BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC PHOSPHOR GAMES HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ừ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn thắc mắc với một câu hỏi đại loại như: “Thế giới này từ đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người sinh ra từ đâu và đi về đâu…”. Rồi cũng chính con người, từ xưa tới nay luôn tự đi tìm cho mình câu trả lời bằng cách khai sinh ra nền “Khoa học vũ trụ”.
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Phosphor Games
- Phát hành: Phosphor Games
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 25/08/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 14.99 USD
- OS: Windows 8
- Processor: Intel Core i5 2.5 Ghz
- Memory: 8 GB RAM
- Graphics: Geforce GTX 660 or equivalent
- DirectX: Version 10
- Hard Drive: 5 GB available space
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Trong những năm tháng tuổi thơ, có lẽ không ít game thủ từng bị mê hoặc bởi những phim tài liệu về đề tài vũ trụ, hay những bộ phim khoa học giả tưởng đầy lý thú và ao ước rằng tương lai mình sẽ trở thành một nhà phi hành gia, vén lên những bí mật ẩn chứa đằng sau vũ trụ tối tăm rộng lớn kia. Đặc biệt, những bộ phim lấy đề tài về không gian gần đây như Gravity, Interstellar lại gây được tiếng vang lớn, tương lai sẽ còn có The Martian… mang đến nhiều góc nhìn đa chiều về vũ trụ sâu thẳm, khiến những game thủ có tầm hồn “phi hành gia” thích thú.
Đó cũng là lý do người viết cảm thấy rất hồ hởi khi đến với Corpse of Discovery, một tựa game mô phỏng lấy đề tài khoa học giả tưởng, đưa người chơi hóa thân và “sống” như một phi hành gia vũ trụ thực thụ, đặt chân đến những vùng đất xa xôi và khám phá những nền văn minh từng sống trong trí tưởng tượng của chính game thủ.
Phát triển bởi một studio độc lập mang tên cũng “khoa học” không kém – Phosphor Games, Corpse of Discovery hứa hẹn sẽ mang đến cho người chơi những trải nghiệm khám phá độc đáo trong vai trò của một phi hành gia của tập đoàn Corps of Discovery, trên hành trình khôi phục lại tất cả các máy máy thăm dò trên các hành tinh xa xôi, chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ bạn mới có quyền trở về quê nhà Trái Đất.
Cuộc sống của một phi hành gia trong Corpse of Discovery có thực sự tuyệt vời như những lời đồn đại, trong sự tưởng tượng và các bộ phim bom tấn về đề tài khoa học vũ trụ hay không? Hãy cùng Vietgame.asia đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Lối chơi nông cạn
Nếu bạn từng xem qua trailer của bộ phim The Martian chuẩn bị ra rạp trong thời gian tới, về cuộc sống của một phi hành gia thất lạc đang cố tìm cách liên lạc với Trái Đất, tìm mọi cách sống sót để trở về quê hương, tự nuôi bản thân bằng cách trồng lương thực, ăn ngủ và duy trì sự sống của mình trên Hỏa Tinh khô cằn, khắc nghiệt bằng một nghị lực phi thường… và mang những “ảo tưởng” này đến với Corpse of Discovery, thì thứ người chơi nhận lại chỉ là một lối chơi nông cạn và hết sức sơ sài.
Nói một cách đơn giản, những tính năng về khám phá, về sinh tồn giữa “rừng thiêng nước độc”, về sự đa dạng sinh học hay các tính năng mô phỏng chỉ là “sự hiểu lầm” khi người chơi… trót tin vào trailer và hình ảnh mà nhà phát triển đưa ra. Và lối chơi của Corpse of Discovery chẳng khác gì một tựa game mô phỏng di chuyển trên một hành tinh có trọng lực thấp nhờ bộ đẩy (jetpack) trên lưng.
[su_quote]Lối chơi của Corpse of Discovery chẳng khác gì một tựa game mô phỏng di chuyển trên một hành tinh có trọng lực thấp nhờ bộ đẩy (jetpack) trên lưng[/su_quote]
Người chơi thức dậy trong một trạm thăm dò địa chất, nhận nhiệm vụ và cứ thế ra ngoài đi từ A-B, đặt một chiếc máy thăm dò và thế là nhiệm vụ kết thúc. Những khoang nuôi trồng lương thực, những phòng thí nghiệm chuyên nghiệp chỉ đóng vai trò như một khung cảnh tĩnh không thể tác động. Cảm giác khi người chơi nhận ra sự thật này chẳng khác gì chính phi hành gia xấu số khi biết được “cú lừa” của tập đoàn Corps of Discovery trong game. Có thể phân tích rõ như sau:
Quảng cáo: “Một trò chơi thăm dò kích thích trí tưởng tượng của người chơi, một cuộc sống cô đơn trong không gian xa xôi, sự mong đợi sai lầm và thất vọng tột cùng khi khám phá sự thật đằng sau các nhiệm vụ của tập đoàn Corps of Discovery”.
Sự thật: Nói thẳng thắng, đây cũng chính là cách mà game gây thất vọng cho người chơi, một sự mong đợi sai lầm nếu tin những lời quảng cáo có cánh giới thiệu game!Quảng cáo: “Khám phá thế giới chưa từng được khám phá, những vùng đất xa lạ rộng lớn đến hàng dặm với hệ sinh thái độc đáo, lạ lẫm và đẹp đẽ ngoài sức tưởng tượng”.
Sự thật: Người chơi sẽ được giao nhiệm vụ chạy từ trạm địa chất đến địa điểm A xa tít mù khơi, sau đó tiếp tục chạy đến B cũng… xa tít mù khơi bằng cách liên tục nhảy và nhảy nhờ bộ jetpack hỗ trợ di chuyển. Còn những hành tinh này có đẹp hay không, người viết xin được đề cập ở mục sau.
[su_quote]Cảm giác khi người chơi nhận ra sự thật này chẳng khác gì chính phi hành gia xấu số lúc biết được “cú lừa” của tập đoàn Corps of Discovery trong game[/su_quote]
Quảng cáo: “Nhập vai vào một phi hành gia với nhiệm vụ điều tra về những dạng sống mới, khám phá về những hệ sinh thái đang sống trên các hành tinh lạ và sống lại những kỷ niệm tuổi thơ trước đây”.
Sự thật: Trạm thăm dò của người chơi có đầy đủ phòng máy tính, phòng thông tin, bếp, khoang nuôi trồng lương thực, phòng thí nghiệm và các phòng giám định điều tra… nhưng tất cả không thể tác động, chúng được xây dựng như một mô hình tĩnh và người chơi chỉ có thể “nhìn” mà thôi. Điều duy nhất bạn có thể làm là tập trung… vác đống thiết bị thăm dò đến các địa điểm đã định sẵn.Quảng cáo: “Môi trường đầy thách thức, hiểm nguy luôn rình rập với sự khắc nghiệt như bức xạ nhiệt của Mặt Trời, những cơn bão cực mạnh hay những “đại dương nham thạch” đang “gào thét”.
Sự thật: Bức xạ nhiệt Mặt Trời? Người chơi chỉ cần nấp vào một bóng râm, chờ hồi phục lớp giáp bảo vệ và lại ra ngoài tiếp tục “nhảy nhót”. Những cơn bão cực mạnh, hiểm họa từ các sinh vật hung dữ? Đừng quan tâm chúng làm gì, vì bạn sẽ chẳng dại dột mà chạy đến gần chúng, mà thực chất thì chúng cũng cách xa bạn hàng trăm dặm. “Đại dương dung nham”? Đã có bộ jetpack cực kì bá đạo, nó sẽ giúp bạn di chuyển qua mọi loại địa hình hiểm trở nhất chỉ bằng một nút bấm.
[su_divider]
Đồ họa lỗi thời, âm thanh tệ hại
Góp phần làm tăng trải nghiệm mô phỏng và khám phá “tuyệt vời” trong quảng cáo của Corpse of Discovery tất nhiên không thể không kể đến sự góp công của nền đồ họa và âm thanh. Như đã đề cập ở trên, bạn sẽ khám phá “những hành tinh chưa ai đặt chân đến, những khung cảnh kỳ vĩ, tuyệt đẹp và rộng lớn đến hàng chục dặm” trong một nền đồ họa chắc cũng cách đây gần… chục năm khiến người chơi ngán ngẩm.
Nền đồ họa của game cực kì xấu xí, đầy răng cưa, không hỗ trợ các tùy chọn đồ họa chi tiết, vân bề mặt thô ráp, mô hình có số lượng đa giác ít ỏi, hiệu ứng “rẻ tiền” và nhất là thiết kế màn chơi sơ sài đến phát ngấy. Các hệ động thực vật trong Corpse of Discovery vô cùng thiếu sinh động, sự có mặt của bạn chỉ như một kẻ vô hình, không thể “dọa” được ngay cả một con thỏ và cỏ cây hoa lá cứ như các bức tranh “xé-dán thủ công” của các em học sinh cấp một. Có chăng điều duy nhất mà người chơi thích thú trong nền đồ họa là cách phối màu nước khá bắt mắt mà thôi.
[su_quote]Các hệ động thực vật trong Corpse of Discovery vô cùng thiếu sinh động, sự có mặt của bạn chỉ như một kẻ vô hình, không thể “dọa” được ngay cả một con thỏ và cỏ cây hoa lá cứ như các bức tranh “xé-dán thủ công” của các em học sinh cấp một[/su_quote]
Chưa hết, để “trả giá” cho một nền đồ họa “hạ cấp” của Corpse of Discovery là một đòi hỏi cấu hình ngoài sức tưởng tượng. Trải nghiệm thực tế trên một PC cấu hình Core i5-2500K và card đồ họa Geforce GTX 970 4GB thì mong muốn khung hình trên 20 FPS trong Corpse of Discovery vẫn là một điều “xa xỉ”. Từ đầu đến cuối, game chỉ “lê lết” ở mức trên dưới 10 FPS ngay cả ở những màn chơi “đồng không mông quạnh”. Với mức khung hình này, di chuyển bằng jetpack đã là một sự thách thức tột độ, cho nên người chơi cũng nên quên việc khám phá đi là vừa.
Khác với ấn tượng “kinh hoàng” mà đồ họa Corpse of Discovery mang đến, mảng âm thanh của game… chẳng có gì đáng để bàn luận. Âm thanh của game gồm có: những đoạn thu âm giao nhiệm vụ vô hồn, tiếng “bụp bụp” của bộ jepack và khả năng “lải nhải” bậc thầy của một con robot phụ trợ mang tên AVA thích choáng tầm nhìn của người chơi. Không nhạc nền, sinh vật trên các hành tinh gần như “vừa câm vừa điếc”, tiếng “bụp bụp” lặp đi lặp lại và một con robot mô phỏng “máy tụng kinh”… bạn còn muốn biết gì thêm về mảng âm thanh của game nữa không?
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://phosphorgames.com/blog/games/corpse-of-discovery/”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/pages/Phosphor-Games/100189133367389″][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://twitter.com/phosphorgames”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/297720″][/su_icon_panel]
[su_divider]