[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 23 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: Mario Kart “xém” bị kiện như thế nào? Halo đã từng “thọt” ra sao? Phải làm gì để quảng cáo “bá đạo” như Donkey Kong?
Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 23 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]
The Legend of Zelda
Có ba phiên bản rất thành công trên hệ máy Gameboy Color, mặc dù chỉ được thể hiện với dạng đồ họa 2D 8-bits – đó là Link’s Awakening và bộ đôi Oracle of Seasons/ of Ages.
Không ai biết rằng, lẽ ra còn có một phiên bản khác để tạo thành bộ ba nữ thần – vì sau khi suy đi tính lại, nhóm phát triển The Legend of Zelda vẫn không nghĩ ra cách làm sao để phiên bản này tương tác ngược với hai bản còn lại (vì Oracle of Season/s of Ages có cơ chế tương tác bằng mật mã rất độc đáo, nhưng theo giao thức hai chiều).
Bằng chứng cho việc này, đó là ở phiên bản kế tiếp trên hệ Gameboy Advance có tên The Minish Cap, Link sẽ có dịp gặp đủ bộ ba nữ thần tại một nhà trọ trong thành – ngoài Nayru và Din ra còn một nữ thần thứ ba tên Farore.[su_divider]
Mario Kart
Là dòng game đua xe bắn súng độc đáo của Nintendo, với dàn nhân vật chính lấy từ dòng Mario chính thống. Tuy không phải là tựa game đầu tiên sử dụng ý tưởng đua xe bắn súng, nhưng chắc chắn Mario Kart là game vận dụng khái niệm này thành công nhất.
Tựa game Mario Kart 64 (hệ Nintendo 64) đã từng có các băng rôn và bảng quảng cáo mang tính chất đùa bỡn khi “nhại” lại các hãng lớn trên thế giới, chẳng hạn như Marioro (thuốc lá Marlboro), Luigip (xăng dầu Agip), Yoshi 1 (dầu nhớt Mobil 1)…
Nhưng khi ra mắt phiên bản quốc tế, tất cả các biển này đều đã sửa lại thành tên/ font chữ/ thiết kế khác hẳn, chủ yếu vì hai lý do: một trong số các hãng bị nhái là Marlboro vốn bán thuốc lá, có thể ảnh hưởng đến bảng đánh giá độ tuổi của game, và hai là tất cả các hãng này đều có quyền kiện Nintendo chơi khăm họ.[su_quote]một trong số các hãng bị nhái là Marlboro vốn bán thuốc lá, có thể ảnh hưởng đến bảng đánh giá độ tuổi của game, và hai là tất cả các hãng này đều có quyền kiện Nintendo chơi khăm họ[/su_quote][su_divider]
Assassin’s Creed
Có lẽ là dòng game khai thác đề tài về sát thủ triệt để và lý thú nhất, khi giới thiệu rất nhiều cách để… ám sát người ta.
Có một sự thật mà chắc ít ai biết, đó là các nhân vật chính yếu trong cốt truyện của các bản Assassin’s Creed mà người chơi phải ám sát, đều là những nhân vật có thật trong lịch sử. Thời gian và địa điểm xảy ra cái chết của họ cũng chính xác như trình tự diễn ra trong game.
Thông tin này do Alex Hutchinson, trưởng nhóm phát triển Assassin’s Creed 3, cho biết: “Chúng tôi có một quy định: tất cả nhân vật trong game phải chết đúng thời điểm, địa điểm, và phải dựa trên người thật việc thật.”[su_divider]
Donkey Kong
Là một dòng game rất lâu đời và cũng rất hấp dẫn, nhưng không mấy được đại chúng biết đến do đối tượng nhắm đến chủ yếu là trẻ em.
Năm 2010, chủ của chuỗi cửa hàng bán game “Gamestation” đã mở một chiến dịch quảng báo nhân dịp ra mắt của tựa game Donkey Kong Country Returns (Wii).
Điều thú vị nhất, đó là 20 khách hàng đầu tiên tại các cửa hàng do hãng chỉ định sẽ có thể mua game này bằng cách sử dụng… các quả chuối thật để giao dịch.[su_quote]20 khách hàng đầu tiên tại các cửa hàng do hãng chỉ định sẽ có thể mua game này bằng cách sử dụng… các quả chuối thật để giao dịch[/su_quote][su_divider]
Halo
Là dòng game bắn súng nức tiếng lừng danh với nhân vật chính bí ẩn có tên Masterchief. Halo cũng là một trong số rất ít các dòng game độc quyền cho hệ máy Xbox.
Trong buổi họp báo đầu tiên khi Halo trình làng thế giới diễn ra ở Châu Âu, chiếc máy tính dùng để trình diễn game gặp sự cố và phát nổ. Joe Staten, tác giả kịch bản và biên đạo điện ảnh của Halo, đành phải “diễn chay” mà không có máy chiếu hỗ trợ.
“Không có máy tính nên buổi trình diễn đầu tiên của chúng tôi trở nên, ờ, khá tệ. Thôi thì các vị cứ tưởng tượng như vầy: một gã mặc đồ xanh lá tên là Masterchieft, đi khắp nơi chiến đấu với bọn quái vật ngoài hành tinh da màu tím có tên là Covenant. Rất thú vị đúng không?”[su_divider]
Pokemon
Quả thật là một dòng game rất thú vị, khi vay mượn rất nhiều yếu tố từ thiên nhiên vả sách vở để làm chủ đề cho các Pokemon của mình.
Người yêu Pokemon từ các phiên bản đầu chắc hẳn sẽ luôn nhớ mãi về Magikarp, Pokemon “ăn hại” nhất mọi thời đại, vì chẳng biết làm gì ngoài chiêu quẫy đành đạch (Splash – vốn chả có công dụng gì). Và phải trầy trật mãi đến cấp 20 nó mới chịu tiến hóa thành Gyarados, một Pokemon rất mạnh.
Magikarp – Gyarados vốn bắt nguồn từ truyền thuyết châu Á “cá chép vượt vũ môn” – có một cửa long môn ở đầu nguồn của chín tầng thác đổ, và hàng năm hàng ngàn con cá chép cố gắng bơi ngược thác để lên tới đỉnh. Con cá chép nào thành công vượt qua long môn sẽ có thể hóa thành rồng, phi thăng lên trời.[su_divider]
Fallout
Là một dòng game trứ danh, có thể xem là tựa game đầu tiên khai thác đề tài về thế giới hậu tận thế thành công nhất.
Những tưởng với bối cảnh u ám và cốt truyện căng thẳng như thế, dàn nhân viên phát triển Fallout toàn những gã lầm lì mặt lạnh – nhưng sự thật không phải vậy, khi nhóm phát triển Fallout chứng tỏ rằng họ cũng thích đùa.
Trong Fallout 3 và Fallout New Vegas, có một khẩu súng phóng lựu tên Fat Man – đặc điểm của nó là sẽ phát ra tiếng chuông reng khi nạp đạn xong. Thật ra, tiếng chuông này chính là ghi âm lại tiếng chuông báo… giờ cơm trưa tại căng tin của hãng Bethesda.[su_divider]
Mario
Quả thật là một dòng game nổi tiếng, đáng để các loại hình kinh doanh khác phải “theo đóm ăn tàn”, kể cả ngành công nghiệp phim… người lớn.
Có hai bộ phim người lớn nhại theo chủ đề về Mario có tên là “Super Hornio Brothers” và “Super Hornio Brothers 2” – và thú vị thay, Nintendo chính là chủ sở hữu của các bộ phim này.
Xin đính chính, Nintendo không hề sản xuất ra các sản phẩm bôi bác này, mà họ đã mua đứt bản quyền của các bộ phim này nhằm đảm bảo chúng sẽ không bao giờ được tung ra thị trường nữa.[su_divider]