Skip to content

Code of Princess EX – Đánh Giá Game

Code of Princess EX

[rs_section_heading style=”style6″ heading=”CODE OF PRINCESS EX”]Videogame đã dần trở thành một ngành công nghiệp lớn có lịch sử tương đối lâu đời, và cũng không có gì quá đáng khi mà nó cũng có thể được xem như một loại hình nghệ thuật đương đại. Tuy “sinh sau đẻ muộn” và có tuổi đời chưa lâu, thế nhưng sức hút và lực phát triển bộc phá của videogame là không thể chối cãi được. Chỉ trong vòng 40 năm vỏn vẹn, videogame đã hình thành nên một hệ sinh thái tương đối rộng lớn, đa dạng và chỉn chu – và điều thú vị nhất trong đó là dù những loại hình videogame đơn giản nhất, nguyên thủy nhất cũng có sức hút rất mãnh liệt của riêng nó.

Một trong những dạng game “cổ lỗ sĩ” nhất nhưng vẫn chưa bao giờ bớt “hot”, có thể kể ngay đến “beat ‘em up” (game đi cảnh, 2D, màn hình ngang). Đã, đang và sẽ thống lĩnh thị phần game thùng (Arcade) nhờ vào đặc tính dễ nắm bắt, cuốn hút, và có tính thư giãn cao, có thể nói beat ‘em up đã tự hình thành nên một “vùng an toàn” của riêng mình. Hầu hết những game thuộc dạng này đều có lối chơi khá đơn giản, tập trung chủ yếu vào việc… gặp ai đập nấy. Việc đánh phá kẻ địch và các vật cản đường, với mục đích làm sao cho sướng tay, sướng mắt nhất đã nhanh chóng thu hút người chơi ở nhiều lứa tuổi.

Đến từ Nicalis, một studio có quy mô ở mức trung bình, Code of Princess đã nhanh chóng trở thành một trong những tựa game mang tính “thương hiệu” của hãng ngay từ ngày đầu tiên ra mắt trên hệ máy Nintendo 3DS hồi năm 2012. Tuy không hẳn là một sản phẩm bom tấn, thế nhưng Code of Princess cũng tạo dựng được cho mình một cộng đồng hâm mộ không nhỏ, dẫn đến việc game được chuyển thể lên Steam vào năm 2016. Tuy nhiên, đây chỉ là một bản chuyển thể tạm bợ với đồ họa pixel khá… đau mắt, đặc biệt là khi chơi ở độ phân giải HD trên những màn hình lớn. Vì vậy, Nicalis muốn làm một điều gì đó nghiêm túc hơn, nhằm mang tựa game thú vị này đến tay nhiều người hơn nữa, đó là lý do tại sao vào tháng 7/2018 vừa qua, một phiên bản hoàn chỉnh hơn với đồ họa chuẩn HD đã ra mắt trên hệ máy Nintendo Switch có tên Code of Princess EX.

Việc một tựa game “beat ‘em up” lại có được sự chú ý khá lớn từ cộng đồng như vậy, đặc biệt là khi nó lại “tấn công” lên nhiều hệ máy như Nintendo 3DS (cầm tay), PC, và Nintendo Switch (cầm tay/ console) chứ không “an phận” trên hệ Arcade như những người anh em khác, là tương đối kỳ lạ. Vậy, mời bạn đọc cùng Vietgame.asia tham gia giải mã bí ẩn này qua bài đánh giá sau đây.[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]BỐI CẢNH THÚ VỊ[/su_heading]Là dạng game hành động ở cấp độ căn bản nhất, thông thường “beat ‘em up” không chú trọng quá nhiều vào thứ tự tổ hợp nút bấm ra đòn như game đối kháng, hay nhắm đến những cơ chế phức tạp như game nhập vai – hành động. Mục đích của dòng game này là thả ra một đống kẻ địch cho người chơi mặc sức “giã gạo”, thỏa mãn “thú tính” nhiều nhất có thể – vì vậy, có thể nói rằng hầu hết game “beat ‘em up” đều có nhiều sự tương đồng với nhau.

Code of Princess EX cũng không phải là ngoại lệ, khi game bố trí màn chơi bao gồm 3 đường trên, giữa, dưới. Kẻ địch sẽ xuất hiện trên các đường này và nhân vật chỉ có thể tấn công mục tiêu ở cùng đường với mình. Người chơi có thể tùy ý điều khiển nhân vật nhảy qua nhảy lại giữa các đường theo ý đồ của mình: để tiếp cận một kẻ địch khác đường, để tránh né khi bị bao vây 2 đầu, hoặc chỉ đơn giản là thích nhảy cho vui cũng được.

Các nhân vật trong Code of Princess EX không có quá nhiều tổ hợp nút rối rắm như các game thuộc dòng Warriors của TECMO KOEI, mà hệ thống chiến đấu trong game chỉ gói gọn trong một nút đánh thường, một nút đánh mạnh, một nút tuyệt chiêu, một nút đỡ đòn và một nút né tránh/ lướt. Mỗi nhân vật cũng có thể kích hoạt một trạng thái cường hóa tạm thời để sát thương tăng mạnh trong một thời gian ngắn. Kết hợp với tính năng khóa một mục tiêu, nhân vật trong Code of Princess EX có thể gây đến gấp 4 lần sát thương nếu người chơi cân chỉnh tốt thanh “nộ” và trạng thái cường hóa của mình.[su_quote]nhân vật trong Code of Princess EX có thể gây đến gấp 4 lần sát thương nếu người chơi cân chỉnh tốt thanh “nộ” và trạng thái cường hóa của mình[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Với 6 nhân vật trong phần chơi cốt truyện và hơn 50 nhân vật trong chế độ chơi tự do, có thể nói trải nghiệm của người chơi trong Code of Princess EX hầu như rất đa dạng. Ví dụ với nhân vật chính – công chúa Solange Blanchefleur de Lux, điểm đặc trưng của cô nàng chính là bộ đồ “siêu thiếu vải” và thanh trường kiếm DeLuxcalibur dài hơn cả người, các đòn thế tương đối chậm chạp, bù lại cho cung đánh rộng và sát thương khá khủng. Trong khi đó, nàng siêu trộm Ali Baba với bộ pháp di chuyển cực nhanh và cơ động lại chỉ sở hữu sát thương tầm trung, mặc dù tốc độ ra combo vô cùng thần tốc.

Code of Princess EX cũng pha trộn một chút yếu tố nhập vai khi đưa vào hệ thống lên cấp và chỉ số của nhân vật. Tuy cũng có khá nhiều trang bị ảnh hưởng đến chỉ số, hiệu ứng đòn đánh và kháng tính, chúng chỉ dừng lại ở mức độ “gia vị” khiến Code of Princess EX thú vị hơn, chứ không thiên quá nhiều vào việc bắt người chơi phải tính toán các đường xây dựng nhân vật như trong các game nhập vai thuần túy.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]ĐỒ HỌA BẮT MẮT “CHUẨN HD”[/su_heading]Vốn là một tựa game trên hệ Nintendo 3DS, nhiều người có thể lầm tưởng rằng Code of Princess chỉ có đồ họa ở mức kém. Đây là một nhận định khá sai lầm, khi trên thực tế cấu hình của một chiếc máy Nintendo 3DS khá cao, xấp xỉ hoặc hơn cả PlayStation Vita (phiên bản New 3DS). Vấn đề chính của hệ máy này nằm ở độ phân giải quá thấp (320x240x2), khiến hình ảnh của các game bị hiển thị rỗ hạt pixel nặng nề. Thực tế với tựa game Monster Hunter 3 Ultimate, phiên bản Wii U vẫn dùng chính nền cơ bản từ 3DS chứ không phải làm lại, nhưng vẫn đạt chất lượng HD khủng khi trình chiếu trên màn ảnh lớn.

Sự thật thì đồ họa của Code of Princess ở mức độ rất khá, tuy phiên bản trên PC vẫn mắc phải vấn đề bị pixel-hóa khá nhiều. May mắn thay, phiên bản Code of Princess EX trên Nintendo Switch lại là một phạm trù hoàn toàn khác khi mà Nicalis đã bỏ thời gian gia công thêm rất nhiều, đến mức hầu như làm lại hoàn toàn tựa game với các mô hình 3D (tuy vẫn hiển thị màn hình ngang). Với tư cách là người đã trải nghiệm qua cả 3 phiên bản, người viết thấy rõ rằng Code of Princess EX có một bước tiến rất dài so với bản gốc, có thể xem là một dạng “dậy thì thành công”.Code of Princess EX[su_quote]Nicalis đã bỏ thời gian gia công thêm rất nhiều, đến mức hầu như làm lại hoàn toàn tựa game với các mô hình 3D[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Với tông màu tươi tắn và tạo hình kiểu Anime, Code of Princess EX rất dễ khiến phần đông game thủ hợp cạ – một phần chắc cũng nhờ vào tạo hình “thời trang bãi biển” của nàng công chúa Solange. Thiết kế nhân vật độc đáo cũng là một điểm cộng của Code of Princess EX, khi mà các nhân vật khác như nàng Necromancer ZoZo – suốt ngày cứ đi nhặt xác chết để tự ráp cho mình, hoặc “chị sơ” Helga với thánh ý sáng ngời, quyết tâm truyền giáo bằng cây… dùi cui. Kết hợp tạo hình, tính cách nhân vật cùng các đoạn hội thoại khó đỡ, Code of Princess EX đã tạo thành một tổ hợp hài hòa khá thú vị.

Là một tựa game “beat ‘em up”, có thể nói tâm điểm của Code of Princess EX nằm ở việc phải truyền tải cho được cảm giác đập phá, đánh đấm thật phê. Để làm được điều đó, khâu diễn hoạt (animation) chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ, nếu không muốn nói nó là điểm then chốt kết nối tất cả mọi thứ lại với nhau. Về phần này, Code of Princess EX cũng thực hiện khá ổn thỏa, với các tư thế chiến đấu phù hợp với tạo hình và đặc tính của các nhân vật (xin nhắc lại, Code of Princess EX có đến hơn 50 nhân vật có thể chơi được).[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]Code of Princess EX[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NHỊP ĐỘ CHƠI KHÁ CHẬM[/su_heading]Nhìn chung, Code of Princess EX làm khá tốt phần “mở bài” của mình với một bối cảnh đặc thù, phong cách đồ họa dễ chịu, cùng nhiều thứ lặt vặt khác được đặt đúng chỗ. Tuy vậy, chỗ thất bại to lớn nhất của cả tựa game này, chính là việc nó không làm tốt được phần lẽ ra phải là cái chính của mình: hệ thống chiến đấu. Với một tựa game “beat ‘em up”, cái người chơi trông đợi phải là những pha đấm đá ra trò, phải toát ra được cái bá khí gặp thằng nào gõ đầu thằng đó.

Code of Princess EX đã không thực hiện tốt được phần này, khi mà nhịp độ chiến đấu trong game khá chậm. Kẻ địch ù lì, phản ứng “tù trưởng”, và hầu hết chúng đều không tạo được mối đe dọa nào đáng kể cho người chơi. Bản thân các nhân vật, dù thuộc dạng sát thủ như Ali Baba hoặc kiếm sĩ như Tsukikage, cũng đều có tốc độ di chuyển khá chậm chạp so với chiều dài của một màn chơi. Người chơi sẽ thường xuyên phải “spam” lướt mới có cảm giác di chuyển “đỡ đỡ” được một tẹo.[su_quote]Kẻ địch ù lì, phản ứng “tù trưởng”, và hầu hết chúng đều không tạo được mối đe dọa nào đáng kể cho người chơi[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Ngoài ra, tuy diễn hoạt các động tác chiến đấu được thực hiện khá tốt và phong phú, thế nhưng điểm va chạm của các đòn đánh lại được thể hiện chưa ổn. Trong khá nhiều trường hợp, dù combo rất đều tay nhưng người chơi vẫn sẽ cảm thấy hơi hẫng, kiểu như chém lính trong Dynasty Warriors vậy. Đây là một nhược điểm khá chí mạng đối với một tựa game “beat ‘em up” như Code of Princess EX – vốn cần thiết lắm những pha ra đòn thần tốc cùng các hiệu ứng kết liễu hoành tráng, choáng ngợp.

Sau cùng, tuy là một tựa game dạng hành động thuần túy, thế nhưng Code of Princess EX lại hơi lạm dụng thái quá tính chất “cày cuốc” mà phần nhập vai khá nhỏ trong game mang lại. Tuy nói rằng các chỉ số không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu suất chiến đấu của các nhân vật, thế nhưng người chơi vẫn phải chơi lại màn cũ khá nhiều lần để thăng cấp và kiếm tiền mua trang bị mới. Bởi lẽ, càng về sau độ “trâu bò” của kẻ địch càng tăng, và nếu người chơi chỉ đi tuyến tính thì sớm muộn gì cũng đụng phải những bức tường chỉ số, dù cố gắng đánh tiếp thì vẫn được, nhưng lại gượng ép thành những trận đấu dai dẳng và đôi khi có phần tuyệt vọng.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]

  • Sản xuất: Studio Saizensen
  • Phát hành: Nicalis
  • Thể loại: Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 31/7/2018
  • Hệ máy: Nintendo Switch

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] GAME ĐƯỢC CAPCOM HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ NINTENDO SWITCH[/alert][su_divider]

7.5

Code of Princess EX là một phiên bản làm lại khá xuất sắc của một tựa game cũ đã 7 năm tuổi. Với bối cảnh thú vị, dàn nhân vật độc đáo, cùng nhiều chế độ chơi khác nhau, Code of Princess EX có thể giữ chân những người chơi không quá khó tính trong một thời gian dài. Tuy vẫn còn tồn đọng một vài bất cập cũng hơi “to to”, nhưng chúng cũng không phải là quá khó chấp nhận, và vẫn có thể làm quen dần trong một thời gian ngắn.