Skip to content

The Crew – Đánh Giá Game

The Crew - Đánh Giá Game

The Crew – Phát triển một game đua xe thế giới mở đã từ lâu trở thành một trong những thử thách khó nhất cho bất kì nhà làm game nào.

Rất ít trong số đó đã thành công, thế nhưng trong thập kỷ qua, đã có những tựa game đình đám “trỗi dậy” và tạo ra được dấu ấn riêng cho mình, điển hình là Need For Speed: Most WantedBurnout Paradise.

Lấy trọng tâm là đua xe trong một thế giới mở, thế nhưng cả hai tựa game lại đi theo hai phong cách khác nhau và đều thành công rực rỡ.

Thế nhưng ít ai ngờ rằng sự thành công đó lại chứa đựng “tác dụng phụ kinh hoàng”, khi nó đã tạo ra một tầm ảnh hưởng quá lớn đối với người làm game cũng như chơi game.

Kết quả là hàng tá các tựa game đua xe khác được phát triển dựa trên công thức thành công của Need For Speed: Most WantedBurnout Paradise.

Các sản phẩm “nhai lại” này vận dụng rất ít sự sáng tạo và đổi mới, khiến cho chúng rất nhàm chán để cuối cùng dẫn tới sự thất bại hoàn toàn định trước.

The Crew là một trong số những game đó.

Cũng giống như các tựa game “thế hệ tiếp theo” gần đây của Ubisoft, như Assassin’s Creed Unity hay Far Cry 4The Crew hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm mới, hoành tráng và hấp dẫn hơn cho thể loại game đua xe.

Thế sau hàng chục tiếng đồng hồ “phượt” qua nước Mỹ rộng lớn, The Crew đã “thành công” trong việc đem đến một trải nghiệm đầy sự bực tức, thất vọng và hời hợt…

  •  

BẠN SẼ GHÉT

crew (2)

Đồ họa lỗi thời

Trong lần chơi thử phiên bản thử nghiệm trước đây của The Crew, người viết đã bị choáng ngợp bởi sự rộng lớn của thế giới trong game mà bỏ qua một điểm “chết người”: sự thiếu chi tiết trong đồ họa.

Cho tới nay, sau hơn ba lần thử nghiệm và nhà phát triển cũng đã nhận được hàng tá đánh giá từ người chơi, phiên bản chính thức của The Crew vẫn chả có chút cải thiện nào ở mặt đồ họa.

Mang danh là game đua xe của thế hệ game “next-gen”, thế nhưng độ chi tiết của các siêu xe cũng như màn chơi của The Crew cực kỳ nghèo nàn khi so với các tựa game cùng thể loại như Forza Horizon 2 hay thậm chí là Gran Turismo 6.[su_quote]Mang danh là game đua xe của thế hệ game “next-gen”, thế nhưng độ chi tiết của các siêu xe cũng như màn chơi cực kỳ nghèo nàn khi so với các tựa game cùng thể loại[/su_quote]crew (5)Độ thiếu chi tiết trong hình ảnh và mô hình xe của The Crew bộc lộ rõ nhất khi chiếc xe bị đâm “tan nát”. Đằng sau vỏ bọc hiện đại của những chiếc xe bóng bẩy là các khối vuông vức, với thiết kế rất sơ sài, được phủ màu tối để người chơi không để ý tới.

“Ấn tượng” nhất có lẽ là lúc ống xả của xe gần như rớt ra khỏi xe, được… vẽ “đè” lên đuôi xe thay vì là một bộ phận tách biệt…

Đỉnh điểm của “sự lười biếng” trong việc thiết kế xe nằm ở phần hư hại cỡ nhỏ và trung, xe trong The Crew được thiết kế để biến dạng ở các vùng nhất định. Để kiểm chứng cho điều này thì bạn có thể đua với cảnh sát.

Mặc dù bị tông ở rất nhiều góc độ khác nhau thế nhưng phần đuôi xe chỉ biến dạng theo hai kiểu: chuẩn bị rời ra hoặc móp vào ở giữa. Ở phần này thì The Crew còn thua cả… Grand Theft Auto V đã ra mắt trước đây trên hệ console cũ (PS3, XBox360), chứ đừng nói gì đến các tựa game đua xe đình đám khác.crew (3)Màn chơi trong The Crew tuy lớn và đa dạng, thế nhưng chúng lại khá kém chi tiết. Có thể tạm chấp nhận rằng, quy mô thế giới trong The Crew quá đồ sộ để có thể chăm chút tỉ mỉ từng m².

Người viết cũng đồng ý rằng: các nhà phát triển sẽ phải ưu tiên tập trung thiết kế cho các thành phố, địa danh nổi tiếng nơi mà các cuộc đua sẽ diễn ra thường xuyên. Thế nhưng chính trong các thành phố, địa danh nổi tiếng đó, người chơi hoàn toàn có thể tìm ra sự cẩu thả trong thiết kế của nhà phát triển.

Điển hình như các con hẻm nhỏ, những góc khuất nơi mà rất ít các tay đua đi qua (mà có đi qua thì cũng chả có thời gian chú ý) khi mà họ đang trong một cuộc đua gay cấn. Bạn sẽ tìm thấy vô số các thiết kế lặp lại của tường nhà, cửa sổ, v.v. rất nhiều trong số chúng được thiết kế sơ sài và lỗi thời.

Khuyết điểm này càng trở nên tồi tệ hơn khi người chơi phóng ra vùng ngoại ô. [su_divider]

A.I “thiếu muối”Vẫn tiếp nối “truyền thống” của Ubisoft, hệ thống A.I (trí thông minh nhân tạo, gọi nôm na là “đối thủ máy”) trong The Crew đã nhiều lần khiến cho người viết phải “vò đầu bứt tóc”.

Điểm “đau đầu” đầu tiên xin chính là sự “bá đạo” của hệ thống A.I trong The Crew. Trước khi đi vào vấn đề này, người viết xin được nói sơ qua về cơ cấu cấp độ trong The Crew: Bằng cách giành chiến thắng trong các cuộc đua, người chơi sẽ được thưởng các bộ phận dùng để nâng cấp xe, bộ phận càng tốt thì nó sẽ giúp bạn lên cấp cho xe càng cao.

Thế nhưng cấp độ xe của bạn sẽ… chả có nghĩa lý gì trong những màn chơi đơn. Mặc dù chiếc xế của bạn hơn gần 10 cấp độ, thế nhưng đối thủ máy vẫn có thể thản nhiên tăng tốc, vượt mặt, ôm cua và cho bạn “hít khói”.

Chúng sẽ cố tình giảm tốc lại nếu như bạn bị bỏ quá xa để tạo “cảm giác gay cấn” cho cuộc đua.[su_quote]Vẫn tiếp nối “truyền thống” của Ubisoft, hệ thống A.I trong The Crew đã nhiều lần khiến cho người viết phải “vò đầu bứt tóc”[/su_quote]Bên cạnh đó, A.I trong The Crew còn có khả năng… thay đổi vật lý cũng như dịch chuyển tức thời! Nói ngắn gọn rằng: A.I sẽ làm mọi thứ để bạn không vượt ra khỏi tầm kiểm soát và khiến cho các cuộc đua trong The Crew trở nên… sôi động hơn. [su_divider] crew (4)

Lối chơi thiếu tinh tế, hệ thống kinh tế vô dụngThe Crew cũng vấp phải nhược điểm “chí mạng” trong lối chơi cùng với một hệ thống kinh tế khá vô dụng.Sau hơn 3 lần thử nghiệm, tưởng chừng như Ubisoft sẽ lắng nghe ý kiến từ người chơi và đưa ra các điều chỉnh hợp lý cho The Crew. Thế nhưng phiên bản chính thức của The Crew gần như không khác gì so với bản thử nghiệm đầu tiên.

Nếu bạn chỉ muốn đua một mình thì toàn bộ hệ thống cấp độ và thưởng trong The Crew sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa do sự “bá đạo” của A.I. Chưa dừng lại ở đó, hệ thống cấp độ trong The Crew cũng chứa đựng rất nhiều điểm bất hợp lý.

Để tăng cấp cho xe của mình, bạn sẽ phải hoàn thành các cuộc đua để kiếm các bộ phận nâng cấp. Tùy vào thời gian hoàn thành mà The Crew sẽ trao cho bạn danh hiệu: bạch kim, vàng , bạc và đồng. Mỗi danh hiệu sẽ kèm theo các bộ phận với chất lượng khác nhau.Điều đáng nói ở đây là The Crew sẽ không hề “quan tâm” đến việc bạn đua như thế nào. Đây là một điểm cực kỳ vô lý trong một game đua xe đường phố: do đặc điểm môi trường thế giới mở với lượng giao thông và đường đua thay đổi liên tục, game không thể căn cứ vào thời gian mà đánh giá rằng một tay đua giỏi hay dở được.[su_quote]The Crew cũng không hề quan tâm nếu bạn đua về nhất hay bét, chỉ cần bạn vượt thời gian[/su_quote]Cùng một con đường mà bạn phải đua vào giờ cao điểm thì làm sao nhanh bằng một người khác đua con đường đó lúc nửa đêm?

Chưa hết, The Crew cũng không hề quan tâm nếu bạn đua về nhất hay bét, chỉ cần bạn vượt thời gian là sẽ được huy chương, do đó việc đứng nhất nhì trong các cuộc đua tay đôi với những người chơi khác trở nên cực kỳ vô dụng.

Ngoài ra, sự khác biệt giữa danh hiệu nên chất lượng các phụ tùng được thưởng cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu như xe của bạn được trang bị toàn các phụ tùng bạc thì hãy quên đi ý tưởng đua với những tay đua vàng. Do đó, The Crew buộc người chơi phải đua lại các vòng chơi mặc dù bạn đã về nhất!Sau hàng tiếng đồng hồ thực hiện lại các vòng đua để trang bị cho “chiến mã” của mình, người chơi sẽ nhận ra rằng một số tay đua khác chỉ cần… nạp tiền vào và mua các phụ tùng đó “trong một nốt nhạc”, khiến cho The Crew vô hình chung trở thành cuộc đua của những “đại gia”.

Một lối chơi sặc mùi “chi tiền để thắng” (Pay-to-win) thường thấy trong các game trực tuyến miễn phí (F2P) đầy rẫy hiện nay.crew (6)Người viết có thể cam đoan rằng, với hệ thống kinh tế “dở hơi” của The Crew thì cách duy nhất để mua được nhiều loại xe mà không phải “cày” hàng chục tiếng đồng hồ thi đấu với người chơi khác qua mạng là… nạp tiền thật vào game để mua “Crew Credit” – đơn vị tiền tệ thứ hai trong game.

Với những ai may mắn đặt mua trước phiên bản đặc biệt đắt tiền, họ sẽ được thưởng thêm 5 chiếc xe khác, nhưng thực sự chúng vẫn “chả bỏ dính răng”.

Để có thể mua được chiếc xe thứ 7, bạn sẽ phải tốn một khoảng tiền khổng lồ trong The Crew, thứ mà sau hàng chục tiếng đồng hồ người viết vẫn không thể nào kiếm đủ. Càng về cuối game, số tiền cần để mua xe bắt đầu cao một cách bất hợp lý, kể cả với 100,000 Crew Credit (được thưởng duy nhất một lần trong The Crew).

Bên cạnh việc mua xe thì tiền kiếm được trong The Crew sẽ không phục vụ mục đích nào khác ngoài… trang trí xe!Nếu đã coi qua đoạn phim quảng cáo đầy hứa hẹn của The Crew, thì người viết tin rằng rất nhiều bạn đọc đã mong chờ khả năng nâng cấp đầy hứa hẹn của game.

Thế nhưng The Crew lại tiếp tục gây thất vọng khi hệ thống nâng cấp lại hết sức đơn giản.

Chỉ với vài nút bấm, bạn đã có thể tùy chỉnh chiếc xe của mình theo nhiều kiểu, thậm chí The Crew còn chỉ rõ ra là bạn phải làm gì.

Cơ chế nâng cấp hoạt động dựa theo cấp độ của phụ tùng, cấp độ càng cao thì bạn cứ thế mà “ném vào”, chả cần suy nghĩ gì cho mệt.

Thay vì ít nhất thì cũng cho người chơi có thể tùy chỉnh một số thông số cơ bản của xe khi đua ở các địa hình khác nhau như dòng game Dirtthì The Crew bắt tất cả mọi người phải đi theo thông số chung do game đặt ra trước, hơn thua nhau chỉ ở cấp độ của phụ tùng. [su_divider] crew (1)[su_quote]nếu người chơi bị mất tín hiệu, dù chỉ một giây thôi, thay vì tiếp tục màn đua thì game sẽ thoát ra màn hình chính và người chơi sẽ buộc phải đua lại từ đầu[/su_quote]

Hệ thống mạng “dở hơi”Có lẽ, vấn đề nghiêm trọng nhất của The Crew chính là hệ thống mạng của game.

Chỉ trong 5 tiếng đầu tiên, người viết đã phải ngậm ngùi chơi lại khá nhiều các vòng đua do tình hình mạng chập chờn của game. The Crew yêu cầu người chơi luôn luôn phải kết nối với internet và nếu bị mất tín hiệu, dù chỉ một giây thôi, thay vì tiếp tục màn đua thì game sẽ thoát ra màn hình chính và người chơi sẽ buộc phải đua lại từ đầu.

Mọi việc còn tệ hơn khi người viết cố gắng tìm những người chơi khác để đua kiếm tiền.

Nếu may mắn sau hơn… 15 phút ngồi đợi, bạn sẽ phải tiếp tục đối diện với hiện tượng lag khi đua xe. Xe cộ trên đường tự động… biến mất hay xuất hiện, hay xe của người chơi khác “dịch chuyển tức thời” đều là những hiện tượng bình thường như “cơm bữa”!

Chất lượng mạng kém và việc phải kết nối liên tục, khiến cho người chơi ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt là trong “mùa đứt cáp” hiện tại. 


Cốt truyện chỉ “cho có”

Không chỉ thêm vào một cốt truyện để cho có, The Crew còn tiến thêm một bậc là “mượn” luôn cốt truyện từ những tựa game như Need For Speed: Most Wanted (bản gốc phát hành năm 2005) và Need For Speed: Undercover về rồi “hí hoáy” một chút.

Người chơi sẽ vào vai Alex, một trong những tay đua số một của đội đua xe phạm pháp 5.10.

Trong một lần đưa người anh Dayton (và cũng là trưởng đội) đi giao dịch, hai anh em họ bị một thành viên trong đội phản bội. Dayton bị bắn chết và Alex đi tù.

5 năm sau, Alex được F.B.I tiếp cận với lời mời vào đội trọng án điều tra về 5.10. Từ đó Alex bắt đầu len lỏi vào hàng ngũ của 5.10 để tìm ra bằng chứng để đưa kẻ sát hại anh trai mình ra trước vòng pháp luật.

Xuyên suốt The Crew, bạn sẽ phải “thưởng thức” một cốt truyện rất nhàm chán, nhiều lúc khiến cho người chơi phải “mệt mỏi” lắng nghe các nhân vật trong game “lải nhải” về câu chuyện của họ một cách vô hồn…

Việc đưa vào một cốt truyện sơ sài đến cẩu thả vào trong game, vô tình khiến cho trải nghiệm của The Crew trở nên tệ hại đi rất nhiều

Chưa hết, các nhân vật trong The Crew đều không hề tạo ra bất dấu ấn nào cho mình. Xuất hiện qua những đoạn phim cắt cảnh và rồi sau đó là những tấm hình 3D cực kỳ thô kệt giữa cuộc đua.

Việc đưa vào một cốt truyện sơ sài đến cẩu thả vào trong game, vô tình khiến cho trải nghiệm của The Crew trở nên tệ hại đi rất nhiều.


GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI UBISOFT – CHƠI TRÊN HỆ PS4

6.5

Trong bộ ba game đón đầu hệ máy console mới của Ubisoft, thì có lẽ The Crew là cái tên gây thất vọng nhiều nhất. Tuy nhận được sự giúp sức từ bốn studio, thế nhưng trải nghiệm mà The Crew mang lại cho người chơi quá nửa vời, cùng với quá nhiều "trái đắng" bên trong lối chơi và các vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng.
Ivory Tower và Ubisoft sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa nếu muốn sở hữu chỗ đứng trong thể loại đua xe, nhất là khi họ đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các đối thủ đáng gờm hơn rất nhiều.