[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 21 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: Có bao nhiêu hoa văn của Spinda? Xenogears vốn là ý tưởng của game nào? Nguồn gốc cái tên Viewtiful Joe?
Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 21 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]
Pokemon
Hẳn là dòng game “rảnh hớn” nhất khi ngoài số lượng Pokemon cực nhiều ra, các chuyên viên của GameFreak cũng thường ngồi nghĩ ra những chi tiết quái chiêu cho lũ Pokemon của mình.
Chẳng hạn với con Spinda (Normal – Gen III), vốn lấy ý tưởng từ dấu vân tay của người khi dữ liệu PokeDex cho là không có hai con Spinda nào có hoa văn giống nhau.
Thật ra thì, nếu “hưỡn” mà ngồi đếm như một thống kê trên mạng, có khoảng 4,294,967,296 (hơn 4,2 tỉ) trường hợp khác nhau của hoa văn Spinda. Con số này sẽ còn nhiều hơn nữa nếu tính luôn dạng Shiny của nó vào. Quả là rảnh![su_divider]
Mario
Ngoài việc là dòng game nổi tiếng nhất của Nintendo, cũng là dòng game có nhiều sự tích bên lề nhất.
Nguồn gốc của cái tên Mario, bắt nguồn từ Mario Segale – nguyên là chủ cho thuê nhà kho của Nintendo (chi nhánh Mỹ). Ông này đã lên văn phòng Nintendo để… đòi tiền thuê đất.
Sau một hồi gây lộn căng thẳng, cuối cùng Nintendo cũng xin… khất nợ được thêm một thời gian. Để ghi nhớ ông chủ đất tốt bụng này, Nintendo đã đặt tên cho anh chàng thợ sửa ống nước huyền thoại cái tên Mario.[su_quote]Để ghi nhớ ông chủ đất tốt bụng này, Nintendo đã đặt tên cho anh chàng thợ sửa ống nước huyền thoại cái tên Mario[/su_quote][su_divider]
The Legend of Zelda
Là một trong những con át chủ bài của Nintendo – và mặc dù các phiên bản đều rất hay, nhưng lại không phù hợp với thị hiếu của phần đông game thủ.
Phiên bản Twilight Princess vốn ban đầu sẽ là hậu bản của Wind Waker, và cũng sử dụng cùng một phong cách đồ họa hoạt hình chibi như vậy.
Tuy nhiên, mặc dù là một phiên bản cực kỳ xuất sắc, nhưng doanh số của Wind Waker lại khá “hẻo”. Nintendo cho rằng phong cách đồ họa trẻ con là nguyên nhân của thất bại này, vì vậy Twilight Princess mang phong cách đồ họa tả thực hơi u ám – hoàn toàn trái ngược với Wind Waker.[su_divider]
Spyro
Là một dòng game lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ game thủ – và ấn tượng lớn nhất dĩ nhiên là đến từ chú rồng nhí nhố Spyro.
Ít ai biết rằng, ban đầu trong thiết kế gốc, Spyro vốn có màu xanh lá – nhưng việc này đã tạo nên khá nhiều rắc rối khi chú ta hoàn toàn… chìm nghỉm trong các cảnh nền với những thảm cỏ xanh rì.
Sau cùng, cảm thấy là việc thay đổi môi trường khá là phiền toái, do đó nhóm phát triển quyết định đổi màu Spyro thành tím cho nhanh.[su_quote]Sau cùng, cảm thấy là việc thay đổi môi trường khá là phiền toái, do đó nhóm phát triển quyết định đổi màu Spyro thành tím cho nhanh[/su_quote][su_divider]
GameCube
Có lẽ là một “vết nhơ” trong lịch sử đại thắng của Nintendo, khi đây là hệ console có doanh số tệ lậu nhất của hãng này.
Tuy vậy, nguyên nhân chính có lẽ vì thiết kế quá “dị hợm” của GameCube, vì hệ này có rất nhiều tựa game “đỉnh” – và một trong số đó phải là Viewtiful Joe.
Được phát triển bởi Capcom, ban đầu Viewtiful Joe được đặt tên là “Red Hot Man” nhưng sau đó phải thay đổi, vì sợ bị kiện bản quyền với tên của ban nhạc rock “Red Hot Chili Peppers”.[su_divider]
Kingdom Hearts
Vốn nổi tiếng với phong cách “Đông – Tây hợp nhất” cực kỳ độc đáo, khi dung hòa hai thế giới của Walt Disney và Final Fantasy làm một.
Thật ra, ban đầu nhân vật chính của Kingdom Hearts lẽ ra không phải là Sora. Phía Disney muốn vịt Donald là nhân vật chính, trong khi Squaresoft lại thích chuột Mickey.
Tetsuya Nomura, cha đẻ của dòng game, chả thích đứa nào cả – do đó ông tự thiết kế nên một nhân vật mới với phong cách vẽ của Disney. Và thế là tất cả đều vui, vì Sora sở hữu hình tượng rất “ăn tiền” – và găng tay, quần, giày của Sora vốn lấy ý tưởng từ hình ảnh của chuột Mickey.[su_divider]
Xenogears
Là một dòng game nhập vai khác của Square Enix, tuy cũng rất hay nhưng lại không mấy nổi tiếng.
Xenogears ban đầu vốn chính là ý tưởng gốc để phát triển thành Final Fantasy VII, nhưng ban lãnh đạo của Square Enix (khi đó là Squaresoft) đã nhận xét rằng Xenogears có bối cảnh quá u ám và cốt truyện phức tạp, không phù hợp với chủ đề huyễn mộng.
Vì vậy, dự án Final Fantasy VII được phát triển lại từ đầu như ta đã biết ngày nay, còn Xenogears trở thành một tựa game độc lập.[su_divider]
Final Fantasy
Vốn nổi tiếng là một dòng game với những câu chuyện tình sến sẩm giữa các cặp trai xinh – gái đẹp.
Bàn về độ sến và “ướt át” thì chắc chắn Final Fantasy X là số “dzách”, vì đa phần game thủ Việt Nam tuổi học sinh lại chả mê mệt chuyện tình của anh chị Tidus – Yuna.
Có điều, trong phiên bản tiếng Anh của Final Fantasy X, cuối game có đoạn Yuna nói với Tidus rằng “Em yêu anh”. Thế nhưng trong phiên bản tiếng Nhật, câu thoại này chỉ đơn giản là “Arigatou” (cảm ơn). Đây chỉ đơn giản là sự khác biệt về truyền thống văn hóa ở phương Đông và Tây (hay thích gọi là “thuần phong mỹ tục” cũng được).[su_divider]