[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DAEDALIC ENTERTAINMENT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]âu là thứ tách biệt cái thiện và cái ác trong mỗi con người? Đâu là ranh giới phân chia trắng đen trong từng cá thể? Đâu là điểm giới hạn của “sự kiên nhẫn” của từng người?
Đó là những câu hỏi mà Blackguards – tựa game nhập vai đầu tiên của Daedalic Entertainment từng đặt ra một năm về trước, cực kỳ thành công trong việc đánh đố từng quyết định của người chơi xuyên suốt game, cũng như “bạo hành” tinh thần người chơi trong từng trận đánh.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Daedalic Entertainment
- Phát hành: Daedalic Entertainment
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: 20/1/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 34.99 USD
- OS: Windows Vista SP2, Windows 7 SP1, Windows 8 (32/64-bit)
- Processor: 2.4 GHz Quad Core CPU
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: NVIDIA GeForce GTX 275, ATI Radeon 4770
- DirectX: Version 9.0c
- Hard Drive: 12 GB
- Sound Card: DirectX 9.0c
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Khen ngợi có, chỉ trích có, song không thể phủ nhận rằng Blackguards mang đến một trải nghiệm chiến thuật khá mới mẻ, với công thức “xúc xắc” và hệ thống RNG (tạo số ngẫu nhiên) của trò chơi cờ bàn The Dark Eye làm nền tảng chính, tạo nên lối chơi cực kỳ cân não và thử thách.
Sau khi lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của cộng đồng về những khuyết điểm của phần đầu, Daedalic Entertainment quyết định cho ra mắt hậu bản Blackguards 2 đúng một năm sau khi phần đầu ra mắt. Trong bài viết trải nghiệm trước đây, người viết nhận ra rằng Blackguards 2 không có quá nhiều cải tiến lớn trong lối chơi, và đó là điều tốt, bởi lối chơi của Blackguards chỉ cần một vài tinh chỉnh nhỏ nữa thôi là sẽ gần như hoàn hảo.
Tuy vậy, Blackguards 2 cũng mang đến một số cải tiến mới, cả tích cực lẫn tiêu cực, với mục đích là làm hài lòng những người mới làm quen với loạt game, nhưng không bỏ quên những người hâm mộ từ phần đầu.
Liệu đây có phải là nước cờ khôn ngoan của Daedalic Entertainment hay không, và Blackguards 2 đã “sửa sai” như thế nào so với game tiền nhiệm? [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Cốt truyện trau chuốt, những cải tiến nhỏ trong lối chơi
Khác với phần đầu, trong Blackguards 2, người chơi không được tự tạo nhân vật của riêng mình, mà sẽ vào vai Cassia – một người phụ nữ thuộc dòng dõi quý tộc ở xứ Tanos, phía Đông lục địa Aventuria.
Sau khi thoát khỏi hầm ngục bên dưới đấu trường Mengbila, Cassia nuôi tham vọng “nho nhỏ”: rửa hận và chiếm lấy ngai vàng.
Nhưng để đạt được tham vọng đó, Cassia sẽ cần đến hai sự trợ giúp: một là từ Quân Đoàn Thầm Lặng (The Silent Legion) – những tên lính đánh thuê muốn tham gia chiến tranh chỉ với mục đích là được nhìn thấy máu đổ.
Nửa còn lại là từ những kẻ ngoài vòng pháp luật từng chiến thắng trước Nine Hordes và cứu cả lục địa Aventuria khỏi mưu đồ của công tước Urias trước kia…Trong Blackguards 2, bạn sẽ không còn cầm đầu một nhóm tội phạm “vô danh tiểu tốt” chu du tứ phương như trước kia nữa, mà giờ đây, người chơi sẽ phải dẫn dắt cả một đội quân lặp lại trật tự tại bất kỳ vùng đất nào mà họ đặt chân qua.
Dĩ nhiên là sẽ không có những trận chiến nảy lửa với quy mô… vài ngàn, nhưng trong vai thủ lĩnh, người chơi sẽ phải đứng trước vô vàn quyết định khó khăn.
Quân Đoàn Thầm Lặng là những kẻ khát máu, và chúng chỉ thỏa mãn khi Cassia ra lệnh “thanh trừng” đối với đám tù nhân kia. Nhưng bù lại, lòng tin cũng là thứ “gia vị” quan trọng nhất, và đổ máu cũng không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề.
Sự tôn trọng của người dân, hay lòng trung thành của những kẻ dưới trướng? Đó là khúc mắc mà người chơi cần phải giải quyết.[su_quote]để không biến Blackguards 2 trở thành “bình cũ rượu mới”, Daedalic mang đến một số cơ chế mới mẻ, cùng với tinh chỉnh lại những yếu tố chưa thực sự hoàn thiện trong phần đầu[/su_quote]Lối chơi không có nhiều sự thay đổi, thế nên để không biến Blackguards 2 trở thành “bình cũ rượu mới”, Daedalic mang đến một số cơ chế mới mẻ, cùng với tinh chỉnh lại những yếu tố chưa thực sự hoàn thiện trong phần đầu.
Điểm sáng lớn nhất trong Blackguards 2 chính là lính đánh thuê. Trước từng trận đấu, người chơi có thể lựa chọn từ 2 cho đến 6 đơn vị lính (tùy vào từng trận) để hỗ trợ cho nhóm. Ngoài 3 lớp nhân vật cơ bản sử dụng cung, kiếm và giáo, người chơi còn có thể thu nhập 3 nhân vật đồng hành (companion) cực kỳ mạnh mẽ là pháp sư (Battlemage), sát thủ (Assassin) và chằn tinh (Black Orge).
Trong Blackguards 2, người chơi sẽ không còn đơn độc nữa, mà những trợ thủ đắt lực này sẽ giúp cho chiến đấu “dễ thở” hơn rất nhiều, nhất là khi đến 90% các trận chiến trong game, người chơi luôn luôn bị áp đảo về số lượng.Tính chiến thuật của Blackguards 2 nay bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thanh thể lực “Endurance”. Nếu như trong phần đầu, các nhân vật cận chiến tỏ ra cực kỳ “bá đạo” bởi khả năng “spam” các chiêu thức “tất sát” như Death Blow hay Liberating Blow, thì giờ đây, cơ chế Endurance sẽ kìm nén lại “cảm xúc” đập phá thoải mái như trước kia, cũng như cân bằng lại chỉ số của tất cả các loại vũ khí cận chiến.
Các chỉ số trong Blackguards 2 được trình bày một cách “thân thiện” và dễ làm quen hơn. Phép thuật (spell) không có nhiều thay đổi, tuy nhiên các phép phụ trợ (strengthen) và suy yếu (weaken) nay có thêm nhiều “đất diễn” hơn trước, bởi một số trong số chúng có khả năng ảnh hưởng lên nhiều đối thủ hoặc trong một khu vực nhất định, thay vì chỉ nhắm vào một mục tiêu.
Việc phân tách nhánh kỹ năng “Special Abilites” cũng cho phép Daedalic đưa vào game một số nâng cấp phụ và mở rộng các kỹ năng cũ khá quan trọng trong game. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Quá nhiều vấn đề trong lối chơi…
Nhìn từ ngoài, Blackguards 2 không hề khác biệt so với game tiền nhiệm, nhưng một khi đã đào sâu vào bên trong cuộc hành trình của Cassia, người viết nhận ra rằng Blackguards 2 không những lặp lại quá nhiều vấn đề trong lối chơi của phần đầu tiên, mà thậm chí, tựa game còn gỡ bỏ gần như hầu hết cơ chế “hay ho” khiến cho Blackguards trở nên độc đáo!
Trong bài viết trước, người viết có đề cập đến sự “mất tích” của xúc xắc và cơ chế RNG. Thực ra thì nó vẫn hiện hữu trong Blackguards 2, nhưng là ở dạng có nhưng… chả ai quan tâm. Trước đây, công thức để một đòn đánh cận chiến thành công là sự kết hợp của 4 chỉ số khác nhau: Tỷ lệ đánh cơ bản (thường ở mức 60%), tỷ lệ sát thương cơ bản (mức 40%), chỉ số đỡ đòn của địch thủ và số phần trăm sát thương của từng tuyệt chiêu.
Trong Blackguards 2, công thức này bị “ném ra ngoài cửa sổ” và giờ đây, nếu trên màn hình hiện bao nhiêu phần trăm, thì chắc chắn rằng tỷ lệ đánh trúng hoặc đánh hụt đều dựa vào con số đó, chỉ thẳng tuột như thế thôi.
Tại sao đây lại là vấn đề lớn? Như đã nói ở trên, game buộc người chơi ở tình thế bị áp đảo về mặt số lượng liên tục, khiến cho nửa đầu game cực kỳ “mệt mỏi”, bởi rất khó để có thể tiêu diệt trên 2 mục tiêu trong vòng 3 hay 4 lượt. Điều này khiến cho Blackguards 2 vô hình chung mất đi tính chiến thuật cực kỳ quan trọng.
Nhờ vào con xúc xắc, tựa game trở thành một câu đố buộc người chơi phải tìm hướng giải quyết gọn nhất, có thể tốn nhiều thời gian nhưng là cách kết thúc trận đấu tối ưu nhất. Mất xúc xắc thì chỉ có một lựa chọn duy nhất: Tên nào “trâu” hơn, ở lại trên chiến trường lâu hơn, được “buff” máu và Endurance liên tục thì không có gì phải lo. Ai lại muốn chơi theo phong cách “trâu cày” như vậy?
Chưa kể, chỉ số phần trăm trong Blackguards 2 thỉnh thoảng vô lý đến mức nực cười. Người viết đã thử đặt một cung thủ cách kẻ địch 3 ô lục giác, tỷ lệ bắn trúng chỉ là 35%, nhưng khi đặt 4 ô lục giác thì tỷ lệ nhảy lên… 100%, quá “khó đỡ”!
[su_quote]Blackguards 2 không những lặp lại quá nhiều vấn đề trong lối chơi của phần đầu tiên, mà thậm chí, tựa game còn gỡ bỏ gần như hầu hết cơ chế “hay ho” khiến cho Blackguards trở nên độc đáo![/su_quote]Như “xát muối vào vết thương”, công cuộc thiết kế màn chơi trong Blackguards 2 phải nói là quá tệ hại, thua sút rất nhiều so với game tiền nhiệm. Cả game, người viết đếm được chỉ có đúng… 2 màn chơi là sở hữu quy mô khá lớn, còn tất cả những màn còn lại thì một số được tạo thành từ hai, ba lối đi chỉ với hai, ba ô trên đó, khiến cho tình trạng “kẹt đường” xảy ra liên miên; một số khác thì lại đưa người chơi xuất phát ở những vị trí cực “đau đầu”, kể cả khi đã tìm được lối đi thuận tiện trước đó từ Riz.
Không những thế, Blackguards 2 còn lạm dụng một lối thiết kế màn chơi cực kỳ “rẻ tiền”, đó chính là bắt người chơi phải… chạy trong khi tiếp viện của địch liên tục xuất quân. Nếu như may mắn vượt qua “cửa ải” đầu game khi cả nhóm thoát khỏi căn hầm của Naurim, thì người chơi vẫn sẽ phải đối mặt với những nhiệm vụ như phá 5 chiếc pha lê của lũ Lizard Man ở giữa game.
Một nhiệm vụ khác tương tự là phá 5 chiếc pha lê của tên pháp sư Adamant, buộc người chơi phải mở rào chắn và phá hủy từng chiếc. Có lẽ, trận đánh ở nấm mồ của lũ rận thành tinh “huyền thoại” trong phần đầu chả thấm vào đâu so với trận đấu đối đầu Adamant.
Blackguards từng khiến người viết “ức chế” rất nhiều, nhưng đó là vì người viết biết rằng: do kỹ năng điều khiển chiến trận của mình không được tốt. Còn trong Blackguards 2, sự ức chế luôn đến từ lối thiết kế màn chơi quá cẩu thả, cộng với công thức “đánh và chạy” lặp đi lặp lại quá nhiều lần, khiến cho 8 giờ đồng hồ trong Blackguards 2 giống như 20 giờ đồng hồ trong Blackguards vậy… [su_divider]
Yếu tố cân bằng kém
Đến đây, thực sự người viết không thể nào tin nổi ở câu nói “chúng tôi đã lắng nghe các ý kiến từ cộng đồng” của Daedalic nữa, và nếu câu nói đó là đúng thì chắc chắn một điều, họ đã nghe nhầm người. Yếu tố cân bằng trong Blackguards khá tồi tệ, và từ “khá” đó đã chuyển thành “rất” trong Blackguards 2.
Như đã nói ở trên, cận chiến đã bị kéo lùi đi chút ít, và sàn diễn ngày hôm nay dành cho các pháp sư! Cám ơn sự mất tích của các chỉ số cơ bản “base value”, giờ đây, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một pháp sư thiên về tấn công (offensive) với chỉ số máu và năng lượng Astral ở mức tối đa chỉ trong nửa đầu game! Nếu như nâng cấp cả kỹ năng tự hồi phục Astral nữa thì có lẽ pháp sư có khi còn “trâu” hơn cả lính cận chiến, bảo sao được, vừa chạy vừa hồi máu, vừa “ném” một vài quả cầu lửa về địch là đủ để… thắng trận.
[su_quote]Yếu tố cân bằng trong Blackguards khá tồi tệ, và từ “khá” đó đã chuyển thành “rất” trong Blackguards 2[/su_quote]Tất cả phép thuật trong Blackguards 2 được “buff” quá đà, bởi không chỉ tốn ít lượng điểm kinh nghiệm AP hơn trước (chỉ cần tổng cộng 2000 điểm là có thể nâng một kỹ năng lên mức tối đa) mà một số phép thuật vừa có thể tấn công một kẻ địch duy nhất, vừa có khả năng gây sát thương trên diện rộng.
Người viết đã có cơ hội thoải mái vừa “spam” chiêu “Cold Shock” (gây hiệu ứng đóng băng và giảm tốc địch thủ) vừa hát bài “Let It Go”, trong khi chứng kiến chiêu thức ảnh hưởng lên… toàn bộ địch thủ trong màn chơi. [su_divider]
Những hạt sạn cuối cùng…
Blackguards là một tựa game khá tuyến tính, nhưng trò chơi cũng cho phép người chơi thoải mái khám phá trong một mức độ nhất định. Blackguards 2 thì lại đẩy sự tuyến tính lên đỉnh điểm.
Điểm đáng nói nhất phải là việc Blackguards 2 tự động gán 55 điểm vào chỉ số vũ khí rìu chiến và giáo dành cho Naurim và Takate. Dĩ nhiên người chơi có thể “luyện” hai nhân vật này sử dụng thành thục loại vũ khí khác, nhưng số lượng điểm kinh nghiệm ở đầu game không đủ để bù lại cho hàng tá kỹ năng khác.
Đối với Zurbaran, người viết cố gắng luyện nhân vật này thành cung thủ, đồng thời hỗ trợ đồng đội bằng các phép thuật bổ trợ, nhưng mãi đến cuối game mới nâng được chỉ số cung lên mức tối đa, còn phép thuật thì… chả ra đâu vào đâu cả!
Nói tóm lại, Blackguards 2 giới hạn hướng xây dựng nhân vật rất nhiều, và sẽ rất khó để có thể đưa các nhân vật đồng hành sang một hướng chiến đấu khác với khuôn mẫu mà game đặt ra ban đầu.[su_quote]Blackguards 2 giới hạn hướng xây dựng nhân vật rất nhiều, và sẽ rất khó để có thể đưa các nhân vật đồng hành sang một hướng chiến đấu khác với khuôn mẫu mà game đặt ra ban đầu[/su_quote]Một cơ chế khá tiềm năng nhưng cuối cùng lại trở nên “thừa thãi” là phòng thủ cứ điểm. Sau khi chiếm lấy những khu vực trên bản đồ, quân địch có khả năng tấn công chúng và người chơi buộc phải quay về và chống đỡ trước đợt càn quét của địch.
Vì sao các phân đoạn này có tiềm năng? Bởi chúng cho phép người chơi tự tay đặt bẫy và chướng ngại vật trên màn chơi để làm suy yếu địch.
Tuy nhiên, người viết lại cực kỳ chán nản với những trận đánh này. Vì sao? Lý do thứ nhất, những cái bẫy không thực sự đa dạng và chúng chỉ được chỉ định đặt ở những vị trí đánh dấu sẵn trên màn chơi, chứ không cho phép đặt tự do.Thứ hai, các trận đánh này cực kỳ dễ, quân địch luôn xuất phát “dính chùm” nhau, mà bạn biết độ “bá đạo” của pháp sư trong Blackguards 2 như thế nào rồi đó. Cuối cùng, người chơi không hề nhận được tý điểm kinh nghiệm hay đồng cắc nào sau khi hoàn thành trận đánh cả!
Và mảng đồ họa cùng âm thanh thậm chí còn thua sút hơn phần trước rất nhiều. Phong cách nghệ thuật của Blackguards 2 mất đi sự “huyền ảo”, và mặc dù các màn chơi được thiết kế chi tiết hơn, nhưng chúng không mang lại cảm giác choáng ngợp như trước.
Âm thanh vay mượn rất nhiều từ phần đầu, từ các hiệu ứng âm thanh cơ bản cho đến “tái sử dụng” một số bài nhạc nền. May mắn thay, khâu lồng tiếng vẫn “chất” như ngày nào.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://blackguards2.daedalic.de/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/daedalic”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/daedalic”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/314830/?snr=1_5_1100__1100″][/su_icon_panel] [su_divider]