[rs_section_heading style=”style6″ heading=”ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB”]Vậy là sau sự kiện NVIDIA Day diễn ra cách đây không lâu, những mẫu card đồ họa dẫn đầu phân khúc cao cấp của NVIDIA dựa trên kiến trúc Turing đã chính thức lên kệ để người dùng đua nhau… xếp hàng để rước về. Trong đó, riêng ASUS cũng đã trình làng tất cả tới 3 dòng sản phẩm là Turbo, Dual và ROG Strix chia đều cho 3 GPU RTX 2080 Ti, RTX 2080 và RTX 2070.
Với “thân thế” có phần cao quý của mình, ROG Strix tạm thời sẽ là dòng sản phẩm cao cấp nhất, trong khi Turbo sẽ hướng đến phân khúc người dùng phổ-thông-nhưng-nhiều-tiền; riêng với dòng Dual thường sẽ là lựa chọn lý tưởng, vừa phải cho những người dùng không có quá nhiều nhu cầu về mặt công nghệ hỗ trợ. Dù vậy, giá bán các dòng card với của NVIDIA cũng đang khá cao và chưa có độ chênh lệch nhiều giữa các phiên bản cùng GPU. Tuy nhiên, nếu RTX 2080 Ti đang quá đắt đỏ, thì sự lựa chọn với GPU RTX 2080 cũng đã quá đủ để thõa mãn đam mê rồi.
ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB sẽ là nhân vật chính của bài viết ngày hôm nay, Vietgame.asia sẽ cùng bạn đập hộp chiếc card nóng hổi này ngay sau đây.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ[/alert][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”154773, 154756″]
[su_divider]
Hiện tại, giá bán của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB rơi vào khoảng 25 đến 27 triệu đồng tùy đại lý, tuy nhiên bạn sẽ hơi thất vọng một chút nếu mới nhìn sơ qua thiết kế vỏ hộp của nó. Vỏ hộp của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB được thiết kế rất cơ bản, không có điểm nhấn đáng kể nào ngoài cái mác “GeForce RTX” to tướng, một chữ “DUAL” cụt lủn và một góc nhìn tương đối cơ bản về tản nhiệt 2 quạt của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB.
May thay, mặt sau như thường lệ vẫn là phân thể hiện những công nghệ về tản nhiệt cùng các thông số kỹ thuật của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB. Tất cả được bố trí khá trực quan và cho người dùng nắm được thông tin cơ bản. Qua đó cũng có thể thấy tản nhiệt được bố trí trên ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB là dòng tản nhiệt cũ ở các phiên bản cao cấp thế hệ trước cải tiến lại.[su_quote]Hiện tại, giá bán của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB rơi vào khoảng 25 đến 27 triệu đồng tùy đại lý, tuy nhiên bạn sẽ hơi thất vọng một chút nếu mới nhìn sơ qua thiết kế vỏ hộp của nó.[/su_quote]Tiến vào sâu hơn, ASUS khiến người viết khá bất ngờ khi hộp trong của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB không hề có lấy một lớp xốp chống sốc nào, ngược lại lần này ASUS đã sử dụng một thiết kế hộp giấy mới được cắt và gấp khá công phu để đảm nhận luôn khả năng chống sốc cho sản phẩm.
Trọn bộ phụ kiện đi kèm rất cơ bản, chỉ bao gồm một CD phần mềm và sách hướng dẫn sử dụng.
[su_divider]
[su_carousel source=”media: 155355,155369,155368,155367,155366,155365,155364,155363,155362,155361,155360,155359,155358,155357,155356″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”XYZ” autoplay=”2000″ speed=”400″]Trở lại với nhân vật chính ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB, nếu là một người dùng đã “nhẵn mặt” với ASUS thì chắc chắn sẽ sớm nhận ra thiết kế của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB gần như giống hệt những thiết kế của dòng DUAL thế hệ trước. ASUS là một nhà sản xuất rất thích xài lại thiết kế dù cho đến với thế hệ GPU GeForce RTX đánh dấu 1 bước ngoặc quan trọng của NVIDIA thì cũng chẳng vì thế mà ASUS lại phải tung ra một thiết kế bớt nhàm chán hơn cả. Nhưng dù sao cũng khó mà đòi hỏi bởi mỗi sự thay đổi đều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khâu dây chuyền sản xuất vốn là một thế mạnh của ASUS từ trước đến nay (dây chuyền sản xuất 100% tự động Auto-Extreme).
Đổi lại, bên dưới phần thiết kế mặt nạ nhựa cũ, người dùng cũng có thể thấy nỗ lực làm mới sản phẩm của mình từ ASUS, đặc biệt là một dòng sản phẩm cao cấp như ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB. Khối tản nhiệt của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB được thiết “xịn” hơn trước rất nhiều với số lượng các lá thép tản nhiệt rất dày đặc, tựa như một khối thống nhất từ đầu tới cuối. Theo ASUS cho biết thì với thiết kế này, bề mặt tản nhiệt lớn hơn phiên bản cũ tận 50%, cho khả năng làm mát toàn diện hơn. Đặc biệt, độ dày của khối tản nhiệt này cũng đội lên tương đối khi chiếm tới 3 khe PCIe của thùng máy. Do đó, cảm giác đầu tiên khi trên tay ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB chính là card rất nặng, thô và cực “nạc”, người dùng khó mà “tăm tia” được các linh kiện trên bo mạch.
Ngược lại, hệ thống quạt tản nhiệt không có cải tiến mới mà vẫn sử dụng loại quạt 0dB quen thuộc trước đây. Quạt sẽ tự động làm mát khi ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB vượt ngưỡng 55*C, và tất nhiên trước đó sẽ đứng hoàn toàn để giảm thiểu độ ồn tối đa, đúng nghĩa 0dB. Ngoài ra chứng chỉ chống bụi IP5X cũng phần nào giúp game thủ không phải quá lo lắng về chuyện vệ sinh trong thời gian sử dụng card lâu dài.[su_quote]Khối tản nhiệt của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB được thiết “xịn” hơn trước rất nhiều với số lượng các lá thép tản nhiệt rất dày đặc, tựa như một khối thống nhất từ đầu tới cuối. Theo ASUS cho biết thì với thiết kế này, bề mặt tản nhiệt lớn hơn phiên bản cũ tận 50%, cho khả năng làm mát toàn diện hơn[/su_quote]Mặt sau đúng với tiêu chuẩn của một dòng sản phẩm cao cấp, ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB được trang bị giáp lưng bảo vệ với họa tiết cắt xẻ trắng đen khá bắt mắt. Tuy nhiên theo người viết thấy thì phần thép này không thực sự dày, nhưng vẫn rất cứng cáp và gia cố chắc chắn cho toàn bộ sản phẩm, cũng như giảm được một phần lớn tải trọng cho khe PCIe, nhất là khi không có chân chống xệ như MSI GeForce RTX 2080 Ti Gaming X Trio. Cũng ở mặt sau này, người dùng cũng có thể thấy giao tiếp SLI mới của thế hệ card đồ họa RTX.
ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB thực tế không có nhiều điểm nổi bật gây được sự chú ý mạnh từ phía người dùng ngoài GPU RTX 2080. Tuy nhiên nếu chọn lựa ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB với tiêu chí độ bền, sự ổn định thì lại là một điểm cộng lớn. Bởi ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB trước khi xuất xưởng đã phải trải qua quá trình đánh giá khắt khe, đặc biệt là phép thử game, benchmark nặng liên tục trong tận 144 giờ không nghỉ.
Điểm lại một chút về sức mạnh của ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB, card sử dụng GPU đơn nhân RTX 2080 mới cứng được xây dựng trên kiến trúc Turing của NVIDIA, xung nhịp mặc định được ép xung sẵn ở 1515 MHz và tự động ép xung lên mức 1830 MHz nếu gặp các tác vụ nặng. Bản thân GPU RTX 2080 cũng sở hữu tận 2944 nhân CUDA, chỉ số RTX-OPS (mới) đạt 57T, chỉ thấp hơn RTX 2080 Ti khá nhiều (76T). ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB được trang bị 8GB bộ nhớ VRAM chuẩn GDDR6 với tốc độ băng thông tổng lên tới 14Gbps, bus 256-bit, tha hồ cho phép game thủ nghĩ về những trải nghiệm 4K sắc nét hay cả VR thời thượng.
[su_divider]
Để cung cấp sức mạnh cho khả năng hoạt động cao nhất, ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB yêu cầu 1 đầu cấp nguồn 6-pin và 1 đầu cấp nguồn 8-pin, tương đương mức TDP rơi vào khoảng 230W và cần một PSU công suất thực khoảng 650W.
Về mặt I/O, ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB khá cơ bản khi giới thiệu đủ 3 cổng Display Port 1.4, 1 cổng USB-C và chỉ 1 cổng HDMI 2.0 mà thôi.[su_quote]ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB trước khi xuất xưởng đã phải trải qua quá trình đánh giá khắt khe, đặc biệt là phép thử game, benchmark nặng liên tục trong tận 144 giờ không nghỉ[/su_quote][su_heading style=”line-blue” size=”35″]TỔNG QUAN[/su_heading]Cho đến thời điểm hiện tại, khi những mẫu card đồ họa sử dụng GPU Turing mới của NVIDIA đang còn khá hiếm, thì việc người dùng muốn lựa chọn một chiếc card ưng ý là điều không dễ. Tuy nhiên nếu là một người dùng không qua hoa hòe về thiết kế hay đèn nền, và muốn một sản phẩm thực sự tốt về độ bền cũng như sức mạnh ấn tượng thì ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB là một sản phẩm nên cho vào “wishlist”. Dĩ nhiên, Vietgame.asia sẽ sớm gửi đến bạn đọc bài đánh giá sức bật của chiếc ASUS Dual RTX 2080 OC 8GB trong thời gian tới. Cùng chờ nhé!
[su_divider]