Skip to content

Bật mí lai lịch 7 đại chúa quỷ trong huyền sử Diablo

Bật mí lai lịch 7 đại ma đầu trong Diablo

Chúa quỷ – Trong phần trước, Vietgame.asia đã “bật mí” một vài nét về Thiên Giới (High Heavens) cũng như “lai lịch” của các Tổng lãnh thiên thần (Archangels).

Nếu như đã từng chơi qua dòng game Diablo, người chơi hẳn đã biết ít nhiều về cuộc Xung Đột Vĩnh Hằng (Eternal Conflict) giữa Thiên Giới và Hỏa Ngục (Burning Hells).

Đạo quân Thiên Giới được lãnh đạo bởi các Tổng lãnh thiên thần.

Vậy thì đối với binh đoàn đến từ địa ngục, ai là kẻ thống lĩnh chúng?

Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu bạn nhé!

BURNING HELLS – HỎA NGỤC RỰC LỬA

Cũng giống như Thiên Giới, Hỏa Ngục (Burning Hells) được tạo ra sau cuộc chiến kinh thiên động địa giữa hai thực thể Anu và Tathamet.

Sau khi bị đánh bại, 7 chiếc đầu của Tathamet “sinh ra” 7 tên Chúa quỷ hùng mạnh nhất, thân thể Tathamet cũng dần dần biến đổi thành nền móng của Hỏa Ngục sau này.

Không giống như Thiên Giới, Hỏa Ngục được chia ra làm 7 cõi (realm) tương ứng với 7 Chúa quỷ hùng mạnh nhất.

Tuy nhiên, quyền lực tối cao tập trung ở bộ ba “anh em” Mephisto, Baal và Diablo, tương ứng với 3 chiếc đầu “nổi” nhất của Tathamet.

Chúng được gọi với cái tên chung là Đại Chúa Quỷ (Prime Evils).

Hỏa Ngục (Burning Hells) được tạo ra sau cuộc chiến kinh thiên động địa giữa hai thực thể Anu và Tathamet

4 chiếc còn lại biến thành 4 Tiểu Chúa Quỷ (Lesser Evils): Belial, Azmodan, Andariel và Duriel.

Ngọn nguồn của loài quỷ dữ, binh đoàn khát máu của Hỏa Ngục được sinh ra từ một nơi được gọi là Hắc Vực (Black Abyss).

Ngoài ra, người chơi hẳn sẽ rất quen thuộc với những địa danh của Hỏa Ngục như Xích Luyện Ngục (Hellforge), Bình Nguyên Tuyệt Vọng (Plain of Despair), Oán Vọng Thành (City of the Damned)… những nơi đã từng xuất hiện trong Chương IV của Diablo 2 trước đây.

Bảy cõi âm ty được đặt tên theo các Chúa quỷ như sau:

  • Thống Khổ (Anguish): Andariel.
  • Hận Thù (Hatred): Mephisto.
  • Hủy Diệt (Destruction): Baal.
  •  Tội Lỗi (Sin): Azmodan
  • Dối Trá (Lies): Belial
  • Đau Đớn (Pain): Duriel
  • Kinh Hoàng (Terror): Diablo

NHỮNG ĐẠI CHÚA QUỶ

Được sinh ra từ ba đầu hùng mạnh nhất của Tathamet, những tên Đại Chúa quỷ chính là “đầu não” của Hỏa Ngục.

Là những kẻ xảo quyệt, hùng mạnh nhất nhưng chính bộ ba này lại bị các Tiểu Chúa quỷ (Lesser Evils) trục xuất lên Thánh Địa (Sanctuary) nơi Con Người sinh sống, trong cuộc binh biến “kinh thiên động địa” dưới Hỏa Ngục mang tên: Cuộc Lưu Vong Vĩnh Hằng – Dark Exile.

1. MEPHISTO – CHÚA TỂ HẬN THÙ

Dul’Mephistos – hay còn được người đời biết đến dưới cái tên “Mephisto” có thể được xem như “anh cả” của bộ ba anh em Mephisto, Baal và Diablo.

Theo nhiều người, Mephisto chính là tên chúa quỷ thông minh nhất trong bộ ba Đại Chúa quỷ.

Mục tiêu lớn nhất của Mephisto, có lẽ, chính là đi gieo rắc “hạt giống” của sự hận thù, bất hòa ở bất cứ nơi đâu hắn đặt chân đến. Mephisto coi hận thù như một công cụ, mà hắn chính là “người thợ” tài hoa nhất để sử dụng công cụ đó.

Cai trị ở cõi âm ty mang tên Hận Thù (Realm of Hatred), Mephisto lấy niềm vui từ sự cạnh tranh giữa các phe 300-510 pdf phái của chính các “cư dân” ở cõi này.

Mephisto căm hận rất nhiều thứ, nhưng thứ hắn ghét nhất hẳn nhiên là các thiên thần của High Heaven.

Mephisto coi hận thù như một công cụ, mà hắn chính là “người thợ” tài hoa nhất

Do đó, những cư dân vô tội của Thánh Địa (Sanctuary) chính là công cụ để hắn và đồng loại sử dụng nhằm chiếm lấy Thiên Giới.

Sau Cuộc Lưu Vong Vĩnh Hằng – Dark Exile, Mephisto đã xuất hiện tại Thánh Địa (Sanctuary) và bị các thành viên của hội Horadrim bắt giữ. Hắn bị cầm tù tại tu viện của Zakarum tại Kurast. (Bạn thấy cái tên này quen thuộc không? Hãy nhớ lại Diablo 2 nhé!)

Người chơi sẽ chạm trán Mephisto lần đầu tiên tại Chương III của Diablo 2, nơi hắn bị giam cầm, dưới hình dạng ghê tởm của một con “trùm cuối” Chương III.

Tên của Mephisto có lẽ được đặt dựa trên cảm hứng từ Mephistopheles – tên ác quỷ trong những câu chuyện cổ của Đức.


2. BAAL – CHÚA TỂ HỦY DIỆT

Tor’Baalos – hay còn được gọi với cái tên “thân mật” là Baal chính kẻ tiếp theo được nhắc đến khi đề cập tới Tam Đại Chúa Quỷ của Hỏa Ngục.

Trái ngược với sự nổi trội của hai kẻ anh em còn lại, Baal có lẽ ít được nhắc tới nhất.

Các yếu tố về tính cách, khả năng “đặc biệt” của Baal cũng không được ghi chép nhiều.

Có lẽ, “chiến quả” lớn nhất của Baal chính là việc dần dần làm tha hóa và chiếm hữu thể xác của Tal’Rasha – một trong những pháp sư quyền năng bậc nhất của hội Horadrim.

Cai trị cõi âm ty Hủy Diệt (Realm of Destruction), địa điểm đáng chú ý nhất tại đây có lẽ là Xích Luyện Ngục (Hellforge), nơi chế tạo hầu hết binh khí cho đạo quân Hỏa Ngục.

Lò rèn này có thể tạo ra những món vũ khí cứng nhất để hủy diệt mọi thứ, nhưng cũng là nơi có thể phá hủy những món vũ khí này.

Điều này cho thấy một phần nào đó trong tính cách của Baal, vừa muốn tạo lập nhưng cũng vừa muốn hủy diệt mọi thứ.

“chiến quả” lớn nhất của Baal chính là việc dần dần làm tha hóa và chiếm hữu thể xác của Tal’Rasha

Sau khi bị trục xuất ra khỏi Hỏa Ngục, Baal bị chính Tal’Rasha và các thành viên cả hội Horadrim bắt được tại lục địa phía Tây, gần sa mạc Aranoch.

Tuy nhiên, trong khi giao chiến, viên Thạch Hồn (Soulstone) đáng lẽ sẽ dùng để cầm tù hắn đã bị phá hủy một phần.

Do đó, Tal’Rasha đã lấy chính cơ thể của mình làm vật thay thế. Thay vì kìm hãm được Chúa tể Hủy Diệt, Tal’Rasha lại bị hắn tha hóa dần và chiếm hữu được thể xác, bao gồm luôn cả trí tuệ và ký ức.

Người chơi sẽ chạm trán Baal lần đầu tiên vào Chương V của Diablo 2 thông qua bản mở rộng: “Lord of Destruction”.

Những biến cố xảy ra tại chương V ảnh hưởng trực tiếp tới cốt truyện của phiên bản Diablo 3 sau này.

Cái tên “Baal” có lẽ lấy cảm hứng chính từ “Chúa Ruồi” Beelzebub – một trong bảy “hoàng tử địa ngục” đại diện cho các tội lỗi theo Kinh Thánh.


3. DIABLO – CHÚA TỂ KINH HOÀNG

Al’Diabalos, hay “Diablo” chính là “nhân vật chính” của toàn bộ dòng game Diablo cho đến thời điểm này. Là kẻ trẻ trung nhất nhưng cũng hùng mạnh nhất trong Tam Đại Chúa Quỷ.

Sau Cuộc Lưu Vong Vĩnh Hằng (Dark Exile), Diablo là kẻ cuối cùng bị hội Horadrim bắt giữ và cầm tù tại nơi mà sau này là Thánh Đường Tristram.

Có thể nói, các biến cố trong dòng game Diablo hầu hết đều xoay quanh tên Đại Chúa Quỷ này.

Từ việc chiếm hữu thân xác của hoàng tử Albrech, trở thành Người Bộ Hành Bí Ẩn (Dark Wanderer) cho đến những biến cố mới nhất trong phiên bản Diablo 3, Chúa tể Kinh Hoàng đóng vai trò không nhỏ.

Sức mạnh lớn nhất của Diablo có lẽ là khả năng “tận dụng” sự sợ hãi của kẻ thù.

Là Chúa tể Kinh Hoàng, do đó, Diablo dường như “miễn nhiễm” với nỗi sợ hãi. Là kẻ mạnh nhất trong Tam Đại Chúa Quỷ, nhưng Diablo lại hiếm khi trực tiếp tham gia chiến trận mà thường đóng vai trò của một kẻ chỉ huy (mặc dù khả năng chiến đấu của hắn dường như rất mạnh mẽ với các chiêu thức từ lửa và phép thuật cổ xưa).

Sức mạnh lớn nhất của Diablo có lẽ là khả năng “tận dụng” sự sợ hãi của kẻ thù

Ngoài ra, Diablo xuất hiện dưới khá nhiều hình dạng. Không ai biết được đâu là bản thể đích thực của hắn. Cai trị cõi âm ty Kinh Hoàng (Realm of Terror), địa điểm đáng chú ý nhất chính là “cung điện” của tên Chúa quỷ này mang tên Cung Điện Hỗn Mang (Chaos Sanctuary).

Theo các ghi chép còn sót lại, cõi âm ty Kinh Hoàng là một nơi hoang vắng, tiêu điều với rất ít “cư dân” sinh sống vì ngay cả những con quỷ của Hỏa Ngục cũng không mấy tên chịu được sự kinh hãi triền miên trong lãnh địa mà Diablo cai quản.

Diablo là “vai” phản diện chính ngay từ phiên bản game Diablo đầu tiên cho tới bản game mới nhất hiện tại (và cả tương lai?).

Cái tên “Diablo” có lẽ đến từ cụm từ “diablo” trong tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là “quỷ dữ”.


NHỮNG TIỂU CHÚA QUỶ

Mặc dù cũng sinh ra từ 7 đầu của Tathamet, tuy nhiên, nếu xét về “vai vế” tại Hỏa Ngục thì dường như các Tiểu Chúa quỷ này có địa vị thấp hơn một chút so với Tam Đại Chúa Quỷ.

Chúng bao gồm 4 cái tên: Duriel, Andariel, Belial và Azmodan.


DURIEL – CHÚA TỂ ĐAU ĐỚN

Duriel (cùng với Andariel) chính là những kẻ đầu tiên “trở mặt” với hai tên Tiểu Chúa quỷ còn lại (Belial và Azmodan) và tiến hành trợ giúp Diablo trong hành trình lấy lại quyền lực cũng như xâm chiếm toàn cõi Thánh Địa (Sanctuary).

Được mệnh danh là Chúa tể Đau Đớn, dĩ nhiên, nỗi đau đớn về thể xác chính là “món ăn” ngon lành nhất dành cho Duriel.

Cai trị ở cõi âm ty Đau Đớn (Realm of Pain), nơi được học giả Deckard Cain mô tả như một “phòng hành hình” cỡ lớn với đầy dủ các thiết bị tra tấn đủ mọi thể loại.

Duriel coi tiếng gào thét trong cơn đau đớn (của cả con người lẫn ác quỷ) như một thú tiêu khiển.

Ngay cả những “cư dân” khác của Hỏa Ngục (bao gồm cả ả chị em song sinh Andariel) cũng ngại đi đến địa phận của Duriel để tránh phải nghe những âm thanh “ma gào quỷ thét” đó.

Duriel coi tiếng gào thét trong cơn đau đớn như một thú tiêu khiển

Người chơi sẽ chiến đấu với Duriel trong Chương II của Diablo 2. Tạo hình của Duriel khá giống sự kết hợp của hai đơn vị quân Zerg trong loạt game StarCraft là Luker và Hydralisk.

Đây là một trong những con trùm khó nhất Diablo 2 vì sức sát thương của hắn cao, máu dai và địa điểm chiến đấu lại chật chội, khó né tránh những đợt tấn công của hắn.

Duriel còn được biết đến với cái tên Maggot King – (tạm dịch là) Vua… giòi.


ANDARIEL – YÊU NỮ THỐNG KHỔ

Kẻ thứ hai được nhắc đến phải là Yêu nữ Thống Khổ – Andariel, “chị em song sinh” của Duriel.

Khác với người anh em trai của mình, Andariel lại tập trung với những đau đớn nội tâm.

Sự thống khổ của con người đem lại cho Andariel sự thích thú “ngoài sức tưởng tượng”.

Cai trị cõi âm ty Thống Khổ (Realm of Anguish), những nạn nhân xấu số của Andariel phải chịu sự giằng xé không tưởng về cả thể xác lẫn tinh thần, để rồi dần dần tìm đến những nỗi đau về thể xác, qua đó tự nguyện dâng mình cho Duriel.

Người chơi sẽ chạm trán Andariel trong Chương đầu tiên của Diablo 2, nơi ả có nhiệm vụ ngăn chặn những người anh hùng tiến về thành trì Lut Gholein. Có một điều khá khôi hài là mặc dù được sinh ra ở Hỏa Ngục nhưng Andariel lại khá ghét lửa.

Hình tượng của Andariel có lẽ được lấy cảm hứng từ “Queen of Blade” Sarah Kerrigan của loạt game StarCraft.

HÌNH ẢNH ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI BLIZZARD[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] Cảnh báo: Bài viết chứa nhiều thông tin có thể cho bạn biết trước cốt truyện của game trước khi chơi!

[/su_heading]
Andariel lại tập trung với những đau đớn nội tâm

Bật mí lai lịch 7 đại ma đầu trong Diablo

[space space_height=”30″]

Bật mí lai lịch 7 đại ma đầu trong Diablo

AZMODAN – CHÚA TỂ TỘI LỖI
Azmodan chính là tên Tiểu chúa quỷ thứ ba, và cũng là “nhà chiến lược” đại tài của Hỏa Ngục. Cùng với Belial, Azmodan chính là một trong hai kẻ cầm đầu vụ nổi loạn tại Hỏa Ngục, qua đó trục xuất Tam Đại Chúa Quỷ lên Nhân Giới.

Không như cặp sinh đôi “đau đớn” ở trên, Azmodan lại có tài ngoại giao và khả năng thuyết phục đáng kinh ngạc. Là Chúa tể Tội Lỗi, hẳn nhiên, Azmodan yêu thích tội lỗi ở nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên hắn vẫn thích nhất là thấy kẻ khác thất bại. Ngoài ra, Azmodan cũng là chiến lược gia đại tài, thống lĩnh các đạo quân Hỏa Ngục giành chiến thắng ở khá nhiều trận chiến với Thiên Giới.

Bật mí lai lịch 7 đại ma đầu trong Diablo

BELIAH – CHÚA TỂ DỐI TRÁ
Theo các ghi chép của Deckard Cain thì Belial là tên quỷ khó lường nhất trong 7 Chúa quỷ của Hỏa Ngục. Chính hắn cũng là người xúi giục và điều khiển Azmodan trong cuộc nổi dậy và trục xuất Tam Đại Chúa Quỷ lên Nhân giới qua cuộc Lưu Vong Vĩnh Hằng – Dark Exile.

Đúng như tên hiệu Chúa tể Dối Trá, Belial mạnh nhất ở khả năng lừa lọc người khác. Sự lừa dối mà tên quỷ này mang lại mạnh đến nỗi khiến cho nạn nhân tưởng rằng đó chính là hiện thực, để rồi khi họ nhận ra sự thật thì cũng là lúc bị Belial kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, sự dối trá mà Belial giăng ra đôi khi lại là một “con dao hai lưỡi”, khiến chính hắn cũng “mắc kẹt” trong các âm mưu của mình.

Azmodan lại có tài ngoại giao và khả năng thuyết phục đáng kinh ngạc
Belial mạnh nhất ở khả năng lừa lọc người khác
Ngay từ khi thiết kế hình tượng Azmodan, các họa sĩ của Blizzard đã muốn xây dưng nên một “Chúa tể Tội Lỗi” thực sự. Hình dạng Azmodan được lấy cảm hứng từ 7 tội lỗi của loài người trong Kinh Thánh. Dưới trướng Azmodan cũng có 7 tướng quân tương ứng với 7 tội lỗi: Phàm ăn (Gluttony), Dục vọng (Lust), Kiêu ngạo (Pride), Tham lam (Greed), Thù hằn (Wrath), Đố kỵ (Envy), Lười biếng thờ phụng (Sloth). Cho đến thời điểm này, mới chỉ có hai tướng quân chính thức lộ diện là Cydaea (Dục vọng) và Ghom (Phàm ăn).

Người chơi sẽ chạm trán Azmodan lần đầu tiên trong Chương III của Diablo 3 (và sẽ phải thường xuyên nghe tên này lải nhải trong suốt cuộc hành trình trước khi tiêu diệt hắn vào cuối chương). Cái tên “Azmodan” được lấy cảm hứng chủ yếu từ Asmodai/Asmodeus – một trong bảy “hoàng tử địa ngục” đại diện cho các tội lỗi theo Kinh Thánh.Belial thống trị cõi âm ty Dối Trá (Realm of Lies), nơi mà thoạt nhìn là một thế giới đầy màu sắc, vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là những cạm bẫy khó lường, khiến một khi nạn nhân đã mắc vào thì không có lối nào có thể thoát ra được. Thời khắc nạn nhân mắc bẫy cũng là lúc Belial có những tràng cười sảng khoái nhất.

Người chơi sẽ chiến đấu với Belial trong Chương II của Diablo 3. Cái tên “Belial” có lẽ đến từ một con quỷ cùng tên trong Kinh Thánh.

Lời kết

Như vậy, bạn đã cùng với Vietgame điểm qua các nét chính về Hỏa Ngục cũng như “tiểu sử” về các Đại ma đầu, gây nên những cơ cực, khổ sở cho những vị anh hùng trong dòng game Diablo. Cốt truyện của dòng game Diablo thực sự vô cùng thú vị và có rất nhiều tình tiết lý thú. Những chi tiết trong hai bài viết về Thiên Giới và Hỏa Ngục của Sologame chỉ bao quát một góc của thế giới Diablo. Còn lại, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm thông qua những bộ sách tiểu thuyết, tranh ảnh đi theo game từ Blizzard Entertainment. Hãy dành thời gian tìm hiểu và đọc chúng, chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng!

Tác giả

Thảo luận