[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 20 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: PACMAN đã trở thành “tội đồ” vì đâu? Dreamcast đã “giết” Sega như thế nào? Ai đã ghi danh “bảng vàng” Famitsu?
Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 20 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]
PACMAN
Có lẽ là tựa game 8-bits huyền thoại nổi tiếng nhất, đối với nhiều thế hệ cả trẻ lẫn già.
Năm 2010, Google đã từng thay đổi logo của mình thành một phiên bản PACMAN có thể chơi trực tiếp trên trình duyệt trong vòng 48 giờ. Và đã có rất nhiều người chơi phiên bản này trong giờ làm việc.
Google sau đó đã thử thống kê tổng số giờ mà người chơi đã bỏ ra chơi PACMAN trong giờ làm, và “tá hỏa” khi nhận ra rằng nội việc này đã khiến nền kinh tế thiệt hại đến 120,483,800 USD – một con số “kinh dị”.[su_divider]
Donkey Kong
Là một tựa game cũng mang tính chất huyền thoại trên các hệ máy của Nintendo, mặc dù không phải do hãng này phát triển.
Phiên bản Donkey Kong 64 trên hệ máy N64 là phiên bản duy nhất có kèm bản mở rộng – và thực tế bản mở rộng này chẳng hề có tác dụng gì ngoài việc… sửa một lỗi rất nặng trong bản game gốc, khiến game bị đứng hình.
Rare, hãng phát triển Donkey Kong, không thể tìm ra cách giải quyết nào khác, do đó họ buộc phải đính kèm băng mở rộng vào chung với bản game gốc miễn phí. Việc làm này đã khiến Rare tốn một khoản tiền rất lớn – và điều thú vị là, cho đến tận ngày hôm nay, Rare vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của lỗi này.[su_quote]Thú vị là, cho đến tận ngày hôm nay, Rare vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của lỗi này[/su_quote][su_divider]
Dreamcast
Là hệ máy console cuối cùng mà Sega sản xuất, trước khi hãng này hoàn toàn chuyển hướng sang kinh doanh các lĩnh vực khác.
Sega đã từ chối tất cả các định dạng đĩa phổ thông lúc bấy giờ khi họ tạo ra Dreamcast, và sử dụng định dạng đĩa riêng của mình có tên GD-Rom. Mục đích của việc này là để chống lại nạn sao chép lậu tràn lan đến mức báo động.
Nực cười thay, Dreamcast đã trở thành một trong các hệ máy bị… bẻ khóa nhanh nhất trong lịch sử game, nhờ vào định dạng đĩa “cùi bắp” do chính Sega – một hãng không hề có kinh nghiệm bảo mật gì sất – chế ra. Kết quả? Dreamcast chết yểu, và dẫn đến thảm họa tài chính khiến Sega xém bị phá sản.[su_divider]
Uncharted
Là một dòng game khá đặc biệt, khi tựa game này khiến Naughty Dog phải đầu tư hẳn một bộ engine đồ họa riêng cho nó.
Trước khi Uncharted 3 chính thức ra mắt, Christophe Balestra – đồng sáng lập viên của Naughty Dog có đăng tải một tấm hình lên trang cá nhân Twitter của mình.
Trong đó cho thấy tình trạng ổ cứng của hãng, và chỉ riêng kho dữ liệu hình ảnh + mã nguồn của Uncharted 3 đã chiếm đến… gần 25 Terabytes (~25,000 Gigabytes).[su_quote]Chỉ riêng kho dữ liệu hình ảnh + mã nguồn của Uncharted 3 đã chiếm đến… gần 25 Terabytes (~25,000 Gigabytes)[/su_quote][su_divider]
Piracy
Là vấn nạn sao chép lậu bản quyền của game, phim ảnh, nhạc, truyện… mà khiến các tác giả và các nhà phát hành thiệt hại rất nhiều.
Để làm cho đại chúng hiểu được nỗi khổ khi làm game mà bị ăn cắp bản quyền, một nhóm phát triển đã làm ra tựa game có tên “Game Dev Tycoon” – mô phỏng hầu như chính xác các quy trình làm game.
Đồng thời, chính họ cũng đăng tải một phiên bản đã bẻ khóa của Game Dev Tycoon lên các trang torrent phổ biến nhất. Điều lý thú và cũng oái oăm là, trong bản lậu này, các tựa game do người chơi tạo ra trong game sẽ bị sao chép, bẻ khóa liên tục cho đến khi hãng game trong Game Dev Tycoon bị phá sản.[su_divider]
Crash Bandicoot
Là một dòng game thú vị khác cũng của hãng Naughty Dog, trong đó chú cáo Crash với năng lực xoay mòng mòng cùng các màn chơi rất khó luôn là tâm điểm thu hút một thời.
Trong phiên bản Crash Bandicoot 2, có một hình diễn hoạt khi Crash bị đè dẹp lép bởi các tảng đá, chỉ còn cái đầu dính trên đôi giày. Hình ảnh này đã bị xóa bỏ và thay bằng cảnh khác khi phiên bản này ra mắt ở Nhật.
Nguyên nhân là vì Sony không muốn có liên hệ gì với một vụ sát nhân hàng loạt rất nổi tiếng thời bấy giờ tại Nhật: tên hung thủ có thói quen gây án và cắt đầu nạn nhân, đặt trên đôi giày của chính họ.[su_divider]
Nhật Bản
Là một quốc gia cực kỳ hướng nội, hay thậm chí có thể nói rằng họ có tư tưởng bài ngoại (tẩy chay hàng ngoại) rất nặng.
Đặc biệt là trong ngành công nghiệp game, khi Nhật Bản chính là cái nôi của videogame – thì chẳng có lý do gì họ chấp nhận các sản phẩm game mang phong cách phương Tây cả. Đây chính là lý do vì sao từ Xbox, Xbox 360 đến Xbox One đều thảm bại rất nặng khi muốn thử sức ở thị trường Nhật.
Chí có duy nhất một tựa game phương Tây đạt được điểm số tuyệt đối do chuyên trang đánh giá game Famitsu của Nhật – và đó chính là The Elder Scrolls V: Skyrim.[su_divider]
Wobbuffet
Là một con Pokemon kỳ lạ, khi mà tổng số tuyệt chiêu mà nó học được trong đời chỉ là 8 – và trong đó hoàn toàn không có chiêu nào là chủ động tấn công người khác cả.
Trong các phiên bản Pokemon, khi truy cập vào trang của Wobbuffet trên PokeDex, tất cả lời chú giải đều có đề cập đến việc Wobbuffet luôn tìm cách giấu cái đuôi màu đen của mình.
Nhiều nghi vấn cho rằng thực tế, cái đuôi đen mới chính là thực thể của Wobbuffet, còn cái hình dạng màu xanh với vẻ mặt “ngu độn” kia chỉ là cái vỏ bọc che đậy mà thôi.[su_divider]