Skip to content

ASUS Strix X570 E Gaming – Bệ đỡ vững vàng cho game thủ

ASUS Strix X570 E Gaming - Bệ đỡ vững vàng cho game thủ

ASUS Strix X570 E Gaming – Cùng lúc với AMD công bố chipset X570 của mình ra thị trường quốc tế, ASUSmột trong những hãng đầu tiên mang các dòng sản phẩm bo mạch chủ của mình về Việt Nam với đầy đủ các phiên bản từ đơn giản nhất, đến “xịn sò” nhất để thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng “đón chào” các CPU AMD Ryzen 3000 Series đời mới.

Hiển nhiên, ngoài các dòng sản phẩm cao cấp dành cho các khách hàng “gộc” với hầu bao “vô biên”, ASUS vẫn tiếp tục hướng tới người dùng là game thủ chuyên nghiệp dòng sản phẩm Strix với nhiều tính năng mạnh mẽ, đèn LED sáng tạo cùng kết nối chuyên biệt “chuẩn game” dành cho game thủ.

Trong bài viết này, Vietgame.asia đem đến cho bạn đọc bài “bóc hộp” một trong những sản phẩm chủ lực của dòng Strix với tên gọi ASUS Strix X570 E Gaming. 2v0-622 Dumps Một sản phẩm đầy đủ “đồ chơi” nhất của dòng sản phẩm Strix và cũng là bệ đỡ vững chắc dành cho game thủ khi đón đầu “cơn sóng” Ryzen 3000 Series.


ASUS STRIX X570 E GAMING – GIỮ NGUYÊN KHUNG THIẾT KẾ

Được định vị ở phân khúc tầm trung – cao cấp, hướng tới các game thủ chuyên nghiệp không có quá nhiều các nhu cầu chuyên sâu cần tới một nền tảng được chế tạo chuyên biệt và “hầm hố”, ASUS Strix X570 E Gaming sở hữu thiết kế vỏ hộp tương tự như các dòng sản phẩm Strix trước đây với hình sản phẩm ở mặt trước vỏ hộp và một vài thông tin chi tiết ở mặt sau.

Với thiết kế quá quen thuộc này, có thể nói ASUS gần như “bê nguyên xi” thiết kế vỏ hộp của dòng sản phẩm Strix của những năm gần đây “ấn” vào cho dòng sản phẩm mới sử dụng chipset X570 này của “đội đỏ”. Nếu so sánh với sản phẩm ASUS Strix Z390 E Gaming mà nhóm có dịp giới thiệu cách đây không lâu thì có thể thấy hãng thậm chí còn lười… thiết kế lại layout cho các tính năng kỹ thuật

Thậm chí khi so sánh với “người đồng cấp” sử dụng chipset Z390 đến từ “đội xanh, ASUS Strix X570 E Gaming vẫn chia sẻ rất nhiều tương đồng trong thiết kế. Khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ sản phẩm đến từ “đội đỏ” cần sử dụng đến quạt tản nhiệt ngoài cho chipset, nên tản nhiệt trong khu vực này được làm rộng rãi hơn, nối liền với hai tản nhiệt cho các thẻ nhớ M.2 tạo ra hiệu ứng luồng gió giải nhiệt cho linh kiện này.


Các chi tiết khác đều được hoàn thiện ở mức rất tốt với các cổng PCI Express 4.0 16x được gia cố bằng khung thép, các tấm tản nhiệt đều được điêu khắc tinh xảo với các họa tiết bắt mắt, thuận tiện cho đèn LED RGB và cũng là một tính năng đáng tự hào khác của ASUSAura Sync.

Đáng chú ý nhất là hệ thống cấp điện cho CPU của ASUS Strix X570 E Gaming được “chăm chút” kỹ lưỡng với thiết kế 16 pha điện bố trí theo phương thức 12 + 4, cung cấp điện trực tiếp cho CPU mà không phải thông qua nhiều tầng nấc như trước, nhờ đó giảm được hiện tượng nhiễu và đảm bảo công suất hoạt động cho cả các CPU mạnh nhất, tiêu thụ nhiều năng lượng nhất của AMD hiện nay như Ryzen 3900x với 12 nhân và 24 luồng xử lý.

Phần tản nhiệt cho các pha điện này cũng được làm dày hơn với nhiều tầng lớp hơn để có thể đón được luồng gió thổi ra từ quạt tản nhiệt của CPU. https://www.geekcert.com/ms-100.html Có lẽ với mức tiêu thụ điện năng “hạng nặng” trên CPU cũng khiến người dùng phải quan tâm nhiều hơn đến các quạt làm mát trên thùng máy nếu muốn sử dụng tản nhiệt nước cho CPU để các pha điện có thể làm việc hiệu quả mà không bị quá nhiệt.

[su_quote]Đáng chú ý nhất là hệ thống cấp điện cho CPU của ASUS Strix X570 E Gaming được “chăm chút” kỹ lưỡng với thiết kế 16 pha điện[/su_quote]


KẾT NỐI TIÊN TIẾN

Khác với các dòng sản phẩm cao cấp khác như Crosshair hay Maximus, ASUS Strix X570 E Gaming chỉ sở hữu một thiết kế tầm trung với không quá nhiều các chi tiết bảo vệ và trang trí, thế nhưng điều này không có nghĩa là sản phẩm thiếu đi các công nghệ và kết nối tiên tiến.

Dễ thấy nhất là sản phẩm dành cho “đội đỏ” đã hỗ trợ kết nối Wifi 6 chuẩn AX thay vì chuẩn AC như trên người đồng cấp sử dụng chipset Z390, ASUS cũng trang bị cho sản phẩm của mình một cổng LAN Realtek RTL8125G 2.5 Gigabit NIC “chuyên game” bên cạnh một cổng LAN Intel truyền thống với “hứa hẹn” sẽ đem đến kết nối tốc độ cao và ổn định hơn hẳn cho game thủ.

Ngoài ra, người dùng còn được “hưởng lợi” từ một số lượng kha khá các cổng USB 3.1 với bốn cổng Gen 1 cho các thiết bị ngoại vi và ba cổng Gen 2 tốc độ lên đến 10Gbps, gấp đôi thế cũ dành cho các ổ cứng siêu tốc đời mới “bứt tốc” giới hạn, vô cùng tiện lợi, nhất là với các game thủ chuyên nghiệp hay sử dụng ổ cứng tốc độ cao gắn ngoài để lưu trữ phiên bản game với các tùy chỉnh riêng biệt.

[su_quote]Dễ thấy nhất là sản phẩm dành cho “đội đỏ” đã hỗ trợ kết nối Wifi 6 chuẩn AX thay vì chuẩn AC như trên người đồng cấp sử dụng chipset Z390[/su_quote]

Đến với “góc Audio”, có thể thấy ASUS Strix X570 E Gaming không phải là dòng bo mạch chủ được “o bế” về âm thanh bằng chip ESS như trên các phiên bản Maximus cao cấp mà thay vào đó là chip xử lý âm thanh SupremeFX dành cho game thủ với lớp vỏ phủ chống nhiễu và các tụ Nichicon đến từ Nhật Bản đem lại nền âm sạch và khả năng tái tạo định hướng âm thanh chuẩn xác cho các fan của thể loại bắn súng.

Một cải tiến khác mà người viết đánh giá khá cao khi “đập hộp” sản phẩm chính là toàn bộ khu vực I/O đã được “đúc” liền mạch tạo thành một chỉnh thể. Thiết kế này giúp người dùng dễ dàng gắn bo mạch vào case cũng như bảo vệ tốt hơn cho các cổng I/O khỏi bụi bặm và côn trùng như kiểu thiết kế “để riêng” phần tấm chắn ra ngoài như các thế hệ trước.

Ngoài ra, với một thế hệ CPU còn “trẻ” và nhiều không gian phát triển như AMD Ryzen 3000 Series cần liên tục cập nhật BIOS bo mạch chủ để cải thiện hiệu quả hoạt động, ASUS cũng trang bị cho ASUS Strix X570 E Gaming một khe cắm USB và nút giúp người dùng có thể nâng cấp BIOS dễ dàng hơn các phương thức cập nhật thông qua windows thông thường.


TỔNG QUAN

Nhìn chung, ASUS Strix X570 E Gaming vẫn sở hữu thiết kế “cũ” từ dòng sản phẩm ROG Strix Z390 E-Gaming trước đây với một số tinh chỉnh nhỏ cho phù hợp với tính chất của “đội đỏ”, tuy vậy, sản phẩm cũng sở hữu nhiều kết nối mới tiên tiến, tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ của các CPU AMD Ryzen 3000 Series đời mới, tạo nên bệ đỡ vững chắc cho các hệ thống chơi game “hạng nặng”.

THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ

Tác giả