[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 25 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: Điều gì làm Street Fighter hấp dẫn? Công nghệ hiển thị 3D trong game do ai “đầu têu”? Ai đã tìm ra “tử thi” của Altair?
Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 25 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]
GameCube
Là một hệ máy console khá độc đáo của Nintendo, nhưng đáng tiếc thay đây cũng là vết nhơ lớn nhất trong lịch sử kinh doanh của hãng này vì doanh số của nó cực kỳ… bèo bọt.
Ít ra biết rằng, vào thời điểm nó ra mắt, tất cả các tựa game của Nintendo GameCube – ví dụ như Luigi’s Mansion – đều được tích hợp công nghệ hình ảnh 3D (Stereoscopic 3D) với mục đích hiển thị hình ảnh dạng lập thể ba chiều (điều mà mãi đến năm 2012 Nintendo mới làm được với siêu phẩm Nintendo 3DS).
Tuy nhiên, vào lúc đó Nintendo đã quyết định tạm bỏ qua tính năng 3D hấp dẫn này, với lý do là nếu phải tích hợp thêm bộ lọc để hiển thị hình ảnh 3D (bằng công nghệ thời đó), nội giá thành của thiết bị này đã mắc hơn chính bản thân chiếc GameCube.[su_divider]
Street Fighter
Là một dòng game đối kháng lâu đời của Capcom, và đây cũng có thể xem là tựa game đối kháng xuất sắc nhất của mọi thời đại – vượt lên trên các đối thủ cùng loại khác như Mortal Kombat, Tekken, King of Fighter…
Ít ai biết rằng, cơ chế combo liên hoàn làm nên tên tuổi của dòng này thực chất vốn là một lỗi lớn trong phiên bản Street Fighter 2. Lỗi này cho phép các nhân vật tự ngắt chuỗi hành động giữa chừng để đổi sang đòn thế khác, từ đó kết thành một chuỗi liên hoàn các đòn đánh khác nhau, từ đánh thường cho đến tuyệt chiêu.
Tuy vậy, lỗi này nhanh chóng được tận dụng và chính thức trở thành cơ chế chiến đấu cốt lõi của Street Fighter, mà thậm chí các dòng game đối kháng khác cũng phải học tập theo.[su_quote]Lỗi này nhanh chóng được tận dụng và chính thức trở thành cơ chế chiến đấu cốt lõi của Street Fighter, mà thậm chí các dòng game đối kháng khác cũng phải học tập theo[/su_quote][su_divider]
Ocarina of Time
Là phiên bản The Legend of Zelda nổi tiếng nhất vì cốt truyện xuất sắc và lối chơi phong phú. Gần đây, phiên bản già cỗi từ hệ Nintendo 64 đã được lại lại trên nền Nintendo 3DS với đồ họa cải tiến vượt bậc với chuẩn HD.
Trong Ocarina of Time, có một lỗi game cho phép người chơi dịch chuyển tức thời từ cây thần Great Deku Tree đến thẳng… lối vào lâu đài của trùm cuối Ganon. Do đó, hoàn toàn khả thi để có thể hoàn thành Ocarina of Time chỉ trong xấp xỉ… 22 phút (dĩ nhiên là rất “trầy trật” do thiếu máu và trang bị).
Lỗi này vẫn được giữ nguyên khi chuyển thể lên hệ Nintendo 3DS. Không phải vì Nintendo không biết, mà họ muốn truyền tải trọn vẹn cảm giác thân quen đến những người đã từng chơi Ocarina of Time phiên bản cũ.[su_divider]
Crash Bandicoot
Là một dòng game thú vị nói về chú cáo Crash cùng những chuyến du hành kỳ thú qua các vùng đất kỳ lạ. Nổi tiếng nhất vẫn là đòn xoay tít mòng mòng của Crash cùng độ khó “dã man” của các màn chơi trong game.
Là nhà phát hành của dòng game này, Universal có toàn quyền quyết định về thương hiệu và hình ảnh của nó. Do đó, Crash Bandicoot đã “xém” bị đặt tên là Wuzzle/ Wez/ Wezzy the Wombat hoặc Ozzie the Ottsel.
Sau cùng, cái tên Crash Bandicoot do hãng phát triển Naughty Dog đặt vẫn giữ nguyên không đổi, vì họ đã hăm họa Universal rằng nếu dám sửa tên sản phẩm “con cưng” của mình, Naughty Dog sẽ rời bỏ khỏi dự án này.[su_quote]Crash Bandicoot đã “xém” bị đặt tên là Wuzzle/ Wez/ Wezzy the Wombat hoặc Ozzie the Ottsel[/su_quote][su_divider]
The Witcher
Là một dòng game nhập vai cực kỳ xuất sắc đến từ hãng CD Projekt RED. Trước khi The Witcher ra mắt, gần như chẳng ai biết đến tên tuổi hãng này, hay kỳ vọng gì vào sản phẩm của một “lính mới tò te” cả.
Tinh túy của dòng game The Witcher nằm ở chỗ, thay vì làm cho người chơi tập trung cày cấp với một nhân vật có chỉ số và trang bị “khủng”, game hướng người chơi phát triển kỹ năng chiến đấu cá nhân bằng kiến thức về kẻ địch và sử dụng nhuần nhuyễn các vật phẩm hỗ trợ.
Trong The Witcher 2, người chơi có thể tìm thấy xác của nhân vật Altair trong dòng game Assassin’s Creed, nằm chết trong một vũng máu cạnh một đống cỏ khô. Đây chắc là trò đùa để ghẹo rằng Altair chết do ham biểu diễn cái trò “Leap of Faith” và… nhắm hụt điểm rơi.[su_divider]
Mega Man X
Là dòng game hành động – nhảy nhót kinh điển nhất từ trước đến nay dưới quyền sở hữu của Capcom, và cũng là sản phẩm để lại nhiều sự tiếc nuối nhất cho người hâm mộ khi đã không còn ra mắt nữa.
Vốn được phát triển song song với Mega Man, phiên bản nhỏ của Mega Man X, chắc chắn ai đã chơi dòng này đều cực kỳ hâm mộ chàng cảnh sát đa tài Zero vì mái tóc dài lãng tử cùng tính cách hào hiệp, khẳng khái và lại còn rất “bá đạo” nữa chứ.
Nhiều người cho rằng Zero còn nổi hơn nhân vật chính X – và thật ra thì lẽ ra Zero mới đúng là nhân vật chính của dòng Mega Man X. Nhưng sau cùng, Capcom cảm thấy nếu dùng Zero thì hình tượng nhân vật quá khác biệt so với nguyên bản Mega Man, vì vậy X được thiết kế vào vai nhân vật chính.[su_divider]
Donkey Kong
Có thể không nổi tiếng lắm với giới game thủ trẻ ngày nay, nhưng nó vẫn là một dòng game lớn lâu đời của Nintendo, và rất hãn hữu là do Rare – một hãng phát triển thứ ba chịu trách nhiệm thiết kế.
Ban đầu, Donkey Kong thực ra chính là một tựa game nói về Popeye (chàng thủy thủ sở hữu siêu sức mạnh sau khi ăn một hộp rau chân vịt rất nổi tiếng trên phim hoạt hình những năm 80). Mario thế vai Popeye, công chúa Pauline thế vai Olive Oyl và Donkey Kong thế vai Bluto.
Không biết là may hay rủi khi Nintendo để vuột mất bản quyền của Popeye, nhưng dự án đã đi được hơn nửa đường và Miyamoto không muốn bỏ phí nó. Do đó, ông thay thế dàn nhân vật của mình vào và Donkey Kong ra đời – và ta nên biết rằng nhờ Donkey Kong mà Mario mới tìm được chỗ đứng, cho đến khi trở thành một hình tượng bất diệt.[su_divider]
Pokemon
Là một dòng game đã có thể gây nên hiện tượng “sốt” ở thời điểm nó ra mắt, bao gồm cả một loạt phim hoạt hình “ăn theo” các sự kiện trong game.
Có một điều lý thú đó là phiên bản Pokemon đầu tiên (Red/ Blue) nhận được rất nhiều lời phê bình, chê là hình mẫu các Pokemon trong game không giống như trong phim hoạt hình – mặc dù game ra trước phim hoạt hình hơn… nửa năm!
Vì vậy, Nintendo đã chiều lòng người hâm mộ khi chỉnh sửa khá nhiều hình mẫu Pokemon trong phiên bản Yellow cho tương tự với phim hoạt hình hơn.[su_divider]