[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 26 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: Dhalsim là ai? Nguồn gốc những chiếc mặt nạ trong Majora’s Mask từ đâu? Nintendo đã “ăn gian” trong Twilight Princess như thế nào?
Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 26 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]
Nintendo DS
Là thương hiệu máy chơi game cầm tay cực kỳ xuất sắc của Nintendo, với thiết kế 2 màn hình độc đáo với vô vàn ứng dụng để sáng tạo ra cách chơi.
Chính nhờ những điều đặc biệt này, mà tuy có đồ họa khá tầm thường nhưng Nintendo DS lại chiến thắng tuyệt đối đối thủ PlayStation Portable từ Sony trên cả hai mặt trận hình ảnh và doanh số.
Thực tế, lẽ ra Nintendo từng dự tính đặt tên cho Nintendo DS là… City Boy, với ý đồ phát triển rộng thương hiệu Gameboy vốn đã quá nổi tiếng và nhấn mạnh tiêu chí người dùng sẽ mang nó theo mọi nơi.[su_divider]
Mario
Là một dòng game rất thú vị, bởi vì ngoài dàn nhân vật đặc trưng cùng lối chơi nguyên bản, điểm thu hút của Mario còn nằm ở những kẻ địch rất nhí nhố và vui nhộn.
Người chơi Mario chắc chắn sẽ không bao giờ quên những kẻ địch quá quen thuộc như trùm rùa Bowser, rùa Koopalompa, và một con quái vật kỳ lạ có tên là… Chain Chomp. Chain Chomp có hình thù giống một quả tạ bị xích vào mặt đất, nó có răng và sẽ cố duỗi dài ra để cắn Mario mỗi khi đi ngang qua.
Hình tượng Chain Chomp được Miyamoto lấy ý tưởng từ một con… chó rất hung dữ, bị xích trước cửa nhà hàng xóm của ông thời còn bé. Chắc là Miyamoto muốn kỷ niệm số lần bị con “ác cẩu” này… cạp cạp khi tạo ra Chain Chomp đây.[su_quote]Hình tượng Chain Chomp được Miyamoto lấy ý tưởng từ một con… chó rất hung dữ, bị xích trước cửa nhà hàng xóm của ông thời còn bé[/su_quote][su_divider]
Majora’s Mask
Là một trong hai phiên bản The Legend of Zelda từng xuất hiện trên hệ Nintendo 64 cùng với Ocarina of Time, và cả hai đều cực kỳ thành công.
Sau khi Ocarina of Time đã được làm lại với đồ họa HD cho hệ Nitendo 3DS hồi năm 2012, thần dân xứ Nintendo cũng rất trông đợi việc tái ngộ Majora’s Mask với ưu đãi tương tự vào năm 2015 sắp tới.
Cái tên Majora lấy ý tưởng từ một bộ lạc ở Brazil, có tên là Marajoara. Bộ lạc này cũng được biết đến với nghề chế tác mặt nạ thủ công với phong cách và thủ pháp cực kỳ tương đồng với những chiếc mặt nạ trong Majora’s Mask.[su_divider]
Street Fighter
Là dòng game đối kháng cực kỳ nổi tiếng của Capcom, đến mức có thể đề ra những chuẩn mực mà một game đối kháng phải có và khiến các đối thủ khác phải học tập theo.
Street Fighter cũng có một dàn nhân vật khá đông đảo và mỗi người đều có tạo hình và thiết kế rất đặc trưng. Một trong số đó phải kể đến Dhalsim, một trong những nhân vật đầu tiên của dòng game này.
Thoạt nhìn, Dhalsim có vẻ là một gã thầy mo tà ác với một cái vòng cổ được làm bằng những cái đầu lâu xâu chuỗi với nhau. Thật ra, đây là đầu lâu của những đứa trẻ con đã chết vì dịch bệnh trong làng của Dhalsim, và anh ta đeo lên để tưởng nhớ chúng.[su_quote]Thoạt nhìn, Dhalsim có vẻ là một gã thầy mo tà ác với một cái vòng cổ được làm bằng những cái đầu lâu xâu chuỗi với nhau[/su_quote][su_divider]
Twilight Princess
Cũng là một phiên bản The Legend of Zelda cực kỳ thành công, bởi điều thú vị nằm trong phong cách vẽ tả thực cùng việc phần đầu game, người chơi phải điều khiển Link trong lốt một con sói xám rất ngầu.
Ít ai biết rằng, phiên bản Twilight Princess trên Wii là hoàn toàn trái ngược với phiên bản trên GameCube: Link vốn thuận tay trái, nhưng vì đa số người trên thế giới thuận tay phải, do đó khi mang phiên bản này lên Wii, Nintendo đã sửa lại thành Link thuận tay phải.
Và để xử lý vấn đề này cho hợp lý, Nintendo chỉ đơn giản là… lật ngược thế giới trong Twilight Princess lại, như đang đối xứng qua một tấm gương thôi.[su_divider]
Video Game
Đã trở thành một khái niệm mang tính chất đại chúng, cũng như đã thành một loại hình giải trí không thể thiếu của nhân loại trong nhiều năm gần đây.
Tuy vậy, không phải quốc gia nào cũng có thiện cảm về video game, chẳng hạn như Trung Quốc với những chính sách cấm đoán cực kỳ ngặt nghèo về những nội dung game có hơi hướm bôi bác mình.
Hoặc, như ở Brazil thì video game bị đánh thuế tận 120% bởi vì chính quyền nước này đánh đồng việc kinh doanh video game cũng tương đương với cờ bạc.[su_divider]
No Man’s Sky
Là một dự án game phiêu lưu thế giới mở với lối chơi hoàn toàn tự do và sở hữu nền tảng đồ họa với phong cách rất xuất sắc.
Hiện tại No Man’s Sky vẫn trong giai đoạn phát triển sau vài lần trễ hẹn với người chơi, vì dung lượng cũng như nội dung quá phong phú của game không thể hoàn thành chỉ trong một sớm một chiều.
Chẳng hạn, No Man’s Sky sẽ có đến 18,446,744,073,709,551,616 thế giới khác nhau. Để dễ hình dung, nếu cứ một giây người chơi đến viếng thăm một hành tinh, thì cũng mất đến khoảng 585 tỉ năm mới thăm được tất cả các thế giới trong game.[su_quote]Để dễ hình dung, nếu cứ một giây người chơi đến viếng thăm một hành tinh, thì cũng mất đến khoảng 585 tỉ năm mới thăm được tất cả các thế giới trong game[/su_quote][su_divider]
Super Smash Bros.
Là một thương hiệu kỳ lạ của Nintendo, thể hiện độ “tự sướng” cao của hãng này khi gom tất cả các nhân vật chính của những dòng game trụ cột của Nintendo lại và cho chúng đối kháng với nhau.
Ít ai biết rằng ban đầu, dự án Smash Bros. thật ra là một tựa game hoàn toàn khác có tên là Dragon King, được phát triển cho hệ SNES với nhân xử lý Super FX Chip, và dĩ nhiên là chẳng có nhân vật Nintendo nào trong đó cả.
Trong một bản thử nghiệm nội bộ, Nintendo đã đưa tạm Link và Mario vào để cho các kiểm tra viên chơi thử – và họ thích chúng đến mức nằng nặc thuyết phục Nintendo hãy sử dụng dàn nhân vật của mình vào đây. Và thế là Super Smash Bros. ra đời.[su_divider]