[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong tập 30 của loạt bài Bạn Có Biết?, Vietgame.asia sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị: BioShock Infinitive ẩn giấu “thông điệp” gì ? Tetris ngoài việc dùng để thư giãn còn có tác dụng nào? Sega lại “bé cái nhầm” với Sonic ra sao?
Còn rất nhiều điều thú vị khác, mời các bạn tìm hiểu trong tập 30 của Bạn Có Biết? bên dưới đây![space space_height=”40″]
Final Fantasy XIIICó lẽ là phiên bản “tai tiếng” nhất của cả dòng game huyền thoại này, khi nhận được khá nhiều lời chỉ trích, chẳng hạn như nhân vật chính vô hồn, cốt truyện sến súa, nhiều phi lý trong mạch truyện, và bị… xào quá nhiều lần.
Thật vậy, hiếm khi có phiên bản Final Fantasy nào mà bị kéo dài lê thê đến tận… 3 phần (Final Fantasy XIII, Final Fantasy XIII-2 và Lightning Returns: Final Fantasy XIII). Dù game hay đến mấy mà xào nhiều như vậy cũng còn phát ngán, huống chi game vốn… dở (so với mặt bằng chung của cả dòng Final Fantasy).
Trong phiên bản Final Fantasy XIII-2, nếu tinh mắt để ý kỹ những đoạn phim cắt cảnh, người chơi sẽ thấy một dòng chữ ẩn trong những vệt sáng vàng. Nội dung trong đó là “Pray for Japan” (cầu nguyện cho Nhật Bản). Đây hẳn là lời cầu chúc cho Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần hồi năm 2011.[su_divider]
Super Mario 64Là tựa game đầu tiên của dòng Mario sử dụng góc nhìn 3D để thể hiện, và mở màn cho trào lưu làm game Mario dạng 3D rất được yêu thích sau này.
Trong Super Mario 64, có một nhân vật mới là chú thỏ Mips rất dễ thương, nhìn hơi ngố. Ít ai biết rằng thực tế ban đầu trong dự án, không hề có nhân vật Mips này.
Nguyên nhân là vì trong giai đoạn phát triển chuyển động nhân vật và góc quay màn hình, các nhân viên phát triển chỉ sử dụng hai mô hình là Mario và Mips. Mips thực tế chỉ là một mô hình “bù nhìn” (dummy) để sử dụng tạm trong lúc kiểm tra, nhưng vì nhóm phát triển nảy sinh tình cảm với Mips sau nhiều ngày gắn bó, chú ta đã có vinh dự được ra mắt chính thức trong game luôn.[su_quote]Vì nhóm phát triển nảy sinh tình cảm với Mips sau nhiều ngày gắn bó, chú ta đã có vinh dự được ra mắt chính thức trong game luôn[/su_quote][su_divider]
SonicLà một dòng game thú vị của Sega, có thể sánh ngang với dòng Mario của Nintendo về sự tương đồng, cũng như tuổi đời. Trong đó, nhân vật chính nhím xanh “siêu tốc” Sonic hẳn đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ người chơi.
Là một nhân vật nổi tiếng, dĩ nhiên có nhiều sự tích thú vị xoay quanh Sonic, chẳng hạn như có một bộ mã gene của loài người được đặt theo tên chú. Hoặc việc Sega “bé cái nhầm” tưởng loài nhím không biết bơi, thành ra làm Sonic cũng “chết đuối” nếu té xuống nước.
Trong phiên bản Sonic Unleashed có đề cập đến chủng tộc của Sonic là Werehog. Đây có lẽ lấy ý từ cụm Werewolf (người sói), và cho rằng dùng để diễn tả “người nhím” là đúng. Thực tế, phần “Were” trong Werewolf xuất phát từ Anh ngữ cổ, chữ “Wer”. Werewolf nghĩa là nửa người nửa sói – và từ đó suy ra nếu dùng Werehog thì sẽ có nghĩa đúng là nửa người nửa… heo.[su_divider]
Mortal KombatLà một dòng game đối kháng có tuổi đời khá lâu, và cực kỳ nổi tiếng về độ bạo lực và tàn nhẫn của những “sát chiêu” kết liễu một kẻ địch khi hắn hết máu.
Trong một phiên bản Mortal Kombat, một chiêu kết liễu khác mang tên Friendships được bổ sung vào, cho phép người chơi làm một chuỗi động tác gây cười thay vì “xử” kẻ địch theo kiểu man rợ như bình thường.
Theo lời nhóm phát triển Mortal Kombat, động thái này là để chọc ghẹo “cộng đồng game” đạo đức suốt ngày cứ kêu ca, la ó về việc game này man rợ và ghê rợn như thế nào.[su_quote]Theo lời nhóm phát triển Mortal Kombat, động thái này là để chọc ghẹo “cộng đồng game” đạo đức suốt ngày cứ kêu ca, la ó về việc game này man rợ và ghê rợn như thế nào[/su_quote][su_divider]
BioShockLà dòng game hành động – phiêu lưu với yếu tố kinh dị rất xuất sắc, trong bối cảnh về thành phố ngầm Rapture được xây dựng dưới nước bởi bản tay của một thiên tài điên.
Trong BioShock Infinite, có một sự kiện khá thú vị, là khi giải mã bức mật thư mà Elizabeth nhờ người chơi gửi đi, sẽ thu được nội dung như sau: “I am a code. I should probably be changed over for something much more official in the future. But I’ll do as a stand-in for now I suppose”
Dịch ra nghĩa là: “Tôi là một đoạn mật mã. Có thể trong tương lai tôi sẽ bị thay thành một nội dung gì đó chính thức hơn. Nhưng hiện tại thì tôi có thể dùng để trám chỗ rất tốt”. Có lẽ là nhóm phát triển game đã “quên” sửa lại khi game ra mắt, hoặc cũng có khi họ cố tình để vậy cho… vui.[su_divider]
HumanChủng tộc loài người chắc hẳn là chủng tộc luôn luôn có mặt trong tất cả các tựa game nhập vai phương Tây, bất kể là game chơi đơn hay trực tuyến (MMORPG). Dĩ nhiên, vì chẳng có lý do gì mà “chủng tộc thượng đẳng” lại không có mặt trong game được.
Đặc thù phổ thông của tộc Human trong các game nhập vai, đó là có các chỉ số rất đồng đều. Các chức nghiệp phổ thông nhất của Human là Warrior, Paladin, Priest, Mage…và đồng thời tộc Human cũng dung hòa giữa ma thuật và khoa học một cách cân đối.
Trong siêu phẩm MMORPG World of WarCraft của Blizzard, một thống kê đã cho thấy từ năm 2004 đến năm 2011, tổng số thời lượng chơi của tất cả nhân vật thuộc tộc Human đã lên đến con số… 6 triệu năm trong game – bỏ xa các chủng tộc khác.[su_divider]
TetrisLà một dòng game kinh điển có thể xem là một huyền thoại, khi mà dù đã ra mắt cách đây hơn 40 năm, người chơi vẫn không bao giờ có thể cảm thấy chán khi chơi Tetris.
Thật vậy, chỉ bằng thao tác sắp xếp các hình thù đủ loại từ tổ hợp của 4 ô vuông, với mục đích lắp đầy các chỗ trống, san phẳng chúng và ghi điểm – mà người chơi Tetris có thể ngồi miệt mài hàng giờ lặp đi lặp lại chuỗi thao tác này không biết chán.
Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy Tetris còn có khả năng chữa trị chứng bệnh ám ảnh tâm lý, khi ngăn không cho ký ức nhớ lại các sự kiện gây nên sự ám ảnh. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ có tinh thần vui tươi và thoải mái hơn khi chơi Tetris.[su_quote]Tetris còn có khả năng chữa trị chứng bệnh ám ảnh tâm lý, khi ngăn không cho ký ức nhớ lại các sự kiện gây nên sự ám ảnh[/su_quote][su_divider]
NESLà hệ máy chơi game huyền thoại của Nintendo, gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Bản thân hệ máy này và “hậu duệ” SNES cũng sở hữu rất nhiều tựa game xuất sắc.
Một trong những hạn chế của máy chơi game thời xưa, đó là không có chế độ lưu game vì không có những thiết bị lưu trữ tích hợp sẵn. Vì vậy, để khỏi phải chơi lại từ đầu mỗi khi mở game lên, các tựa game cung cấp cho người chơi những đoạn mật mã dưới đủ hình thức ở cuối mỗi màn – cho phép họ bắt đầu ở màn sau mỗi khi chơi lại.
Trong phiên bản tiếng Nhật của tựa game Bubsy, nếu người chơi “rảnh hớn” ngồi sắp xếp tất cả các ký tự mật mã để qua màn trong game theo thứ tự, chúng sẽ hiển thị thành 114 chữ số đầu tiên của… hệ số Pi (3.1415926535897…4808651328).[su_divider]