[rs_section_heading style=”style6″ heading=”BATTLE PRINCESS MADELYN”]Vào thuở ban sơ của videogame (cách đây khoảng 25 – 30 năm), giới hạn về công nghệ và kỹ thuật đã cản trở các nhà làm game tiên phong rất nhiều trong việc thể hiện ý tưởng của mình. Một trong những phong cách thể hiện thịnh hành nhất thời bấy giờ chính là vẽ tranh dạng pixel với các góc nhìn thuần túy 2D (nhìn ngang hoặc từ trên xuống). Chỉ như thế, và với hệ màu 8-bit ít ỏi, vô số các tác phẩm tuyệt vời đã ra đời và sống mãi với thời gian cho đến tận hôm nay.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của những công nghệ tân tiến nhất, cũng như các cỗ máy “khủng long” với cấu hình siêu mạnh, tưởng chừng như mọi người đã quên lãng về những tựa game cổ lỗ sĩ “rỗ hạt rỗ mè” ngày xưa đó.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC CAUSAL BIT GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ NINTENDO SWITCH[/alert]Thực tế lại không như vậy, khi mà game 2D pixel art vẫn sống khỏe, mặc cho phải cạnh tranh với những quả “bom tấn” AAA với đồ họa 3D cực nét, cực mượt. Dĩ nhiên để tồn tại song song, chúng cũng chia ra những phân khúc khác nhau, trong đó thông thường 2D pixel art sẽ rơi vào mảng game indie do ưu thế tiết kiệm thời gian – nhân lực mà nó mang lại.
Causal Bit Games có lẽ là một cái tên không hề quen thuộc với hầu hết cộng đồng game thủ toàn cầu. Không có gì lạ, bởi vì đây chỉ là một hãng game cực nhỏ với quy mô chỉ vỏn vẹn có… 3,5 người (3 người lớn và một cô bé xinh xắn). Tuy nhiên, sự thực đã chứng minh được là khi chúng ta muốn làm game, và mỗi cá nhân thật sự có tài, thì chuyện gì cũng có thể thành công cả. Battle Princess Madelyn chính là bằng chứng rành rành cho việc này khi mà game đã ra mắt chính thức hồi cuối 2018, và hoàn toàn được thực hiện từ A-Z bởi đội ngũ 3,5 người này.
Với nhân lực ít ỏi như vậy, liệu chất lượng của Battle Princess Madelyn sẽ ở tầm mức nào? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia đi tìm câu trả lời qua bài đánh giá sau đây nhé![su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]LỐI CHƠI METROIDVANIA MƯỢT MÀ, KINH ĐIỂN[/su_heading]Về cơ bản, Battle Princess Madelyn có lối chơi tương tự như hai dòng game kinh điển là Metroid và Castlevania – nhân vật chính sẽ di chuyển qua lại rất nhiều lần trong một không gian rộng lớn gồm nhiều khu vực nhỏ liên kết với nhau bằng các hành lang, ngõ tắt. Yếu tố khám phá bí mật được đề cao và kỹ năng di chuyển, nhảy nhót của người chơi là một trong những nhân tố chính để khiến hành trình trong game được suông sẻ.
Cốt truyện trong Battle Princess Madelyn nói về hành trình trả thù của nàng công chúa bé nhỏ Madelyn với các thế lực hắc ám đã tước đoạt mọi thứ khỏi tay cô, từ vương quốc, gia đình cho đến… chú chó cưng (hậu bản của “Battle Prince John Wick”?). Người chơi sẽ theo chân Madelyn khám quá một thế giới rộng lớn nhưng cũng không kém phần âm u, quỷ mị khi giờ đây các thế lực hắc ám đang ngự trị khắp nơi. Trên hành trình đó, Madelyn sẽ gặp gỡ thêm rất nhiều “bạn bè”, từ phàm nhân cho đến ma quỷ, quái vật. Và dĩ nhiên, một tựa game Metroidvania thì chẳng thể thiếu đi sự hiện diện của vô số loại kẻ địch với đủ mọi hình dạng và cách hành xử khác nhau.[su_quote]Người chơi sẽ theo chân Madelyn khám quá một thế giới rộng lớn nhưng cũng không kém phần âm u, quỷ mị khi giờ đây các thế lực hắc ám đang ngự trị khắp nơi[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Với tâm điểm được vay mượn từ thể loại Metroidvania kinh điển, phần lớn thời gian của người chơi trong Battle Princess Madelyn là đi từ hết khu vực này sang khu vực khác, khám phá mọi ngóc ngách và bí mật được ẩn giấu khắp mọi nơi, ghi nhớ những chỗ bị “chặn” lại (khoảng cách xa hơn cú nhảy bình thường, cánh cửa bị khóa…) để sau này quay lại khi đã có các kỹ năng bổ trợ thích hợp… Dĩ nhiên, đây chẳng hề là một chuyến dạo chơi trong sân mẫu giáo, khi mà đường đi được bố trí vô số quái vật, từ “nhỏ bé xinh xắn” như bọn Slime nhớt nhầy cho đến những con thủy quái đầy xúc tu ngọ nguậy.
Cũng như hầu hết game hành động 2D khác, dù là platformer, nhập vai, tìm đường, beat ‘em up… những khúc cao trào của Battle Princess Madelyn cũng nằm trong những trận đấu trùm đầy kịch tính. Hầu hết trường hợp người chơi sẽ bị “nhốt” trong một căn phòng lớn cùng với con trùm và một số chỗ đệm được bố trí một cách chiến thuật để tận dụng. Những trận đấu trùm trong Battle Princess Madelyn khá đa dạng khi mà bọn trùm có thể là một con nhện khổng lồ di chuyển liên tục trên một mạng lưới rộng lớn, hoặc một con “bò cụng” có cú “chạy và húc” trứ danh kèm… một vệt lửa dài sau mông. Người chơi sẽ phải vận dụng rất nhiều kỹ năng né tránh/ phản đòn, cũng như học thuộc các đòn thế của bọn trùm mới có thể chiến thắng (một cách vất vả) được.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NHIỀU “HẠT SẠN” NHỎ-MÀ-THỐN[/su_heading]Lại một lần nữa, cụm từ “game indie” lại bị gán ghép cho sự không hoàn mỹ, thiếu sót, kém chỉn chu… Thật sự khó mà trách được, khi mà ở các hãng game lớn với đội ngũ tester đông đảo cùng các quy trình/ phân đoạn rõ ràng mà vẫn mắc phải nhiều vấn đề bất cập – thì làm sao một hãng game indie nhỏ bé (với 3,5 người) có thể tránh được? Tuy nhiên, hiểu là một chuyện, mà vui vẻ chấp nhận là một chuyện khác, vì vậy người viết cảm thấy phải công tâm khi liệt kê cho hết những khâu thiếu sót của Battle Princess Madelyn.
Trước hết, vấn đề dễ thấy và khó chịu nhất của Battle Princess Madelyn chính là phần hướng dẫn game rất sơ sài, đi kèm theo là cách thể hiện đồ họa không rõ ràng. Tuy đồ họa trong Battle Princess Madelyn không có gì để chê trách (với tiêu chuẩn của một game pixel art), thế nhưng cách họa sĩ vẽ cảnh nền quá dễ lẫn lộn với cửa hoặc các vật có thể tương tác được. Vô số lần người viết bỏ sót những vật tương tác có tính mấu chốt như cần gạt để mở cửa hoặc đường bí mật, đơn giản chỉ vì chúng… quá khó để nhận ra khi hầu như “chìm” hẳn vào cảnh nền. Đa số đánh giá trên mạng cũng đều chỉ ra vấn đề quá ư là… nổi trội này trong Battle Princess Madelyn.
Kế đến, đó là việc Battle Princess Madelyn không chỉ vay mượn khá nhiều yếu tố từ thể loại Metroidvania, mà còn cả từ dòng game kinh điển Ghoul ‘n Ghost trên hệ NES nữa. Điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai tựa game này chính là ở mảng cả hai nhân vật chính Madelyn lẫn Arthur đều bị… mất giáp khi trúng đòn lần đầu, và… mất xác khi trúng đòn thứ hai. Thật ra cơ chế “hai mạng” này không có gì mới lạ, bởi vì chính dòng Mario từ những ngày đầu đã sử dụng rồi. Thế nhưng, chắc chắn mật độ kẻ địch và độ “bựa” của chúng trong Mario không thể nào so với Battle Princess Madelyn được rồi. Vì vậy, mức độ trừng phạt trong Battle Princess Madelyn có thể xem là khá cao, khi mà game không có cơ chế “bất tử tạm thời” nào để giúp người chơi thật sự tránh né 100% sát thương dù chơi hay cỡ nào đi nữa.[su_quote]mức độ trừng phạt trong Battle Princess Madelyn có thể xem là khá cao[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Cuối cùng, chính là vấn đề về thiết kế màn chơi đi kèm với camera tệ đến mức khó hiểu. Camera trong Battle Princess Madelyn luôn cố định theo sát nhân vật chính ở khoảng cách 1/10 chiều ngang bên dưới màn hình. Điều này khiến cho việc quan sát những gì đang diễn ra ở tầng dưới nhân vật là hoàn toàn không thể. Trong khi đó, Battle Princess Madelyn có khá nhiều phân đoạn mà người chơi phải liên tục di chuyển trên các chỗ đặt chân bên dưới để xuống một khe vực sâu. Không ít lần người viết phải chơi chiêu… “nhảy đại trúng đâu kệ”, vì căn bản là không thể nhìn thấy bên dưới là cái gì để ước lượng chính xác cả. Và với đặc tính của dòng game Metroidvania, thông thường giữa khoảng không sẽ là vài quả cầu gai, một tấm nền có hố chông hoặc vài kẻ địch… Vì vậy, kết quả của những lần “nhảy lụi” lần thường đều không vui vẻ gì cho lắm.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
- Sản xuất: Causal Bit Games Inc,
- Phát hành: Causal Bit Games Inc,
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 6/12/2018
- Hệ máy: PC | Nintendo Switch | PS4 | Xbox One | Wii U | PS Vita
[su_divider]