[rs_section_heading style=”style6″ heading=”CELESTE”]Có thể nói video game là nét giao thoa giữa công nghệ và nghệ thuật. Công nghệ càng phát triển càng đưa nghệ thuật trong game thăng hoa, càng khiến đồ họa game trở nên lộng lẫy không tưởng, giúp những nét đẹp trong video game “tiến hóa” với thời gian. Tuy nhiên, một công nghệ mới phát triển có thể “đè bẹp” toàn bộ công nghệ cũ, nhưng một phong cách nghệ thuật mới phát triển cũng không có nghĩa là những nét nghệ thuật cũ bị lãng quên. Giá trị của công nghệ nằm ở tiện ích, còn giá trị của nghệ thuật nằm ở cảm nhận, do vậy không hiếm những nét nghệ thuật xưa cũ vẫn luôn hiện hữu tới tận bây giờ. Một trong những biểu tượng của các trò chơi cổ điển những vẫn căng tràn sức sống tới thời điểm hiện tại chính là phong cách đồ họa điểm ảnh pixel art.
Được sử dụng rộng rãi, không quá phức tạp, không đòi hỏi công nghệ tân tiến, phong cách đồ họa điểm ảnh vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho các nhà phát triển game độc lập, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, sự phổ biến và lâu đời đó cũng có nghĩa một tựa game sử dụng đồ họa điểm ảnh khó lòng tạo ra được ấn tượng sâu đậm trong lòng người chơi. Nhưng khó khăn ấy đã không làm Matt Makes Games Inc. mất đi lòng nhiệt huyết. Nổi tiếng với hàng chục tựa game indie đồ họa điểm ảnh nhưng có vẻ nhà sản xuất này vẫn chưa thỏa mãn, vẫn ao ước tạo dựng một siêu phẩm để thực sự ghi tên mình vào lịch sử… Và họ đã thổi hồn cho Celeste, một “hiện tượng” game indie của năm 2018!
Vậy đâu là khía cạnh khiến Celeste rực sáng giữa bầu trời pixel art cổ điển? Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài đánh giá sau nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC MATT MAKES GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA : Gigabyte Rx 560 OC 2GB
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”156146, 156562″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]RỰC RỠ ĐỒ HỌA ĐIỂM ẢNH[/su_heading]Khác với loại hình đồ họa thực tế, muốn làm nghệ thuật đồ họa điểm ảnh trở nên đẹp và cuốn hút thật không đơn giản. Những hình khối góc cạnh là nét đặc trưng của pixel art, nhưng điều đó lại khá xa rời thực tế, khiến nhiều người chơi không cảm nhận sự gần gũi của đồ họa trong game. Tuy nhiên, thay vì hướng người chơi vào một thế giới chân thực, Celeste đã chiếm trọn cảm tình game thủ bằng cách thổi hồn vào những khung hình đa sắc rực rỡ.
Mỗi một khu vực mà nhân vật chính Madeline đặt chân tới chứa một cảnh vật khác nhau, được đốt rực cháy bằng 3 lớp đồ họa.
Bao quát mọi sự vật trong game là lớp đầu tiên: khung hình nền phía sau. Chúng có thể là một bầu trời đầy sao, những gợn mây ngũ sắc hay chỉ là những nét sáng tối đơn sơ của một hang động không người. Âm thầm đứng đằng sau mọi sự vật, những khung nền gần như quyết định thần thái, bản sắc của từng ngữ cảnh, chuyển tải cái hồn của không gian cho người chơi một cách nhẹ nhàng qua tiềm thức.
Tiếp đó, trên nền những khung hình ấy là lớp thứ hai với những vật thể mà bạn có thể tương tác được. Nếu cảnh nền xoáy vào tiềm thức thì những sự vật xoáy vào ý thức. Dù là bậc bám, bệ phóng hay vực thẳm, hố chông, mọi sự vật đều là một phần của con đường mà người chơi cần thẳng tiến, tạo ra những thử thách người chơi phải trực tiếp vượt qua.
Cuối cùng, hòa với ảnh nền và các sự vật là những hiệu ứng sống động như bão tuyết, gió lốc hay ánh nắng chan hòa. Chúng như những nét chấm phá tuyệt vời tạo nên cái thật cho cảnh không thật, đưa đồ họa của game trở nên bâng khuâng, lưu luyến khó phai.
Có thể nói sự kết hợp của ba tầng đồ họa làm nền, dựng vật và tạo hiệu ứng đã hòa trộn và sinh ra một thế giới lộng lẫy sắc màu. Đồng thời, kèm theo chuyến du hành của người chơi trong thế giới ấy là những bản nhạc nền nhẹ nhàng, đơn giản như lối đồ họa điểm ảnh. Tuy đơn sơ là vậy nhưng âm nhạc trong game cực kì hòa hợp với thiên nhiên khung cảnh và sẵn lòng níu giữ tâm hồn game thủ tới tận cuối con đường.[su_quote]sự kết hợp của ba tầng đồ họa làm nền, dựng vật và tạo hiệu ứng đã hòa trộn và sinh ra một thế giới lộng lẫy sắc màu[/su_quote][su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]THIẾT KẾ MÀN CHƠI THIÊN TÀI[/su_heading]Tuy đặc trưng bởi phong cách đồ họa điểm ảnh nhưng yếu tố đưa Celeste lên tầm tuyệt phẩm không gì khác chính là cách nhà sản xuất thiết kế các màn chơi trong game.
Mỗi khu vực lớn trong Celeste không chạy thẳng từ đầu tới cuối, mà được chia thành rất nhiều màn nhỏ. Để vượt qua mỗi màn chơi, bạn cần kết hợp “song toàn” trí tuệ và phản xạ.
Chắc chắn rằng con đường lên đỉnh núi Celeste không hề bằng phẳng trải hoa hồng. Tại mỗi màn chơi, bạn cần tìm ra cách thông minh để vượt qua những chướng ngại vật. Nhảy thế nào? Bám vào đâu? Né ra sao? Đó là câu hỏi bạn phải tự trả lời, những nút thắt bạn phải tự mở khóa để tìm thấy lộ trình phù hợp. Đương nhiên, nhìn thấy con đường là một chuyện, nhưng bước đi được trên con đường đó hay không lại là việc khác. Đối mặt với những thử thách, bạn phải phản xạ tốt, điều khiển nhân vật đúng theo lộ trình đã tính toán và né tránh các chướng ngại bất ngờ để bảo vệ cho Madeline.Phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố để vượt qua các màn chơi đồng nghĩa với việc bạn phải chịu hi sinh hàng chục, hàng trăm lần tại mỗi khu vực trước khi “tới được vinh quang”. Nhưng không sao, bởi một lần hi sinh là một lần bạn có thêm kinh nghiệm, là một lần bạn có thêm động lực để vượt qua khó khăn. Do chặng đường lớn được chia làm các màn nhỏ với độ khó vừa đủ để tạo nên thử thách nhưng không làm choáng ngợp người chơi nên sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ không hề nản chí và luôn tin rằng: “Lần tới mình sẽ làm được thôi”.
Đồng hành cùng với việc thiết kế các màn chia nhỏ là một cơ chế điều khiển khá đơn giản, chỉ gồm các nút nhảy, phi, bám tường và các nút phương hướng. Do cơ chế giản vậy nên nhân vật có thể di chuyển khá linh hoạt trong khi chơi.
Tới đây, liệu bạn có đang tự hỏi: “Vậy đâu là nét thiên tài trong thiết kế game?” Quả thực đây là một câu hỏi không dễ để giải đáp. Khi được hỏi tại sao bạn lại thích Celeste, không ít người sẽ trả lời đơn giản như “bởi tựa game rất vui”… Cái vui đó từ đâu mà có? Từ đồ họa, từ cơ chế điều khiển đơn sơ, từ cách các thử thách được sắp đặt, hay từ… chính tiềm thức của bạn?[su_quote]Cái vui đó từ đâu mà có? Từ đồ họa, từ cơ chế điều khiển đơn sơ, từ cách các thử thách được sắp đặt, hay từ… chính tiềm thức của bạn?[/su_quote]Như đã nói, thay vì sắp xếp mỗi khu vực là một bản đồ rộng lớn, Celeste đã tách chúng ra thành nhiều màn khác nhau, và đây là điểm cực kì quan trọng, bởi nhờ đó, Celeste đã đánh thẳng vào tâm lý chơi và tạo hứng khởi cho bạn.
Để dễ mường tượng, hãy liên tưởng tới việc cho một đứa bé ăn. Nếu bạn để cả một bát cháo trước mặt nó, khả năng cao nó sẽ ngoảnh đi không thèm động thìa. Nhưng nếu bạn mớm cho nó từng xíu từng xíu một, nó sớm muộn cũng sẽ ăn nhiều thôi.
Tâm hồn của bạn cũng vậy đó. Thay vì mang tới một chặng đường dài, Celeste tách nó ra thành những mảnh ghép, những câu đố nhỏ. Mở được một mảnh ghép, bạn sẽ cảm thấy chút vui vẻ, tự hào. Dù chỉ bé thôi nhưng cảm giác phấn chấn ấy cũng trở thành động lực để bạn tự nhủ “cố màn tiếp theo nhỉ”… và cứ thế, cứ thế, dùng chiến thắng nhỏ để làm động lực nhỏ cho chặng đường nhỏ phía trước. Liên tục và từng chút một, tựa game sẽ cuốn chặt lấy bạn tự khi nào mà không hề hay biết.
Ngoài ra, mỗi khu vực trong game có những đặc điểm hình thái riêng, chướng ngại riêng, cơ chế riêng và kiểu thử thách riêng. Ở mỗi khu vực, việc thiết kế chia nhỏ lẻ còn cho phép nhà sản xuất chú tâm hơn vào các màn chơi để bố trí những thử thách hấp dẫn, hợp lý. Cơ chế chơi cũng không quá phức tạp khiến cho người chơi có thể làm quen và cảm thấy thành thạo với game rất nhanh… Tất cả các yếu tố nhỏ đó khi được đặt bên cạnh một cách thiết kế game thiên tài, tạo động lực chơi từ chính thành công của họ, chắc chắn sẽ dựng nên một tựa game mà không ai có thể dễ dàng dứt được.
Cuối cùng, nếu bạn vẫn cảm thấy “thèm khát” thêm những thử thách của game, hay thấy game chưa “với tới” đẳng cấp của mình thì Celeste vẫn còn những bí mật, những món đồ bạn có thể thu thập để mở khóa các màn chơi phụ như B-side hay C-side, cho bạn thỏa hứng tung hoành đó.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]KẺ PHẢN DIỆN LÀ… CHÍNH BẠN![/su_heading]Không gian sống động, âm nhạc đê mê, thiết kế màn chơi tuyệt hảo… nhiêu đó đã đủ lý do để bạn đắm mình trong thế giới của Celete? Nếu vẫn đắn đo do dự thì tựa game còn một chiếc kẹo ngọt cuối cùng để dụ dỗ bạn đấy. Đó chính là cốt truyện.
Hành trình leo lên đỉnh núi Celeste của nhân vật chính là chặng đường đối đấu với hai thử thách: thử thách của ngoại cảnh và thử thách với nỗi sợ của chính mình.
Ngọn núi Celeste có khả năng “hiện thực hóa” một phần nhân phẩm của Madeline và biến phần tính cách đó thành một thực thể. Do vậy, không chỉ phải vượt qua thiên nhiên hay phong ba bão táp mà Madeline còn phải đối mặt với những rắc rối mà chính phần kia của tâm hồn tạo ra nhằm khiến cô lùi bước.
Liệu cô sẽ làm gì với phần kia của tâm hồn? Đánh bại nó? Vứt bỏ nó? Hay cố hiểu và chấp nhận nó? Câu trả lời sẽ tới khi bạn trải nghiệm tựa game nhé!
Tóm lại, hoàn thành mĩ mãn phần họa âm, thiết kế tuyệt vời cơ chế chơi và mang tới một cốt truyện thú vị, nhà sản xuất của Celeste đã thực sự đổ cả tâm hồn để tạo ra tựa game này, và thành quả của họ là một tuyệt phẩm.[su_quote]Madeline còn phải đối mặt với những rắc rối mà chính phần kia của tâm hồn tạo ra nhằm khiến cô lùi bước[/su_quote]
- Sản xuất: Matt Makes Games Inc.
- Phát hành: Matt Makes Games Inc.
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 25/1/2018
- Hệ máy: PC | PlayStation 4 | Xbox One | Nintendo Switch
- Operating System: Windows 7
- Processor: Intel Core i3 M380
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: Intel HD 4000
- DirectX: 10
- Storage: 1200 MB
[rs_space lg_device=”10″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_divider]