Skip to content

Battlefield 4 – Đánh Giá Game

Battlefield 4 - Đánh Giá Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC EA HỖ TRỢ

GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC

[dropcap style=”style1″]P[/dropcap]há hủy các tòa nhà trọc trời, đổ nước ngập cả thành phố, kích hoạt những vụ nổ hoành tráng – đó là những gì mà DICE đã hứa hẹn với người chơi qua “đứa con cưng” Battlefield 4.

Và họ đã làm thật khi trò chơi ra mắt! Những bổ sung vô cùng thú vị này song hành bên các thế mạnh vốn đã trở thành đặc trưng của dòng game Battlefield từ lâu: chiến trường rộng lớn, kết hợp hoàn hảo giữa chiến đấu bộ binh và chiến tranh cơ giới (với vô số khí tài), đã mang lại biết bao lời ngợi khen cho bộ đôi EA và DICE.

Ở phần bốn của loạt game, những điều trên thậm chí đã được hãng phát triển game đến từ Thụy Điển, DICE, đưa lên một tầm cao mới. Đặc biệt nhất là ở phần trọng tâm của game: chơi mạng. Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu vì sao Battlefield 4 khi ra mắt đã nhận được sự chào đón nhiệt liệt của giới mê game FPS.

  • OS: Windows Vista SP2 32-bit
  • Processor: AMD Athlon X2 2.8GHz | Intel Core 2 Duo 2.4GHz hoặc cao hơn
  • Memory: 4GB RAM
  • Graphics: nVidia GeForce 8800GT 512MB| ATI Radeon HD 3870 512MB trở lên
  • Hard Drive: 30GB
  • Sound: N/A

[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Graphics: N/A
  • Mouse: N/A
  • Keyboard: N/A
  • Headphone: N/A

[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

[su_service title=”NỘI DUNG” icon=”icon: arrow-circle-down”]

Battlefield: Hardline – Đánh Giá Game

Battlefield 4 – Đánh Giá Game

[/su_service]

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỐI CHƠI[/su_heading]

review_off-battlefield406

review_off-battlefield418

1. Đa dạng các chế độ chơi

Với 14 chế độ chơi khác nhau, Battlefield 4 xứng đáng là một trong những tựa game FPS đa dạng nhất về mặt này. Từ những chế độ chơi truyền thống của các game FPS như Deathmatch (đấu đơn), Capture the Flag (cướp cờ), đến những thứ đã làm nên tên tuổi của Battlefield như Conquest (chiếm cứ điểm), Rush (đặt bom tổng đài thông tin di động M-COM giữa bên công và thủ).

Và cả những chế độ chơi mới như Obliteration (hai đội giành nhau quả bom để phá hủy M-COM) hay Chainlink (chiếm cứ điểm theo thứ tự liền mạch), người chơi có thể dễ dàng tìm cho mình một trận đấu phù hợp với sở thích, cũng như khả năng của mình.

Nếu bạn muốn đua cấp nhanh chóng, hoặc thích những pha đấu súng dồn dập, hay chỉ đơn giản là… không giỏi điều khiển cơ giới: Team Deathmatch (đấu đội), Domination (chiếm và giữ các cờ) sẽ là lựa chọn thích hợp. Còn muốn khám phá những chế độ mới thì không thể bỏ qua Obliteration (hai đội giành nhau bom để phá hủy M-COM) hay Chainlink (chiếm cứ điểm theo thứ tự liền mạch).

[su_quote]Với 14 chế độ chơi khác nhau, Battlefield 4 xứng đáng là một trong những tựa game FPS đa dạng nhất về mặt này[/su_quote]

Và nếu muốn một trận Battlefield 4 “hoành tá tràng” trên PC hay các console thế hệ mới (Xbox One, PS4) với số lượng người chơi tối đa là 64, hai chế độ: Conquest Large (chiếm cứ điểm màn to) và Carrier Assault Large (đánh chiến hạm màn to), sẽ đảm bảo mang đến cho bạn một trải nghiệm Battlefield hoàn chỉnh nhất!

Tiếc thay, do giới hạn phần cứng, người chơi trên console thế hệ hiện tại (Xbox 360, PS3) chỉ có thể chiến đấu với 23 người chơi khác, và hai chế độ “Large” của Conquest (chiếm cứ điểm) và Carrier Assault (đánh chiến hạm) cũng không được hỗ trợ. Quả là rất đáng tiếc khi trải nghiệm của người chơi trên các hệ máy khác nhau lại khác biệt nhiều đến như vậy!

review_off-battlefield411

Ngoài ra, Battlefield 4 cũng đã tỏ rõ ý định gia nhập thị trường thể thao điện tử với sự xuất hiện của 2 chế độ Defuse và Obliteration Competitive. Nhưng nhìn chung, cả 2 chế độ này đều thiếu đi một chút gì đó để có thể trở thành một môn thể thao điện tử đúng nghĩa.

Thêm vào đó, người chơi Battlefield 4 cũng không thực sự hào hứng với viễn cảnh game trở thành một game e-sport truyền thống như Counter Strike. Vì thế, các server Defuse và Obliteration Competitive thường khá vắng khách, và DICE cũng chưa có những sự hỗ trợ cần thiết để Battlefield 4 trở thành một game e-sport thực thụ.

[su_quote]BF4 cũng đánh dấu sự trở lại của Commander Mode, vốn đã vắng mặt trong loạt game Battlefield kể từ phiên bản BF2142. [/su_quote]

Battlefield 4 cũng đánh dấu sự trở lại của Commander Mode, vốn đã vắng mặt trong loạt game Battlefield kể từ phiên bản Battlefield 2142. Khi tham gia một server Conquest, Rush, Carrier Assault hay Obliteration, người chơi có thể lựa chọn trở thành Commander (chỉ huy) của phe mình thay vì làm một anh lính bình thường. Commander có thể ra lệnh cho các Squad leader tấn công từng vị trí cụ thể, hoặc rút lui khỏi khu vực có nhiều quân địch thông qua thao tác trong game hoặc bằng giọng nói thông qua hệ thống VoIP của game.

Ngoài ra, tùy thuộc vào những cứ điểm mà phe mình chiếm được trong các trận đánh Conquest hay Carrier Assault, Commander sẽ được cung cấp những món “đồ chơi” từ “vô hại” như UAV, Supply Drop,… cho đến những quả tên lửa Cruise Missile hay AC-130 Gunship cực kỳ uy lực. Đặc biệt, Commander Mode còn hỗ trợ cả máy tính bảng iOS và Android nên chỉ cần có đường truyền Internet, những vị chỉ huy có thể hỗ trợ đồng đội gần như mọi lúc, mọi nơi.

[su_divider]

review_off-battlefield404

2. Bốn lớp nhân vật

Các nhân vật trong Battlefield 4 vẫn được chia thành 4 lớp, với hệ thống trang bị và nhiệm vụ khác nhau. Mỗi lớp nhân vật đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình, vì thế chiến thắng trên chiến trường Battlefield 4 không chỉ cần kỹ năng cá nhân mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu ý, kếp hợp nhuần nhuyễn giữa các lớp nhân vật.

Support (hỗ trợ)

Với khả năng “vô hạn đạn” khi họ sử dụng những khẩu LMG (Light Machine Gun) cùng hộp tiếp đạn hỗ trợ, khiến cho kẻ địch không thể nào không kiêng dè những “cơn mưa đạn” không ngừng nghỉ, ấy là chưa kể các công cụ khác như XM-25, C4, súng cối M224 hay khiên chống đạn…

Engineer (công binh)

Người chịu trách nhiệm “chăm sóc” các phương tiện cơ giới, với trang bị là những khẩu PDW (Personal Defense Weapon) cùng súng chống tăng, tên lửa phòng không vác vai, các loại mìn và dụng cụ sửa chữa.

Recon (bắn tỉa)

Những người có thể hạ gục đối phương từ rất xa với các khẩu súng bắn tỉa hiện đại và những công cụ “chỉ điểm” đối phương như MAV, Motion Sensor hay T-UGS. Khi kết hợp với Engineer, Recon còn có thể sử dụng PLD hoặc SOFLAM để dẫn đường cho tên lửa chống tăng “bách phát bách trúng”.

Assault (bộ binh chủ lực)

Sử dụng những khẩu súng trường tầm xa (Assault Rifle), các khẩu súng phóng lựu chuyên trị bộ binh hay hộp cấp cứu và máy khử rung tim để cứu thương và hồi sinh đồng đội.

[su_quote]Chiến thắng trên chiến trường Battlefield 4 không chỉ cần kỹ năng cá nhân mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu ý, kếp hợp nhuần nhuyễn giữa các lớp nhân vật[/su_quote]

[su_divider]

review_off-battlefield407

3. Kho vũ khí đồ sộ, khí tài phong phú!

Khi ra trận, tất nhiên không một chiến sĩ nào có thể quên súng. Ở Battlefield 4, DICE cung cấp cho người chơi một số lượng vũ khí khổng lồ lên tới 97 loại súng, 17 mẫu dao cùng 7 loại lựu đạn khác nhau (tính đến thời điểm DLC Dragon Teeth ra mắt).

DICE cũng rất chăm chút tới tính đa dạng trong vũ khí khi mỗi loại đều có hiệu năng khác nhau, giúp mọi loại vũ khí đều có tính độc đáo và ưu-nhược ở từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh các nhóm súng mặc định cho các lớp nhân vật là Assault Rifle (súng trường tấn công), PDW, LMG và Sniper Rifle (súng tỉa), game còn cung cấp bốn nhóm súng mà mọi lớp nhân vật đều có thể sử dụng là Shotgun, Carbine và DMR (Designated Marksman Rifle) cùng các loại Pistol (súng lục).

Chưa kể, mỗi loại súng đều có hàng tá các món “đồ chơi” đi kèm để người chơi có thể thay đổi hiệu năng một khẩu súng sao cho phù hợp nhất với lối chơi của mình.

review_off-battlefield415

Cuối cùng, khi đã nhắc đến Battlefield, người ta không thể nào bỏ qua các phương tiện cơ giới. Số lượng các cỗ máy chiến tranh trong Battlefield 4 lên tới con số 42, từ những phương tiện cá nhân như ATV, Dirtbike cho tới xe tăng, trực thăng, phản lực chiến đấu, v.v. nổi tiếng của các quốc gia tham chiến là Mỹ, Nga, v.v.

Đặc biệt, Battlefield 4 là phiên bản đã đưa thủy chiến trong loạt game lên một tầm cao mới với sự xuất hiện của Attack Boat (thuyền tấn công). Những chiếc thuyền di chuyển với tốc độ cao trên mặt nước, được trang bị pháo 25/30mm, các loại tên lửa phòng không, chống tăng cùng hai khẩu Minigun ở hai bên mạn thuyền thực sự là một mối nguy hiểm thường trực với bất kỳ ai trên chiến trường.

Ấy là chưa kể đến phương tiện “bá đạo” nhất game: Skid Loader (xe xếp dỡ hàng). Với tốc độ và khả năng xoay trở của một chiếc… xe tăng cùng lượng giáp của một chiếc… xe jeep, không trang bị vũ khí, Skid Loader trở thành công cụ hoàn hảo cho việc “troll” những người chơi khác vì chúng vẫn có thể… “tiễn bạn về trời”!

[su_quote]Ở Battlefield 4, DICE cung cấp cho người chơi một số lượng vũ khí khổng lồ lên tới 97 loại súng, 17 mẫu dao cùng 7 loại lựu đạn khác nhau[/su_quote]

review_off-battlefield417

Giống như những khẩu súng của mình, người chơi cũng có thể tùy biến trang bị của các phương tiện cơ giới để phù hợp với từng hoàn cảnh. Ví dụ: người chơi có thể lựa chọn giữa ống kính phóng to quang học, kính nhìn đêm hoặc kính tầm nhiệt cho xe tăng của mình; hay tùy biến vũ khí chính của trực thăng tấn công (Attack Helicopter) với ba loại tên lửa khác nhau (Hydra, Zuni và Smar Rocket).

Cơ chế cân bằng giữa các phương tiện cơ giới được xây dựng theo mô hình kéo-búa-bao. Một chiếc xe tăng hay IFV (Infantry Fighting Vehicle – Xe chiến đấu bộ binh) được sinh ra để làm chủ mặt đất, nhưng lại dễ dàng bị các loại trực thăng, máy bay chiến đấu hạ gục, trong khi những các loại máy bay này lại phải dè chừng xe phòng không, dù những chiếc xe này lại gần như “bó tay” trước xe tăng và IFV.

Lý thuyết thì là vậy, nhưng nhìn chung các loại phản lực chiến đấu vẫn bị coi là quá mạnh, khi mà chúng có hỏa lực mạnh và tốc độ quá cao để xe phòng không có thể đối phó hiệu quả. Cách duy nhất là “lấy độc trị độc”, chỉ có phản lực chiến đấu mới có thể hạ gục được nhau. Dù có phần hơi mất cân bằng, nhưng điều này lại phản ánh đúng những gì diễn ra trên chiến trường hiện đại ngoài đời thực.

[su_divider]

review_off-battlefield402

review_off-battlefield420

4. Battlelog & Battlepack – Điểm nhấn của Battlefield 

Ra mắt từ Battlefield 3 và được đón nhận nồng nhiệt từ phía người chơi, Battlelog đã được nâng cấp để trở thành một “trải nghiệm kết nối hoàn hảo”, như cách mà EA đã giới thiệu. Với Battlelog, người chơi có thể theo dõi tin tức liên quan đến game, kiểm tra thông số nhân vật của mình và của bạn bè, chỉnh sửa trang bị, hay tìm và gia nhập các máy chủ game chỉ với trình duyệt web của mình.

Battlelog đã thay thế hoàn toàn phần trình đơn (menu) trong game với một hệ thống thông tin chi tiết nhưng cũng rất trực quan và dễ sử dụng, giúp người chơi có thể làm gần như mọi việc trên trình duyệt web của mình. Nhờ có Battlelog, người chơi chỉ việc “nhảy” vào game và chơi vì các phần việc còn lại, họ đều có thể làm với trình duyệt hoặc trên các thiết bị di động.

Điểm trừ duy nhất của Battlelog là giới hạn số lượng bạn bè của người chơi ở con số 100. Điều này gây ra một số phiền toái không đáng có và mong rằng EA có thể cải thiện mặt này với Battlelog cho các tựa game sau này.

[su_quote]Nhờ có Battlelog, người chơi chỉ việc “nhảy” vào game và chơi vì các phần việc còn lại, họ đều có thể làm với trình duyệt hoặc trên các thiết bị di động[/su_quote]

Nếu như Battlelog đã có mặt từ Battlefield 3Medal of Honor: Warfighter thì Battlepack lại là một tính năng mới xuất hiện trong Battlefield 4. Battlepack là những gói hỗ trợ người chơi, và có thể mở ra ngẫu nhiên các phụ kiện cho súng, màu sơn ngụy trang (camo), thẻ bài (dogtag), dao “độc”, tăng điểm kinh nghiệm (XP boost) và nhiều thứ khác nữa.

Người chơi có thể lấy được Battlepack vàng, bạc và đồng khi đạt đến các mốc lên cấp nhất định. Ngoài các loại Battlepack trên, người chơi còn có thể “mở khóa” (unlock) các Battlepack cho từng loại súng thông qua việc sử dụng loại súng đó. Những người chơi có Premium còn được tặng các loại Battlepack dành riêng cho họ nữa.

Những phần quà mà Battlepack mang lại sẽ giúp ích không nhỏ cho người chơi trong quá trình chơi game và vì thế, chúng cũng đem lại một chút động lực “cày cuốc” cho các chiến sĩ trong Battlefield 4.

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]HỆ THỐNG MÁY CHỦ – MẠNG[/su_heading]

review_off-battlefield421

[su_quote]Netcode là một vấn đề rất lớn đối với cộng đồng Battlefield 4 kể từ khi game ra mắt cho đến nay[/su_quote]

Trong khi nhiều game FPS khác như Call of Duty đã chuyển sang hệ thống dò trận đấu (matchmaking) tự động thì Battlefield 4 vẫn trung thành với hệ thống máy chủ độc lập (dedicated server) truyền thống.

Nhờ vậy, bên cạnh các máy chủ chính thức của EA, loạt máy chủ do người chơi tự mở cũng giúp cho số lượng “bãi đáp” càng thêm phong phú!

Các máy chủ game đều được chia thành từng khu vực, giúp người chơi tránh khỏi việc phải kết nối tới các máy chủ ở quá xa.

Nhờ đó mà người chơi Battlefield 4 rất ít khi phải chịu cảnh “sống chung với lag”.

Ngay cả trong thời gian hệ thống cáp quang biển AAG gặp sự cố khiến các game thủ khác phải “kêu trời” thì người chơi Battlefield 4 vẫn có thể kết nối khá ổn định tới các máy chủ của nước láng giềng, Trung Quốc, với mức ping dưới 100 ngon lành!

review_off-battlefield414

Thế nhưng không phải Battlefield 4 không có vấn đề của riêng mình. Netcode là một vấn đề rất lớn đối với cộng đồng Battlefield 4 kể từ khi game ra mắt cho đến nay.

Hãy thử tưởng tượng khi bạn bị kẻ địch nhắm bắn, dù bạn đã kịp nấp ra sau tường trước khi cạn máu nhưng nhân vật lại… lăn ra chết ngay sau đó. Cảm giác khó chịu này chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề trong netcode của Battlefield 4.

Lý do được đưa ra là Battlefield 4 có thông số “tickrate” mặc định chỉ là 10hz (máy con sẽ gửi thông tin lên máy chủ 10 lần/giây), một con số rất nhỏ khi so sánh với các game FPS khác (ví dụ Call of Duty có số tickrate là 30hz trong khi với Counter Strike: Global Offensive, con số này được mặc định là 60hz, dù game có thể hỗ trợ 120hz).

Dù mới đây, một bản vá (patch) đã được đưa ra, hỗ trợ tickrate cho game lên 30hz, nhưng đây là một động thái có phần “muộn màng” khi mà game đã được phát hành cách đây tới gần một năm.

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]THIẾT KẾ MÀN CHƠI – GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN[/su_heading]

review_off-battlefield419

review_off-battlefield409

Với nền tảng đồ họa – vật lý mạnh mẽ của engine Frostbite 3, Battlefield 4 luôn đem tới sự trầm trồ về chất lượng hình ảnh cũng như độ chi tiết trong mỗi màn chơi. Các màn chơi thường được thiết kế rộng rãi và các cứ điểm được bố trí hợp lý để phù hợp cho cả tác chiến bộ binh và cơ giới.

Chính nền tảng vật lý mạnh mẽ của Frostbite 3 đã mang đến một điểm nhấn đáng chú ý trong thiết kế màn chơi của Battlefield 4: cơ chế “Levolution” – cho phép phá hủy những công trình khổng lồ một cách ngẫu nhiên và tạo ra những địa hình mới không ngờ đến!

Duy chỉ có màn chơi “Lancang Dam” khiến người viết không thực sự hài lòng, khi mà căn cứ của hai bên được đặt quá gần nhau, khiến cho những chiếc trực thăng vô tình trở thành “quan tài bay” khi điểm cất cánh của chúng lại nằm tầm hoạt động của xe phòng không của đối phương.

[su_quote]Chính nền tảng vật lý mạnh mẽ của Frostbite 3 đã mang đến một điểm nhấn đáng chú ý trong thiết kế màn chơi của Battlefield 4: cơ chế “Levolution”[/su_quote]

Theo đánh giá của người viết, giao diện điều khiển trong game có thể nói là khá đơn giản. HUD không bị rối mà vẫn thể hiện được hết những chi tiết cần thiết. Việc điều khiển cơ giới cũng không mất quá nhiều thời gian để làm quen, dù để có thể đạt đến trình độ “lão làng” , người chơi cũng phải đầu tư không ít thời gian và công sức.

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]CẢM THỤ CÁ NHÂN[/su_heading]

Dù đã kinh qua khá nhiều game FPS, từ những game theo phong cách bắn súng thông thường như Call of Duty, Counter Strike cho đến những game nặng về mô phỏng thực tế như ArmA hay Operation Flashpoint, chỉ khi đến với Battlefield, người viết mới có thể nghĩ rằng “À, đây mới chính là thứ dành cho mình!”.

Dòng game Battlefield nói chung và Battlefield 4 nói riêng có một nhịp độ vừa phải, không quá nhanh như Call of Duty hay Counter Strike mà cũng không nặng nề, chậm rãi như các game mô phỏng, kết hợp với những khí tài quân sự tối tân, đã tạo ra một game có thể nói là “độc nhất vô nhị”.

Với những người chơi thích khám phá những điều bí ẩn, DICE đã đưa vào game một số lượng lớn những “trứng Phục Sinh” (easter egg). Việc tìm ra chúng trong game đã đem tới cho người viết những niềm vui nho nhỏ như: tìm ra búp bê khủng long hay lớn hơn “một chút” là dụ cho Megalodon – một loài cá mập khổng lồ thời tiền sử – xuất hiện.

Dù không mang ý nghĩa về điểm số nhưng những lần cùng bạn bè đi tìm “easter egg” luôn là những giây phút khó quên đối với người viết.

review_off-battlefield408

[su_quote]Dòng game Battlefield nói chung và Battlefield 4 nói riêng có một nhịp độ vừa phải, không quá nhanh như Call of Duty hay Counter Strike mà cũng không nặng nề, chậm rãi như các game mô phỏng[/su_quote]

[su_divider]

[su_progress_pie percent=”90″ text=”9″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]

[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]LỐI CHƠI[/su_heading]

Với nhiều chế độ chơi phong phú, cơ chế bắn súng xuất sắc, đề cao phối hợp đồng đội kết hợp với các phương tiện cơ giới, Battlefield 4 đem lại cho người chơi một trải nghiệm trọn vẹn về chiến tranh hiện đại. Game không khó để nắm bắt cách chơi, nhưng cũng không dễ để sử dụng thuần thục tất cả các khí tài.

Với số lượng lớn các loại vũ khí, phụ kiện, trang bị, người chơi có thể bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn giờ để khám phá trọn vẹn toàn bộ những gì mà game có thể đem lại.

Điểm trừ duy nhất là việc DICE chỉ đưa các chế độ thi đấu vào Battlefield 4 gần như chỉ để “cho có”, mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới các chế độ chơi này.

[su_progress_pie percent=”80″ text=”8″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]

[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]KẾT NỐI[/su_heading]

Với một lượng lớn các máy chủ trong khu vực, người chơi gần như ít khi phải bận tâm đến vấn đề “lag” trong game.

Tuy nhiên, netcode của Battlefield 4 vẫn cần phải cải thiện rất nhiều nếu như EA và DICE muốn cạnh tranh với các đối thủ của mình.

[su_progress_pie percent=”95″ text=”9.5″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]

[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]THIẾT KẾ[/su_heading]

Lẽ ra Battlefield 4 đã có thể đạt được điểm 10 tuyệt đối trong mục này, nếu như thiết kế của màn chơi “Lancang Dam” không tệ như thế.

Nhưng dù sao cũng khó có game nào có thể so sánh với Battlefield 4 về thiết kế các màn chơi, cũng như giao diện điều khiển đã quá hoàn hảo!

[su_progress_pie percent=”90″ text=”9″ size=”200″ pie_width=”25″ text_size=”80″ pie_color=”#eaeaea” fill_color=”#e64800″ text_color=”#000000″]

[su_heading style=”modern-1-blue” size=”15″]CÁ NHÂN[/su_heading]

Bỏ qua những điều chưa vừa lòng về netcode và chế độ thi đấu thể thao điện tử, những gì Battlefield 4 đem lại cho người viết là những ấn tượng khó phai và mức độ hài lòng cao.

Người viết đã tiêu tốn cho Battlefield 4 khoảng 270 giờ chơi và chắc chắn đó sẽ không phải là con số cuối cùng, cũng như “chưa là gì” so với hàng loạt cao thủ Battlefield khác ở Việt Nam.

[su_divider]

Vàng 9.0

Nếu bạn đang kiếm tìm một game FPS về chiến tranh hiện đại phản ánh sát thực tế nhưng lại không quá nặng nề như những game mô phỏng, Battlefield 4 là một lựa chọn không thể bỏ qua. Những cải tiến trong game về mặt lối chơi và đồ họa đã đưa Battlefield 4 trở thành một tượng đài trong ngành công nghiệp. Hãy trải nghiệm, và bạn sẽ không phải thất vọng.

Tác giả