[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ[/alert]Sự thật “trần trụi” rằng trong những năm gần đây, AMD có chút quá “hưng phấn” khi đổi “bao bì” đóng gói sản phẩm của mình trở thành các sản phẩm mới tung ra thị trường. Có thể kể đến “lão già” HD7970 được đổi tên thành R9 280X hay “chiến binh” series 300 R9 390 đều là phiên bản đổi tên của R9 290 với rất ít nâng cấp đáng kể. Chuyện “gần đây” lại tiếp tục tái diễn khi dòng sản phẩm sử dụng kiến trúc Polaris “đình đám” vào năm ngoái RX 400 series cũng nhận được “số phận” tương tự khi hai “chủ lực” RX 470 và RX 480 lần lượt được “làm mới” với tên gọi RX 570 và RX 580.
Ở thị trường Việt Nam, ASUS có thể xem như một trong những hãng “nhanh tay” nhất khi mang về sản phẩm ASUS STRIX RX570 4GB OC để phục vụ “cơn sốt đỏ” cho rất nhiều game thủ trong thơi gian gân đây. Với ngôn ngữ thiết kế “thần cú” STRIX đang thịnh hành, liệu sản phẩm có khác biệt gì với “đàn anh” trước đây? Hãy cùng Vietgame.asia đến với “tiết mục đập hộp” ASUS STRIX RX570 4GB OC bạn nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”123472, 123372″]
[su_divider]
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, vỏ hộp của ASUS STRIX RX570 4GB OC vẫn… i xì các dòng sản phẩm Strix khác với tông màu đen, hình sản phẩm và logo Strix … bảy màu, thiếu khuyết những nét “chấm phá” riêng nhưng lại thừa thãi độ quy củ và chuẩn mực mà dòng Strix nói riêng và các sản phẩm ROG nói chung hướng tới.
Thoạt nhìn, vỏ hộp của ASUS STRIX RX570 4GB OC gần như chẳng khác biệt gì với “đàn anh” ASUS Strix RX 470 4GB trước đây, có chăng chỉ là một khung viền màu đỏ đặc trưng của “đội đỏ” xung quanh tên sản phẩm Radeon RX570 và thêm một chữ “OC” ngay viền cạnh để đánh dấu phiên bản mà thôi. Các thông tin khác như tính năng Aura cho phép đổi màu đèn hay các logo và thậm chí hình dạng sản phẩm cũng chẳng có chút nào thay đổi.[su_quote]Thoạt nhìn, vỏ hộp của ASUS STRIX RX570 4GB OC gần như chẳng khác biệt gì với “đàn anh” ASUS Strix RX 470 4GB trước đây[/su_quote]Các “phụ kiện” đi kèm cũng vẫn vậy, hai sticker trang trí bổ sung, hai dây bó, sách hướng dẫn sử dụng và đĩa trình điều khiển (mà thời nay chẳng mấy ai dùng tới), người mua ASUS STRIX RX570 4GB OC thậm chí chẳng nhận được cổng chuyển đổi điện 4-PIN Molex sang cổng 8PIN PCI Ex như thường thấy của các hãng khác. Có lẽ ASUS cũng khá “tự tin” rằng nhóm khách hàng của mình chắc chắn đã sở hữu những bộ nguồn mới và cao cấp.
[su_divider]
[su_carousel source=”media:124865,124864,124863,124862,124861,124860,124859″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″]Bắt tay vào quá trình “đập hộp” nào! “Nhân vật chính” ASUS STRIX RX570 4GB OC của chúng ta gây cho người viết cảm giác khá bất ngờ khi gần như thiết kế sản phẩm… chẳng khác gì “đàn anh” ASUS Strix RX 470 4GB của mình. Cũng vẫn thiết kế hai quạt tản nhiệt quen thuộc với một vài nhấn nhá đơn giản ở mặt tạo hình, nhiều đường nét gắt gọt và rảnh để tạo cảm giác “sci-fi”, đèn LED RGB “chìm” với công nghệ AURA cho phép thay đổi màu theo hệ thống chỉ hiện diện ở logo ROG phía trên.
Cả hai giống nhau đến nỗi mặt lưng của ASUS STRIX RX570 4GB OC cũng được… “để trần” với một giá đỡ nhỏ phía trên bảng mạch thay vì thiết kế “áo giáp” theo kiểu truyền thống trên các dòng cạc màn hình cao cấp. So với mặt bằng chung các dòng card phân khúc này hầu hết đều không được trang bị giáp lưng, song điều này ít nhiều khiến sản phẩm có cảm giác “rẻ tiền” đi khá nhiều.
Ngoài ra, nếu cảm thấy mặt nạ của ASUS STRIX RX570 4GB OC hơi đơn điệu, game thủ cũng có thể trang trí thêm một chút nhờ vào hai sticker kèm theo bộ sản phẩm.
[su_quote]Cả hai giống nhau đến nỗi mặt lưng của ASUS STRIX RX570 4GB OC cũng được… “để trần” với một giá đỡ nhỏ phía trên bảng mạch[/su_quote]Như một “bản sao” của ASUS Strix RX 470 4GB, ASUS STRIX RX570 4GB OC gần như chẳng đem lại chút xíu điểm khác biệt khả dĩ nào có thể nhận biết. Ít nhất là vẻ bề ngoài cho thấy gần như ASUS đã “bê nguyên xi” sản phẩm cũ đóng gói vào trong một chiếc hộp mới. Và điều này cho thấy, ngoài con chip xử lý có cái “tên mới toanh” RX570 thì ASUS STRIX RX570 4GB OC thậm chí chẳng thay nổi cái… “vỏ bình” chứ đừng nói đến “rượu” bên trong.
Cũng cần nhắc lại là ASUS STRIX RX570 4GB OC được trang bị tản nhiệt ống đồng tiếp xúc trực tiếp với GPU, tăng khả năng dẫn nhiệt qua hai ống dẫn nhiệt đồng được mạ niken sáng bóng. Tuy nhiên thì cũng giống như phiên bản sử dụng RX 470 trước, ASUS STRIX RX570 4GB OC chỉ được trang bị hai ống đồng mà thôi. Dù sao thì diện tích tiếp xúc của 2 ống đồng cũng đủ bao phủ cho GPU RX 570.
ASUS STRIX RX570 4GB OC chỉ yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 pin, tương đương mức TDP vào khoảng 130W. Nhưng như đã nói ở trên, không có cáp chuyển đổi 4-pin Molex sang 6-pin PCIe nên nếu bạn đang sở hữu một bộ nguồn thiếu đầu cấp nguồn này thì buộc phải mua lẻ thêm ở ngoài. Đây là một điểm người viết thấy khá “hà tiện” của ASUS bởi dù sao thì đây cũng là một sản phẩm tầm trung, với giá bán trên 6 triệu đồng.
[su_divider]
Về bản chất, chip xử lý RX570 cũng chỉ là một bản nâng cấp nhẹ của chip xử lý đồ họa RX470 trước đây với kiến trúc Polaris và một số tinh chỉnh “nhẹ nhàng” để làm cho sản phẩm mới có vẻ khác biệt. Đối với ASUS STRIX RX570 4GB OC, ASUS cũng “chích nhẹ” thêm một chút “đẩy” mức xung nhịp ở chế độ chơi game thông thường từ 1250MHz lên mức 1300MHz và đạt mức 1310MHz khi chạy ở chế độ Overclock. Các chip RAM GDDR5 cũng được “kéo” lên đến mức 7000MHz (quy đổi so sánh với GDDR) so với mức 6600MHz trên phiên bản trước đây. Điều này làm cho ASUS STRIX RX570 4GB OC có khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn “đàn anh” một chút xíu, nếu muốn nói là gần như không đáng kể.
Các cổng I/O cũng được bố trí tương tự với hai cổng DVI-D, 1 cổng HDMI 2.0 và 1 cổng DisplayPort 1.4. Kết cấu này khá “bảo thủ” nếu so với một số hãng khác vốn đang dần “loại bỏ” cổng kết nối DVI quá cồng kềnh. Trong khi đó, việc sử dụng nhiều màn hình cũng như kết nối VR lại khiến cho số cổng kết nối ít ỏi của ASUS STRIX RX570 4GB OC tỏ ra thiếu thốn khá nhiều.[su_quote]Đối với ASUS STRIX RX570 4GB OC, ASUS cũng “chích nhẹ” thêm một chút “đẩy” mức xung nhịp ở chế độ chơi game thông thường từ 1250MHz lên mức 1300MHz và đạt mức 1310MHz khi chạy ở chế độ Overclock[/su_quote]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]TỔNG QUAN[/su_heading]Với một thiết kế cũ, chip xử lý cũng… cũ nốt, ASUS STRIX RX570 4GB OC làm cho người dùng một chút hụt hẫng khi ASUS thậm chí không chịu đổi cả “bình” như cách hãng đã làm từ khi nâng cấp vẻ bề ngoài “bóng bẩy” của dòng ASUS R9 290X lên bộ giáp “mới chóe” của ASUS STRIX R9 390X. Chính vì thế mà ấn tượng ban đầu của người viết với ASUS STRIX RX570 4GB OC cũng không thật sự tốt và đủ “háo hức” như với những sản phẩm “mới toanh toe” khác. Hy vọng duy nhất chỉ còn nằm ở hiệu năng sản phẩm. Hãy chờ bài đánh giá chi tiết tiếp theo của Vietgame.asia các bạn nhé!
[su_divider]