[rs_section_heading heading=”BenQ EW3270U”]Trong năm 2018, khi các mẫu màn hình cao cấp sở hữu tính năng Dải ánh sáng động cao HDR (High Dynamic Range) bắt đầu thâm nhập thị trường thế giới thì cái tên BenQ EW3270U “vụt sáng” trở thành một hiện tượng đặc biệt khi sở hữu đầy đủ những tính năng cao cấp mà game thủ mong đợi với mức giá vô cùng hấp dẫn, chỉ bằng một phần ba, thậm chí là một phần tư các màn hình sở hữu các tính năng tương tự.
Điều này làm cho sản phẩm của hãng sản xuất màn hình “chuyên dụng” cho game thủ đến từ Đài Loan BenQ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, nhất là đối với các người dùng chú trọng chất lượng hình ảnh hơn là “tốc độ điên cuồng” của các màn hình chơi game tầm trung đang ngày một phổ biến hiện nay.
Với mức giá chỉ nhỉnh hơn đôi chút các màn hình chơi game trung cấp, liệu BenQ EW3270U có thể thỏa mãn được mong đợi của các game thủ “duy mỹ”? Hãy cùng Vietgame.asia trải nghiệm sản phẩm các bạn nhé!
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NHỮNG TÍNH NĂNG CAO CẤP[/su_heading]Mặc dù ấn tượng đầu tiên của bất kỳ người dùng nào đối với BenQ EW3270U đều khá bình thường do thiết kế vẫn nằm trong quy chuẩn của nó, vẫn viền màn hình dày, vẫn chân đế cố định, vẫn lớp vỏ xám xịt và chẳng có bất kỳ đèn nền “màu mè” nào, thế nhưng ngay khi bật màn hình lên, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được những tính năng cao cấp của nó.
Ấn tượng đầu tiên nằm ở kích thước màn hình khá lớn, lên đến 32” và độ phân giải lên đến 4K UHD (3840×1260). Ở độ phân giải này, kích thước mỗi pixel khá nhỏ và khá sát nhau, tạo nên “độ mịn” cần thiết cho hình ảnh hiển thị. Nhờ vậy mà ngay cả khi ngồi ở khoảng cách dưới 1m trong điều kiện sử dụng thông thường, thì người dùng tinh mắt cũng khó mà nhận ra được các pixel riêng lẻ như trên các màn hình có kích thước tương tự nhưng chỉ sở hữu độ phân giải Full HD 1080p truyền thống.[rs_space lg_device=”20″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_quote]Ấn tượng đầu tiên nằm ở kích thước màn hình khá lớn, lên đến 32” và độ phân giải lên đến 4K UHD (3840×1260)[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Bên cạnh đó, hãng cũng trang bị cho BenQ EW3270U một tấm nền VA cao cấp để đảm bảo độ bao phủ dải màu DCI-P3 đạt mức 95%, mặc dù chưa đủ “chuẩn” như các màn hình Adobe RGB chuyên dụng cho dân thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, nhưng cũng “thừa mứa” cho người dùng hay game thủ thưởng thức những thước phim và game với màu sắc chân thực, trong trẻo nhất, khác hẳn với chất màu như nhìn qua lăng kính mờ của các màn hình sử dụng Panel VA tầm trung khác. Tuy nhiên, trong điều kiện hoạt động bình thường như duyệt web hay soạn văn bản, người dùng nên chuyển sang chế độ sRGB để có được cảm giác quen thuộc nhất như sử dụng trên các màn hình thông dụng.
Màn hình cũng sở hữu tính năng kết nối với PC thông qua cổng USB Type C, một tính năng vốn chỉ xuất hiện trên các dòng màn hình cao cấp hỗ trợ các máy Macbook xuất hình, nay đã tiện dụng hơn khi các card màn hình thế hệ mới sử dụng kiến trúc Turing của NVIDIA đều hỗ trợ phương thức kết nối này. Nó giúp cho dây kết nối nhỏ hơn, nhẹ hơn, truyền dẫn được xa hơn với khả năng chống nhiễu tốt hơn hẳn so với các cổng kết nối thông thường. Điều đáng tiếc duy nhất là BenQ EW3270U vẫn phải lấy điện từ nguồn bên ngoài thay vì “tận dụng” được khả năng cung cấp điện với công suất lên đến 100W thông qua cổng kết nối này. Hy vọng rằng trong những thế hệ sau đó, tính năng này cũng sẽ được ứng dụng để giảm bớt ít nhiều các “dây nhợ” vốn đã khá nhiều với các máy bàn hiện nay.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]HDR, ĐỘ SÁNG, ĐỘ TƯƠNG PHẢN[/su_heading]Điểm nhấn sáng giá nhất trên BenQ EW3270U chính là khả năng hiển thị các nội dung đạt chuẩn HDR, một tính năng cao cấp chỉ xuất hiện trên các màn hình có mức giá cao hơn nhiều lần so với sản phẩm mà nhóm đang thử nghiệm.Đối với một màn hình lớn, nhiệm vụ này trở nên khá khó khăn khi hãng phải cân bằng rất nhiều yếu tố cũng như đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp mà không làm đội giá sản phẩm lên quá nhiều. Chẳng hạn như BenQ đã trang bị cho BenQ EW3270U một hệ thống đèn nền có độ sáng chỉ ở mức 300nits, cao hơn mức thông thường 250nits đôi chút, nhưng chưa đạt đến mức 400nits của chuẩn DisplayHDR400. Ở mức đèn nền này, hãng có thể xử lý khá tốt hiện tượng chiếu sáng nền không đều hay hở sáng với mức chi phí chấp nhận được. Mặc dù vậy, độ sáng tối đa ở 300nits cũng khá mạnh đối với một màn hình máy tính, nhất là khi hầu hết thời gian sử dụng, người dùng chỉ ở trong khoảng cách 1m so với bề mặt hiển thị.BenQ cũng trang bị cho sản phẩm của mình một bộ xử lý hình ảnh 10bit với khả năng xử lý dải màu rộng lên đến 1 tỷ màu thay vì chỉ 16 triệu màu như trên các màn hình truyền thống. Khi kết hợp với khả năng kiểm soát ánh sáng tốt cho màu đen sâu, BenQ EW3270U cho ra độ tương phản lên đến 3000:1 mà không cần phải sử dụng đến những giải pháp kỹ thuật đắt tiền khác như làm mờ cục bộ (Local Dimming). Nhờ đó mà hãng vẫn có thể tạo ra khả năng tái hiện màu sắc đạt chuẩn HDR mà vẫn giữ được mức giá chỉ nhỉnh hơn các màn hình tầm trung đôi chút.
Bộ xử lý hình ảnh mạnh mẽ cũng đem đến cho người dùng một tính năng khá độc đáo, đó là giả lập “chất lượng HDR” trên các nội dung SDR truyền thống. Mặc dù kết quả thu được không thật sự “chất lừ” như các nội dung HDR nguyên bản, nhưng cũng đủ gây ấn tượng mạnh cho người dùng, đem lại sức sống mới cho các tựa game cũ, đặc biệt là các game buộc người chơi phải “mò mẫm” trong các khu vực tăm tối như dòng game Dark Souls hay các game Resident Evil “đời cũ”.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”20″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_quote]Khi kết hợp với khả năng kiểm soát ánh sáng tốt cho màu đen sâu, BenQ EW3270U cho ra độ tương phản lên đến 3000:1 mà không cần phải sử dụng đến những giải pháp kỹ thuật đắt tiền khác như làm mờ cục bộ (Local Dimming)[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Thử nghiệm với các game mới hỗ trợ hoàn toàn tính năng này như Battlefield V, Metro Exodus hay Shadow of the Tomb Raider, BenQ EW3270U thể hiện vô cùng ấn tượng. Các vùng sáng và tối đều được hiển thị rõ ràng với khả năng chuyển màu “nuột nà” đem lại những trải nghiệm rất mạnh mẽ cho người chơi. Nhất là với các màn chơi sở hữu nhiều góc tối và khuất, màn hình giúp bạn dễ phân biệt các chi tiết tối màu hơn, dễ tìm ra các đối thủ đang “núp lùm” và qua đó, nâng cao hiệu suất “tác chiến” của bạn lên một tầm cao mới. Có thể thấy rõ trong ba hình thử nghiệm trong màn The Last Tiger, game Battlefield V ở trên, với HDR và B.I được bật, vùng tối phía sau tòa nhà phía bên trái trở nên rõ nét hơn so với hai trường hợp trước (chỉ thiết lập profile màu HDR mà không bật tính năng HDR trên màn hình)
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI[/su_heading]Mặc dù có rất nhiều ưu điểm sáng giá, nhưng BenQ EW3270U vẫn sở hữu một số vấn đề nhỏ, chủ yếu phát sinh trong quá trình cắt giảm chi phí chế tạo sản phẩm.
Dễ thấy nhất là tốc độ quét hình chỉ dừng lại ở mức 60Hz, khá chậm nếu so sánh với mức lên đến 75Hz của các màn hình phổ thông hiện nay, và thậm chí “rùa bò” nếu nếu người dùng đã quen với các màn hình chơi game ở tốc độ siêu cao 144Hz. Tốc độ “tiêu chuẩn” này cũng làm hạn chế một tính năng khác là tính năng chống xé hình Freesync khi dải đáp ứng hoạt động khá hẹp, chỉ từ 42fps đến 60fps mà thôi.[su_quote]Mặc dù có rất nhiều ưu điểm sáng giá, nhưng BenQ EW3270U vẫn sở hữu một số vấn đề nhỏ, chủ yếu phát sinh trong quá trình cắt giảm chi phí chế tạo sản phẩm.[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Thêm vào đó, một điều đáng ngạc nhiên là trong quá trình thử nghiệm, người viết nhận ra tấm nền màn hình chỉ đáp ứng được tín hiệu xuất hình ở mức 8bit như các màn hình thông thường khác, thay vì phải đạt được mức 10bit như hãng quảng cáo. Không rõ đây là vấn đề lỗi trên thiết bị mẫu mà nhóm thử nghiệm nhận được hay chính BenQ đã trang bị cho sản phẩm một tấm nền 8bit thông thường để tiết kiệm chi phí. Điều này cũng làm cho khả năng hiển thị màu sắc thực tế có phần thiếu hụt, nhất là khi xem các nội dung số được dựng chuẩn trên nền 10bit, dải màu chuyển không thật sự “mịn” như khi xem trên các màn hình đủ chuẩn. Vấn đề này cũng không thật sự quá nghiệm trọng khi các nội dung này vẫn còn khá ít trên thị trường hiện nay. Thế nên, chỉ có thể xem như BenQ EW3270U chỉ đạt được mức tối thiểu nhất trong “khung tiêu chuẩn” HDR hiện nay.[rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][rs_space lg_device=”40″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC BENQ HỖ TRỢ[/alert]
- Tên sản phẩm: BenQ EW3270U
- Nhà sản xuất: BenQ
- Xuất xứ: Đài Loan
31.5
3840×2160
31.5
VA Type
LED backlight
3840×2160
300
3000:1
178/178
4
60Hz
16:9
1.07 billion colors
95% DCI-P3
698.4*392.85
140
20M:1
10 bit
Metallic grey
Reddish / Normal/ Bluish /user mode
Yes
18 Languages (English / Francais / Deutsch / Italiano / Espanol / Polish / Czech / Hungarian / Romanian / Netherlands / Russian / Swedish / Protuguese / Japanese / Chinese / S-Chinese / Arabic/Korean)
Yes
Yes
Yes
2Wx2
Yes
Yes
Yes
Yes
Yes
Yes
Yes
Yes
DisplayPort (v1.4)x1
Yes
90~264 AC
Built-in
76W
522.2X726.4X215
7.5
10.2
-5˚ – 15˚
Yes
Yes
Yes