), tình tiết câu chuyện có vẻ chậm và lan man không cần thiết.
Ngoài ra, nếu để ý kỹ, Assassin’s Creed III có khá nhiều trường đoạn hành động được xây dựng kịch tính hệt như trong loạt game Uncharted rất nổi tiếng của Naughty Dog.
Trong đó người chơi phải mau chóng chạy thoát khỏi hiểm nguy với tiết tấu nhanh, các góc nhìn camera được bố trí mang đậm chất điện ảnh Hollywood, làm cho người chơi vừa xem những pha mạo hiểm, vừa đích thân tham gia vào các pha này quả là không gì thú vị bằng!
ĐA DẠNG HƠN
Qua từng phiên bản Assassin’s Creed, ta dễ dàng thấy được lối chơi của dòng game ngày càng biến hóa đa dạng và thú vị.
Nhớ lại trong phần đầu tiên, người chơi nhàm chán với vài ba nhiệm vụ phụ khô khan và lặp lại, khó khăn khi tìm kiếm các lá cờ bí ẩn khi không có bản đồ, thì sang các phiên bản kế dễ dàng thấy được bao thay đổi từ việc bản đồ săn kho báu, sử dụng bom, lập các băng nhóm hỗ trợ, tổ chức và huấn luyện sát thủ, các vị trí chứa đồ bí ẩn đầy thử thách, v.v.
Với Assassin’s Creed III, danh sách các nhiệm vụ phụ cũng như tính năng mới thật vô vàn.
Chúng khá tự nhiên và rất hiếm khi có sự lặp lại (như các phần trước), nhờ vậy mà người chơi không thể nhớ hết được là có bao nhiêu loại nhiệm vụ phụ trong game.
Chẳng hạn, có khi người chơi… đóng tiền thuế giúp cho một hộ gia đình, quay qua giúp cho người nông dân chống lại những kẻ phá rối, đi diệt những con chó hoang gây bệnh dại, cướp xe chở tiền, tấn công pháo đài, săn kho báu bí ẩn, bẫy thú để lấy vật liệu chế tạo, v.v.
Có cả một hệ thống vật dụng, danh sách các con thú và cả những câu chuyện hoang đường cần kiểm chứng chờ đón người chơi khám phá.
Phải nói, Assassin’s Creed III thật sự quá phong phú với những món “ăn chơi” đủ để người chơi phải bận rộn liên tục, đúng với tiêu chí game thế giới mở, thích làm gì cũng được!
Và cũng nhờ đây, giá trị chơi lại của Assassin’s Creed III cũng tăng lên.
Nổi bật nhất trong các tính năng, nhiệm vụ phụ là việc xuất hiện phần chơi hải chiến.
Đây là điểm độc đáo và mới lạ lần đầu tiên của dòng game, được Assassin’s Creed III dành hẳn một mảng riêng để người chơi tha hồ khám phá.
Nhiều loại nhiệm vụ phụ như hộ tống, tiêu diệt hải tặc, tấn công pháo đài, săn kho báu cho tới xen kẽ vào nhiệm vụ chính với những trận hải chiến “long trời, lở đất” làm cho người chơi phải “mắt tròn, mắt dẹt” với Assassin’s Creed III.
Mảng này được thực hiện khá kỹ càng với cách điều khiển tàu nhanh chậm theo tốc độ, chịu ảnh hưởng của thời tiết, nhiều kiểu bắn đạn và cả cặp tàu giáp chiến (như thường thấy trên phim hay các game có đề tài về hải tặc).
Dám chắc rằng, sự nổi trội cũng như độ hấp dẫn của hải chiến trong Assassin’s Creed III sẽ là tiền đề cho các game về sau của Ubisoft.
Biết đâu chừng, hãng sẽ công bố một vài tựa game hải tặc thì sao?
Cần nhớ rằng, dòng game Assassin’s Creed xuất phát từ một ý tưởng phác thảo cho một huyền thoại game khác của Ubisoft – Prince of Persia, đấy nhé!
[su_quote]Assassin’s Creed III thật sự quá phong phú với những món “ăn chơi” đủ để người chơi phải bận rộn liên tục, đúng với tiêu chí game thế giới mở, thích làm gì cũng được![/su_quote]KHÓ HƠN!
Với một game thế giới mở thì độ khó thường chỉ ở mức vừa đủ, chứ không làm khó hay quá dễ.
Dòng Assassin’s Creed cũng vậy, từ phiên bản đầu đến hết ba phần của tập hai không làm khó dễ gì người chơi ở mọi mặt.
Vậy mà ở Assassin’s Creed III, thử thách bất chợt xuất hiện.
Dễ thấy nhất là mảng chiến đấu của Assassin’s Creed III. Nếu như ở các phần trước, người chơi sẽ dễ dàng “ăn hiếp” được đối thủ dù chúng có đông bao nhiêu đi nữa nhờ cơ chế đánh liên hoàn và phản đòn quá dễ dàng, thì ở Assassin’s Creed III việc giao đấu phải hết sức thận trọng.
Những cú đánh liên hoàn, đỡ đòn vẫn còn tác dụng đấy nhưng phải canh đúng lúc, nhấn nút đúng thời điểm và các nhân vật máy cũng biết phản đòn, “ăn miếng trả miếng” hệt như bạn, từ tên lính quèn cho tới các tên chỉ huy cao cấp.
[su_quote]Những cú đánh liên hoàn, đỡ đòn vẫn còn tác dụng đấy nhưng phải canh đúng lúc, nhấn nút đúng thời điểm và các nhân vật máy cũng biết phản đòn, “ăn miếng trả miếng” hệt như bạn[/su_quote]Có vẻ như đoán trước người chơi ưa thích “kiếm chuyện” nên Assassin’s Creed III bố trí mật độ lính tuần tra, canh gác thật dày đặc và mỗi đám lính luôn có cơ số thấp nhất là 6 tên trở lên, vậy nên khi bạn “gây sự” thì khả năng thành “siêu nhân” hầu như không tưởng khi quân lính cứ kéo tới ồ ạt!
Bù lại, người chơi có được những khoảnh khắc giao đấu đẹp mắt với những đòn thế hết sức tự nhiên, uyển chuyển và tàn khốc, kể cả những pha quay chậm đủ để thỏa mãn những người yêu thích đánh đấm!
Một thách thức khác của Assassin’s Creed III mà nếu tinh ý thì mới thấy là việc nhét thêm các yêu cầu phụ khi thực hiện nhiệm vụ.
Trông chúng đơn giản nhưng khó “nhằn” cực kỳ.
Chẳng hạn yêu cầu người chơi hộ tống đoàn thuyền buôn yếu ớt chống lại các chiến hạm sao cho tổn thất thấp nhất, hay đuổi theo một mục tiêu mà… không được đụng người đi đường đầy rẫy xung quanh!
Việc thất bại sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu chính, nhưng sẽ làm những người yêu thích sự hoàn hảo sẽ cảm thấy “ngứa mắt” vì không thể hoàn tất trăm phần trăm được.
CHƠI MẠNG NGÀY CÀNG HOÀN THIỆN
Hệ thống Abstergo trong phần chơi mạng đang ngày một hoàn thiện hơn, đồng thời cũng mang hơi hướng game online khi cho phép người chơi “mua” hay “mở khóa” các vật hỗ trợ bằng tiền thật hoặc bằng tiền trong game (người chơi phải đạt các cấp độ nhất định và thực hiện những yêu cầu).
Điều này lý giải vì sao danh sách các món đồ, danh hiệu, kỹ năng, v.v. trong mục chơi mạng hằng hà vô số!
Ngoài việc mang nguyên xi các phần chơi của Revelations, sau đó hiệu chỉnh lại, Assassin’s Creed III còn giới thiệu mục chơi co-op (“WolfPack”) khá thú vị với các người chơi khác (tối đa 4) và “The Abstergo Story” (một dạng thử thách để mở ra các thông tin hoặc đoạn phim bên lề thú vị).
[su_quote]Hệ thống Abstergo trong phần chơi mạng đang ngày một hoàn thiện hơn, đồng thời cũng mang hơi hướng game online khi cho phép người chơi “mua” hay “mở khóa” các vật hỗ trợ[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
VÀI LỖI “KHÓ CHỊU”!
Không phủ nhận, phần đồ họa của Assassin’s Creed III đã có một bước tiến dài khi nâng cấp lên engine mới nhất – AnvilNext.
Sức mạnh của cơ chế đồ họa mới đã mang lại cho Assassin’s Creed III một thế giới quan đầy sinh động với cả một khu rừng đầy chi tiết với hệ sinh thái phong phú, các khu phố sôi động với lúc nhúc nhân vật, vật thể, hệ thống thời tiết đáng ngạc nhiên với bão tuyết dày đặc, mưa, gió, sóng biển dâng trào và cả sự chuyển đổi ngày đêm thật linh hoạt!
[su_quote]Hơn 7 triệu bản game cho Assassin’s Creed III, nghĩa là cũng ngần ấy người có thể online để chơi mạng, nhưng thật khó tin khi việc dò mạng chơi lại quá khó khăn[/su_quote]Nhưng, cũng chính vì sử dụng “hàng mới” quá nên xảy ra vấn đề là chuyện đương nhiên.
Thường thấy nhất là lỗi xuyên vật thể nhưng gây ảnh hưởng tới lối chơi là việc nhân vật… biến mất làm người chơi không thể tương tác được!
Một vấn đề khác, không hẳn là lỗi nhưng thật sự rất phiền là việc nạp cảnh (load).
Có những lúc chỉ là một phân đoạn nhỏ như mở cửa hay xong một đoạn cắt cảnh cũng nạp Assassin’s Creed III liên tục, làm nhịp game bị ngắt quãng, vụn vặt khá là khó chịu!
Và với mảng chơi mạng, phần duy nhất chưa thấy điều chỉnh là chế độ dò tìm trận đấu còn lâu lắc và không hiệu quả.
Ubisoft vừa qua tuyên bố đã bán ra hơn 7 triệu bản game cho Assassin’s Creed III, nghĩa là cũng ngần ấy người có thể online để chơi mạng, nhưng thật khó tin khi việc dò mạng chơi lại quá khó khăn!
THÔNG TIN
- Sản xuất: Ubisoft Montreal
- Phát hành: Ubisoft
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 20/11/2012
- Hệ máy: PC
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows Vista SP2 | 7 SP1 | 8
- CPU: Intel Pentium Core 2 Duo 3.00GHz trở lên
- RAM: 2GB
- VGA: Card đồ họa VRAM 256MB trở lên, hỗ trợ OpenGL 2.1 trở lên.
- HDD: 500 MB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Intel i7-6700K 4.0 GHz
- RAM: 16GB
- VGA : INNO 3D iChill GTX 1070Ti 8GB
- HDD: Seagate Barracuda 1 TB 7200 rpm
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- Tổng hợp đánh giá STALKER 2: Heart of Chornobyl: Bất đồng ý kiến! – Tin Game
- Square Enix công bố Final Fantasy XIV Mobile – Tin Game
- MobiFone Unitour: Giải đấu sinh viên mở màn mùa 13 của Đấu Trường Chân Lý – Tin eSports
- Farming Simulator 25 đã bán được 2 triệu bản trong tuần đầu tiên! – Tin Game
- Starfield đã thu hút được 15 triệu người chơi! – Tin Game
- Control 2 sẽ là game hành động nhập vai! – Tin Game