- Tên sản phẩm: ASUS ROG Strix RX 570 4GB
- Nhà sản xuất: ASUS
- Xuất xứ: Trung Quốc
Như đã đề cập đến trong bài “bóc hộp” ASUS STRIX RX 570 4GB OC, phiên bản mới nhất được “làm lại” chẳng có bao nhiêu khác biệt so với “tiền nhiệm” ASUS STRIX RX 470 4GB trước đây. Cả hai đều từ “một khuôn đúc” mà ra từ vỏ hộp, ngoại hình, cho đến kết cấu linh kiện bên trong nên chỉ từ cái nhìn đầu tiên, ASUS STRIX RX 570 4GB OC không đủ “gây háo hức” cho người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mặc dù vậy, như AMD đã công bố, chip xử lý đồ họa RX 570, trái tim của sản phẩm, mặc dù vẫn sử dụng cùng kiến trúc Polaris và tiến trình 14nm FinFET nhưng với thế hệ cải tiến thứ ba (3rd generation) giúp tăng hiệu năng, tối ưu hóa kiến trúc mang đến tốc độ xung nhịp cao hơn nhưng vẫn giữ được mức tiêu thụ điện như trước, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của sản phẩm.
Liệu những tối ưu này có thể “nâng đỡ” được một sản phẩm… làm lại như ASUS STRIX RX 570 4GB OC hay không? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé!
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Một phong cách STRIX – một phong cách rất… “Cú”!
Có thể nói rằng ngay từ khi “khai sinh” ra dòng sản phẩm STRIX, ASUS đã rất “mạnh tay” khi thay đổi hoàn toàn những phương án thiết kế và cấu tạo truyền thống để đem đến cho người dùng một dòng sản phẩm chất lượng ngay từ cái nhìn đầu tiên, cho dù đó là những dòng sản phẩm tầm trung vốn không nhận quá nhiều chú ý so với các dòng sản phẩm cao cấp trong khoảng thời gian trước đây. ASUS STRIX RX 570 4GB OC cũng được thiết kế với một phương châm như vậy.
Có thể nói rằng chất lượng dòng sản phẩm STRIX nói chung và ASUS STRIX RX 570 4GB OC nói riêng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu game thủ (mà đặc biệt là game thủ có túi tiền “xông xênh”). Nếu như GALAX ngoại trừ “chăm chút” cho dòng sản phẩm cao cấp Hall of Fame của mình, chỉ duy trì các dòng sản phẩm tầm trung ở một mức vừa đủ trong sự “tinh giản” đến tối đa như đã thấy ở GALAX GTX 1060 OC 3GB thì khi cầm trên tay mẫu card đồ họa này, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Các chi tiết được gia công vô cùng sắc sảo với những nét cắt, vát tạo ra mỹ cảm không “cũ” đi theo thời gian. Ngay cả với các ống dẫn nhiệt, ASUS cũng đã rất “chịu khó” mạ nikel tạo nên lớp vỏ ngoài sáng bóng, giúp bảo vệ các ống đồng này không xỉn màu theo thời gian. Các linh kiện bên trong của ASUS STRIX RX 570 4GB OC cũng được thiết kế “dư giả” với “dàn” Mosfet khá dày và nhiều cùng với những linh kiện chất lượng cao, giúp cho hãng vô cùng “tự tin” nâng thời gian bảo hành lên đến 4 năm, cao hơn khá nhiều so với đa số các hãng khác trên thị trường.
[su_quote]Khi cầm trên tay ASUS STRIX RX 570 4GB OC, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.[/su_quote]
Điểm trừ duy nhất trong thiết kế sản phẩm nằm ở phương thức bố trí các cổng xuất tín hiệu còn vô cùng bảo thủ. Trong 3 năm trở lại đây, các cổng kết nối D-sub (VGA) hay DVI dần dần bị loại bỏ hay giảm thiểu trên các cạc màn hình cỡ mới thì đối với sản phẩm này, ASUS vẫn sử dụng đến hai đầu xuất DVI với chỉ một cổng DisplayPort và một cổng HDMI. Số lượng kết nối này khá thiếu thốn, đặc biệt là với nhu cầu kết xuất hình ảnh ra TV cỡ lớn và các thiết bị khác như các đầu VR ngày càng nhiều.
[su_divider]
Thử nghiệm tốc độ một số game hiện hành.
ASUS STRIX RX 570 4GB OC – Sức mạnh được cải thiện!
Có thể nói với “lịch sử” có quá nhiều dòng chip xử lý đồ họa được “thay tên đổi họ”, AMD cũng khiến khá nhiều game thủ lo ngại với RX 570 vốn chỉ là một phiên bản khác của dòng chip tầm trung RX 470 đã “tròm trèm” một năm tuổi. Tuy nhiên, kết quả đo được trên ASUS STRIX RX 570 4GB OC cho thấy thực sự cả AMD và ASUS đã có đôi chút cải thiện, khiến cho sản phẩm “nâng điểm” khá nhiều ở các phép thử nếu so sánh với phiên bản sử dụng chip RX 470 trước đây.
Dễ thấy nhất là ngay trong phép thử 3DMark FireStrike, ASUS STRIX RX 570 4GB OC đạt được đến 12.524 điểm đồ họa trong khi ASUS STRIX RX470 4GB trước đây chỉ đạt 10.854 điểm mà thôi. Mức tăng xấp xỉ 10% này cũng khá đáng kể với một chip xử lý sử dụng cùng một kiến trúc và có số lượng nhân xử lý tương đương như cũ. Điều này hứa hẹn sẽ “đẩy” sức mạnh của sản phẩm đến gần hơn dòng cạc đồ họa tầm trung GTX 1060 của “đội xanh” vốn là “đối thủ ngang tầm” của “đàn anh” RX 580.Tăng 10% sức mạnh so với ASUS STRIX RX470 4GB
Với sức mạnh mới, sản phẩm đến từ ASUS tỏ ra khá “dũng mãnh” khi có thể “cân” hầu hết các game ở thiết lập cao nhất, kể cả với “sát thủ phần cứng” The Witcher 3: Wild Hunt với tốc độ khung hình đạt xấp xỉ 40fps, vượt hơn 10% so với mức 36fps của ASUS STRIX RX470 4GB trước đây.
[su_quote]ASUS STRIX RX 570 4GB OC tỏ ra khá “dũng mãnh” khi có thể “cân” hầu hết các game ở thiết lập cao nhất[/su_quote]
Thử nghiệm cả với một số game trên nền DirectX12 như Total War: Warhammer, Rise of the TombRaider, mức RAM đồ họa lên đến 4GB của ASUS STRIX RX 570 4GB OC tỏ ra có ưu thế hơn hẳn so với GALAX GTX 1060 OC 3GB khi hầu hết các phép thử đều trôi qua khá suôn sẻ, không gặp phải hiện tượng giật hình hay báo thiếu RAM đồ họa như trước. Thậm chí đối với các cảnh “hạng nặng” trong “sự trở lại” của nàng Lara Croft, mức khung hình tối thiểu vẫn nằm ở mức 10fps, kéo điểm trung bình tổng thể cả đoạn benchmark lên đến 60fps, vượt hơn đối thủ vốn “nặng ký” hơn rất nhiều như GTX 1060.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
ASUS STRIX RX 570 4GB OC – Bài ca “Driver lỗi”!
Mặc dù “dũng mãnh” là thế nhưng ASUS STRIX RX 570 4GB OC vẫn “đạp bước” tiền nhiệm ASUS STRIX RX470 4GB về khoản… lỗi trình điều khiển. Điều đáng khen nhất là trong lần ra mắt này, “trình độ gặp vấn đề” của driver Catalyst đã ít đi rất nhiều.
Không còn những lỗi lặt vặt gây khó chịu và đau đầu người dùng như vỡ icon, nhấp nháy màn hình… nhưng lỗi trình điều khiển cho sản phẩm lại phản ứng khá tệ với một số game nhất định. Chẳng hạn như với phép thử Sleeping Dogs, người viết đã thử chạy trình benchmark vài lần nhưng tốc độ trung bình game vẫn rất thấp so với ngay cả ASUS STRIX RX470 4GB trước đây. Vấn đề này chỉ có thể trông chờ vào chính AMD giải quyết trong thời gian sắp tới.