Skip to content

Brave Dungeon – Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC NINTENDO HỖ TRỢ[/alert]Brave Dungeon là tựa game nhập vai được phát hành bởi INSIDE SYSTEM – “cha đẻ” của dòng game The Legend of Dark Witch. Kể từ khi ra mắt, Brave Dungeon đã đạt được khá nhiều lời khen ngợi từ những người chơi đã có cơ hội trải nghiệm qua trò chơi.

Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao Brave Dungeon lại dễ dàng “đốn tim” người chơi đến vậy qua bài viết bên dưới nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”141458, 141480″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

DỄ THƯƠNG, DỄ CHƠI, DỄ NGHIỆN

Là một tựa game spin-off (ngoại truyện) của The Legend of Dark Witch, tất nhiên là Brave Dungeon cũng sở hữu phong cách hoạt họa của tựa game gốc. Hình ảnh những cô gái dễ thương cùng nhau chống lại những thế lực tà ác (ở một mặt nào đó… cũng dễ thương không kém) chưa bao giờ bị “lỗi mốt” cả. Tuy là một tựa game độc lập với kinh phí thấp, nhưng hình ảnh trong game được chau chuốt rất tỉ mỉ, gây thiện cảm rất lớn cho người chơi. Trên hết, điều mà Brave Dungeon khiến người chơi “dí chặt” vào chiếc 3DS chính là nhờ vào lối chơi cực kỳ thú vị của mình.

Tuy vẫn đi theo lối chơi RPG turn-based (game nhập vai theo lượt) cổ điển, thế nhưng Brave Dungeon lại không bị sa lầy theo lối mòn của những người anh em cùng thể loại khác. Mà ngược lại, game đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong việc cách tân một dòng game già cỗi. Ví dụ cụ thể nhất, Brave Dungeon đã dám bỏ đi bảng chỉ số “dài loằng ngoằng”, vốn được coi là đặc trưng của game nhập vai và chỉ giữ lại 4 chỉ số cơ bản bao gồm ATK, DEF, MND, AGI (Sát Thương, Phòng Thủ, Sát Thương Đặc Biệt, Tốc Độ). Cả bốn loại chỉ số đều… y như tên gọi của nó với một dòng chú thích ngắn gọn dành cho người chơi.

Quần áo, giày dép, mũ nón, nâng cấp, chế tạo…  cũng được gộp chung thành hệ thống “material” gọn nhẹ. Material nói chung quy là một loại vật phẩm pháp thuật trong game, giúp gia tăng các chỉ số, kháng độc, buồn ngủ, tăng máu… Mỗi nhân vật sẽ có hai ô material cơ bản và sẽ được tăng thêm sau khi lên cấp, người chơi sẽ thu thập, nâng cấp và chế tạo các vật phẩm pháp thuật này trong suốt quá trình thám hiểm.[su_quote]Tuy là một tựa game độc lập với kinh phí thấp, nhưng hình ảnh trong game được chau chuốt rất tỉ mỉ, gây thiện cảm rất lớn cho người chơi[/su_quote]Và tất nhiên, nói về một tựa game RPG mà không nói về “cày cuốc” thì quả là thiếu sót lớn. 5 loại hầm ngục khác nhau kèm theo một hầm ngục ẩn, mỗi một hầm ngục lại có từ 4 đến 6 tầng để khám phá cùng hàng trăm loại quái khác nhau cũng như hàng trăm vật phẩm rơi ra khác nhau, đủ để cho bạn lang thang và khám phá hết một ngày dài.

“Cày” nhiều thì “tiền” nhiều. Ngoài trừ việc nâng cấp các chỉ số, vốn sẽ bòn rút bạn một số tiền kha khá, thì việc mua sắm cũng là một thú vui tao nhã. Cửa hàng Magic Item sẽ luôn luôn mở cổng chào đón bạn. Đặc biệt, bà chủ tiệm có vẻ không cần tiền cho lắm, thế nên mỗi lần bạn quay lại trang chính là mọi vật phẩm lại tự động… hồi lại.

Tuy sở hữu toàn những tính năng “phá game”,nhưng chính những thứ đó lại khiến Brave Dungeon trở thành một trò chơi gây nghiện. Lối chơi dễ làm quen, dễ tiếp cận, không chịu bất cứ án phạt nào nếu lỡ chân “nằm xuống” và việc dùng đồ đạc tẹt ga, không khí trong Brave Dungeon bỗng chốc trở nên thật thoải mái. Bạn chỉ việc cứ thế mà tận hưởng, “troll game”, tự thử thách bản thân hoặc đơn giản là cày sâu cuốc bẫm tới bao giờ trở nên bất khả chiến bại thì thôi.[su_divider]

GIÁ TRỊ CHƠI LẠI CAO

Cốt truyện chính của Brave Dungeon khá ngắn, chỉ cần khoảng 20 giờ chơi là bạn đã khám phá hầu như mọi ngóc ngách trong game rồi. Tuy nhiên, phần New Game+ của trò chơi chắc chắn là thứ khiến bạn phải cầm lại chiếc 3DS kể cả khi cuộc phiêu lưu của nàng Al đã kết thúc.

Mỗi lần kết thúc phần chơi, bạn sẽ được tặng một loại điểm thưởng gọi là Syega. Với loại điểm thưởng này, bạn có thể dùng nó để nâng cấp các tính năng cho màn chơi tiếp theo. Từ việc tự thử thách bản thân với chế độ Lunatic, giảm tiền trong game đi một nửa, một phần ba hoặc thậm chí là bạn sẽ không nhận được một xu nào sau khi hạ gục quái, cho tới việc gia tăng sức mạnh cho quái, gia tăng các chỉ số cơ bản của những tên trùm… Và tất nhiên, ngược lại, bạn cũng có thể gia tăng sức mạnh của bản thân lên cực hạn, gia tăng tỷ lệ rớt đồ, tăng tiền thưởng…  Ngoài ra, với Syega bạn còn có thể… thay luôn cả nhân vật chính nếu bạn thích, tăng thêm đồ có thể mua được trong cửa hàng, giữ nguyên bản đồvà các công thức material từ lần chơi trước…

Syega khiến Brave Dungeon có giá trị chơi lại rất cao, nhưng đó chưa phải là tất cả. Hệ thống minigame độc đáo cũng góp một phần công không nhỏ để duy trì độ “nóng” của trò chơi. Những minigame của Brave Dungeon bao gồm Poker, Syegacha, Avoid Runner, và bạn sẽ mất một khoảng thời gian kha khá để thưởng thức toàn bộ những phần chơi này.[su_quote]Phần New Game+ của Brave Dungeon chắc chắn là thứ khiến bạn phải cầm lại chiếc 3DS kể cả khi cuộc phiêu lưu của nàng Al đã kết thúc[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]Brave Dungeon - Đánh Giá GameBrave Dungeon - Đánh Giá Game

CỐT TRUYỆN ĐÁNG THẤT VỌNG

Nếu như ở trên, sự đơn giản chính là yếu tố khiến Brave Dungeon ghi điểm trong mắt người chơi, thì ở đây lại ngược lại. Có vẻ như nhà sản xuất đã hơi quá tay trong việc đơn giản hóa mọi thứ, và đúng như người ta thường nói “cái gì nhiều quá cũng không tốt”.

Thật ra cũng khá kỳ lạ khi phần dẫn dắt của game rất tốt, từ việc giới thiệu sức mạnh của Syega, giới thiệu nghề “săn kho báu”, cũng như các tuyến nhân vật, thế nhưng cốt truyện của game lại ngược lại hoàn toàn, mang lại cảm giác như môt sản phẩm lỗi khi cố pha trộn giữa việc dễ thương hóa mọi thứ và tỏ ra “thật nguy hiểm” cùng một lúc, và cuối cùng tạo nên kết quả là một tổ hợp thật hổ lốn và buồn cười.[su_quote]Có vẻ như nhà sản xuất đã hơi quá tay trong việc đơn giản hóa mọi thứ, và đúng như người ta thường nói “cái gì nhiều quá cũng không tốt”[/su_quote]Cốt truyện của Brave Dungeon phi logic một cách đáng ngạc nhiên, ví dụ như việc cô nàng Al có hẳn một bài diễn văn giới thiệu cực kỳ hoành tráng như một đả nữ siêu nhân bất bại, nhưng rồi rốt cuộc chỉ ít phút sau, cô nàng đã… nằm xuống một cách nhanh chóng trong sự thở dài của người chơi. Hoặc như việc mỗi lần quay về quán trọ là bạn lại được nghe một chuỗi độc thoại nội tâm đầy mùi nguy hiểm từ bà chủ quán trọ, nhưng rồi bỗng dưng game đã kết thúc cái rụp trong khi vẫn chưa có lời giải đáp nào.

Một điểm cộng cho Brave Dungeon, tuy là một tựa game độc lập nhưng lồng tiếng cho nhân vật được thực hiện rất kỹ càng. Thế nhưng điều đó không thể chối bỏ được những đoạn thoại ngây ngô như trẻ con và có vẻ như viết một cách đầy ngẫu hứng hơn là đi theo một kịch bản nào đó.[su_divider][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://insidesystem.heteml.jp/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/inside_system”][/su_icon_panel]

[su_divider]

7.0

Brave Dungeon sở hữu một lối chơi tuyệt vời và chất lượng rất tốt nếu so với mặt bằng chung của một tựa game độc lập kinh phí thấp. Giá như INSIDE SYSTEM có thể đầu tư thêm một chút nữa về phần cốt truyện thì có lẽ Brave Dungeon đã có thể ghi một dấu đậm sâu hơn cho cộng đồng người hâm mộ.