[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 28 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: Game nào mắc nhất thế giới? Koji Kondo đã làm nên phép màu như thế nào? Vì sao Sonic không biết bơi?
Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 28 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]
The Elder’s Scroll
Là dòng game nhập vai – hành động với thế giới cực kỳ rộng lớn và lượng nhiệm vụ nhiều “kinh dị”. Ngoài ra, các phiên bản Mod khá tự do ảnh hưởng rất lớn đến game cũng là lý do nhiều người yêu thích dòng game này.
Ngoài phiên bản thứ V Skyrim ra, thì phiên bản thứ IV của The Elder’s Scroll có tên Oblivion cũng rất hấp dẫn. Cũng như tất cả các game “bom tấn”, Oblivion cũng có nhiều tùy chọn ngôn ngữ được tích hợp.
Vấn đề đặt ra là, phiên bản tiếng Tây Ban Nha của Oblivion lại mắc phải rất nhiều “sạn” vô duyên, mà thấy rõ nhất chính là việc nhóm dịch thuật đã nhầm lẫn giữa động từ “To train” (huấn luyện) với danh từ “Train” (xe lửa). Kết quả là trong các đoạn hội thoại do những sư phụ trong game đề cập rất nhiều đến tình hình… xe lửa.[su_divider]
Space Invaders
Có thể xem là một tựa game “huyền thoại” trên hệ máy Atari 2600, với sự hấp dẫn phi thường cùng doanh sổ “thiên văn” mà nó mang lại.
Tuy vậy, ít ai biết rằng ban đầu, ban quản trị của hãng Taito không hề có kỳ vọng gì về Space Invaders trước khi nó ra mắt. Thậm chí, rất nhiều các hãng sản xuất máy game cũng không chắc chắn lắm về nó, dẫn đến việc có rất ít hãng đặt mua Space Invaders cho tựa máy của mình.
Đa phần người ta e ngại rằng với tốc độ chơi quá nhanh và độ khó quá cao, game sẽ không thu hút người chơi. Kết quả đã chứng minh điều ngược lại: miễn game hấp dẫn, dù khó cỡ nào thì người ta vẫn chơi – và còn chơi mạnh nữa là khác![su_quote]Kết quả đã chứng minh điều ngược lại: miễn game hấp dẫn, dù khó cỡ nào thì người ta vẫn chơi – và còn chơi mạnh nữa là khác![/su_quote][su_divider]
The Legend of Zelda
Ngoài việc sở hữu rất nhiều phiên bản với nhiều phong cách khác nhau mà vẫn giữ được một lượng người chơi đông đảo, vẫn còn một điểm đặc sắc khác mà khó ai có thể quên: bản nhạc nền bất hủ.
Ban đầu, theo như dự kiến của Nintendo, thì bản nhạc nền này sẽ là bản Bolero của nhà soạn nhạc tài danh Maurice Ravel. Đáng tiếc thay, ở thời điểm đó bản nhạc này vẫn đang bị luật bảo vệ bản quyền khống chế.
Nhà soạn nhạc chính thức của Nintendo, Koji Kondo đã sáng tác nên bản nhạc nền hiện tại như chúng ta vẫn thường nghe, và trở thành một dấu ấn không ai có thể quên được. Điều kỳ diệu là, Koji Kondo đã hoàn tất việc này chỉ trong… một ngày![su_divider]
Donkey Kong
Là một dòng game thú vị, trong đó giới thiệu về hai chú khỉ một to, một nhỏ và những cuộc hành trình kéo dài từ rừng rậm đến thành phố. Donkey Kong cũng chính là tựa game đầu tiên mà Mario tham gia và nổi tiếng từ đó trước khi tách ra thành hẳn một dòng game khác.
Thực ra, dòng game Donkey Kong ban đầu vốn không phải là game phiêu lưu – đi cảnh như bây giờ, mà là dạng đối kháng vượt chướng ngại vật. Một trong các hạn chế khá phổ thông với các game thời cũ là việc nhân vật không biết nhảy.
Mãi đến khi Shigeru Miyamoto đặt vấn đề với các nhân viên của mình, họ mới nghĩ đến việc thêm khả năng nhảy vào game. Câu hỏi đó là: “Bây giờ nhỡ có một cái thùng phuy lăn thẳng vào người mình, các anh sẽ làm gì?”[su_quote]Mãi đến khi Shigeru Miyamoto đặt vấn đề với các nhân viên của mình, họ mới nghĩ đến việc thêm khả năng nhảy vào game[/su_quote][su_divider]
Mario
Vốn nổi danh là một dòng game cực kỳ đơn giản, bắt mắt, dễ tiếp thu, với lối chơi nguyên bản vẫn y xì như cách đây 30 năm, mà vẫn không làm người chơi thấy chán.
Tất nhiên, để “đổi gió”, thi thoảng Nintendo cũng phát triển những phiên bản Mario 3D với góc nhìn và thế giới hoàn toàn 3 chiều thay vì mặt phẳng ngang như truyền thống. Và dù có hơi khác biệt, các phiên bản này vẫn được người chơi hoan nghênh như thường.
Một nghiên cứu khoa học cho thấy, chơi Super Mario 64 sẽ khiến vùng thùy não chịu trách nhiệm định vị không gian phát triển vượt trội. Điều này dẫn đến việc người chơi sẽ có khả năng sắp xếp bộ nhớ, cảm nhận không gian xung quanh, tư duy chiến thuật và kỹ năng lái xe tốt hơn.[su_divider]
Nintendo
Là một công ty game lớn nhất Nhật Bản, như chúng ta đã biết. Ngoài ra, hãng cũng có một chi nhánh lớn không kém tại Mỹ, nơi chịu trách nhiệm phát hành các phiên bản game Nintendo được quốc tế hóa.
Người ngoài hiếm ai biết rằng, bên trong tòa nhà trụ sở chính của chi nhánh Nintendo Mỹ được phân ra thành các khu vực riêng biệt theo tên của các dòng game chính của hãng.
Đồng thời, những phòng ốc trong từng khu vực lại tiếp tục được đặt tên theo các yếu tố cốt lõi của dòng game đó. Chẳng hạn như trong khu vực Zelda có căn phòng số 4009 được đặt tên là phòng họp… Ganon (trùm cuối của dòng The Legend of Zelda).[su_divider]
Sonic
Là dòng game kinh điển của Sega, và cũng có vẻ như là dự án “dài hơi” duy nhất mà hãng này thành công.
Sonic nói về chàng nhím siêu tốc với khả năng chạy vượt tốc độ âm thanh cùng các bạn đồng hành của mình. Màn chơi của các phiên bản Sonic đa phần đều thiên về việc vượt chướng ngại vật trong khi chạy với tốc độ cao và sưu tập các vòng vàng để ghi điểm.
Sonic được xây dựng trên hình tượng của loài nhím, và Sonic không biết bơi. Lý do là vì Sega cho rằng nhím không biết bơi – nhưng thật ra là có thể, và nhím bơi khỏe nữa là khác.[su_quote]Sega cho rằng nhím không biết bơi – nhưng thật ra là có thể, và nhím bơi khỏe nữa là khác[/su_quote][su_divider]
Grid
Là một dòng game đua xe chính thống khá nổi tiếng. Sự khác biệt về Grid so với các game đua xe khác, đó là tập trung vào thể loại xe đua công thức trong các trường đua chính quy chứ không phải đua tự do.
Ngoài ra, đây hẳn là dòng game “chịu chơi” và “chịu chi” nhất, khi mà để kỷ niệm nhân dịp ra mắt phiên bản Grid 2, hãng này đã phát hành một bản game đặc biệt có tên Grid 2: Mono Edition. Ngoài đĩa game, quà tặng kèm theo là một chiếc… siêu xe đua Bac Mono thứ thiệt.
Phiên bản game này đã được trao kỷ lục Guiness với hạng mục “game mắc nhất thế giới”, và mãi cho đến nay nó vẫn… chưa bán được cho ai.[su_divider]