Darksiders Genesis – Bỏ biết bao công sức, cùng với sự mong ngóng của giới mộ điệu, Nordic Games đã thành công trong việc cứu lấy một trong những dòng game vô cùng nổi tiếng là Darksiders khỏi “nấm mồ” mang tên THQ.
Tuy nhiên, sự trở lại của Darksiders III hồi đầu năm nay lại dấy lên một sự lo ngại rằng Darksiders sẽ lại bị “dìm chết” lần nữa bởi chính nhà phát hành đã cứu vớt dòng game này?
Câu trả lời cho câu hỏi trên có vẻ còn quá sớm để nhận định bởi THQ Nordic (Nordic Games đổi tên) vẫn chưa cam chịu thất bại, họ còn quá nhiều dự định với Darksiders và quyết tâm “Make Darksiders Great Again”.
Darksiders Genesis – một phiên bản tiền truyện vén màn lên khởi nguyên của sự hỗn mang xảy đến trong ngày tận thế ở phiên bản Darksiders đầu tiên, chính là phát súng thể hiện cho quyết tâm đó.
Tuy nhiên, Darksiders Genesis không là một phiên bản “được đánh số” như các bản Darksiders trước đây, vậy nên THQ Nordic và Airship Syndicate đã chọn một cách tiếp cận hoàn toàn mới – Shoot ‘em Up!
Shoot ‘em Up là một thể loại hành động cuồn loạn và nặng yếu tố sống còn, nhưng số lượng đầu game thuộc thể loại này đang ngày càng khan hiếm.
Vậy con đường mà Darksiders Genesis đang đi có quá chông gai hay không? – Vietgame.asia và bạn đồng hành cùng Strife và War để trả lời cho câu hỏi này.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
MỘT DARKSIDERS HOÀN TOÀN MỚI
Có lẽ với fan của Darksiders, Darksiders Genesis ban đầu sẽ rất khó tiếp cận bởi sự thay đổi hoàn toàn trong lối hành động của game. Thay vì một góc nhìn cận cảnh và điện ảnh như các phiên bản tiền nhiệm, góc nhìn isometric từ trên xuống nói thật là tương đối bỡ ngỡ, đặc biệt là khi nhà sản xuất quyết định giữ lại hết hệ thống nút điều khiển tương tự như các phiên bản trước.
Cho dù bạn chọn chơi Strife với khả năng tấn công từ xa bằng súng và biến Darksiders Genesis trở thành một tựa Shoot ‘em Up truyền thống, thì Darksiders Genesis vẫn khó làm quen hơn so với các game cùng thể loại khác. Nhưng sau khi làm chủ được chiếc tay cầm (khoảng 1/3 game), lấy lại cảm giác và sát cánh cùng một người bạn trong vai War, cuộc dã chiến trong Darksiders Genesis sẽ khiến lượng adrenaline trong máu bạn tăng đột biến!
War trở lại đúng như cái cách mà anh gây ấn tượng với game thủ trong phiên bản Darksiders đầu tiên: một gã lì lợm, ít nói và dễ dàng băm nát cả chiến trường bằng thanh Chaoseater một khi đã “sôi máu”.
Những combo quen thuộc cùng với thanh Chaoseater cũng được thể hiện lại gần như y chang Darksiders gốc. Những pha bổ kiếm nặng trịch và đầy sức mạnh, phong cách đánh đấm thực dụng và thận trọng, ra đòn hoặc phản đòn trong tích tắc – một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng về nếu bạn muốn “cân” Darksiders Genesis ở độ khó cao nhất.
Trong mọi trận chiến, War như một cỗ xe tăng ùn ùn lủi hết cả kẻ thù cản đường anh, nhưng Strife thì khác, Strife sẽ “nói chuyện” bằng hai họng súng Mercy và Redemption. Strife không chỉ trái ngược hoàn toàn với War không chỉ về tính cách mà cả ở phong cách chiến đấu.
Lấy khoảng cách làm ưu thế, Strife kiểm soát thế trận ở diện tích rộng và di chuyển cực kỳ nhanh gọn lẹ, điều này lý giải cho góc nhìn rất cao trong game. Điều khiến anh trở thành nỗi khiếp sự trên chiến trường chính là khả năng sử dụng hai khẩu súng với nhiều loại đạn có sức công phá mạnh mẽ. Từ điện, laser, đến đại bác… Có tất cả tới 7 loại đạn khác nhau mà Strife có thể sử dụng. Đùa với Strife thì xác định mồm toe như bông.
Cũng nhờ hai phong cách chiến đấu khác nhau, bảo Darksiders Genesis là một tựa game Shoot ‘em Up thì có lẽ cũng là sai. Với Strife, phong cách bắn súng góc nhìn trên cao cổ điển chắc chắn là một làn gió vừa quen thuộc vừa mới lạ. Nhưng đến với War, lối chơi nhanh chóng trở lại phong cách nhập vai hành động thuần túy hack-n-slash như Diablo III hay Path of Exile.
[su_quote]sau khi làm chủ được chiếc tay cầm (khoảng 1/3 game), lấy lại cảm giác và sát cánh cùng một người bạn trong vai War, cuộc dã chiến trong Darksiders Genesis sẽ khiến lượng adrenaline trong máu bạn tăng đột biến![/su_quote]Những trận chiến trong game cũng nhờ vậy mà đa dạng hơn, hấp dẫn hơn với hai phong cách chiến đấu luân phiên thay đổi, tùy vào từng trường hợp mà người chơi nên chọn cách đối phó bằng Strife hay War. Tất nhiên, Darksiders Genesis thiết kế là để hướng đến lối chơi co-op, vậy nên lý tưởng nhất vẫn là cùng một người quần thảo khắp mọi mặt trận nhỉ?
Trên thực tế, phần chơi co-op mới chính là linh hồn của Darksiders Genesis, và đáng khen là Airship Syndicate đã làm khá tốt điều này. Không chỉ những trận chiến vô tiền khoáng hậu được truyền tải hết sức mãn nhãn và đã tay, mà đến những câu đố đôi khi cũng đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của cả hai người chơi dù số lượng không nhiều.
Vai trò của từng người chơi trong nhiều ngữ cảnh được phân chia rất cụ thể dựa vào những kỹ năng mà Strife hay War được trang bị, và nhờ đó hành trình luôn giữ được sự gắn kết của cả hai người chơi.
Đặc biệt, Darksiders Genesis còn hỗ trợ co-op trên cùng một máy bằng cách chia đôi màn hình như dòng game Lego từng rất thành công. Còn nếu chọn cách một mình một ngựa chinh chiến trên con đường solo, thì cũng chẳng sao, War và Strife có thể hoán đổi vị trí một cách liên tục như cách “bộ ba hoàn cảnh” trong dòng game Trine từng làm.
Chưa dừng lại ở đó, mỗi màn chơi trong Darksiders Genesis cũng ẩn chứa rất nhiều bí ẩn chỉ có thể được mở khóa khi nhân vật có được những kỹ năng cần thiết ở những màn chơi sau, sau đó quay ngược trở lại các màn chơi trước để khám phá chúng.
Điều này khiến game có giá trị chơi lại rất cao, nhất là với những người chơi thích cày cuốc thành thích cũng như sưu tập hết tất cả những trophy trong game.
Bằng cách tiêu diệt kẻ địch và thu thập “thủ cấp” của kẻ thù, sức mạnh và các chỉ số của cả War và Strife sẽ được cải thiện dần. Chiến lợi phẩm là những Creature Core sẽ được sử dụng để “khảm” vào cây chỉ số theo nhiều “đường build” khác nhau do các Creature Core được chia làm 3 dạng nâng cấp khác nhau gồm: Sức tấn công, Độ cuồng nộ và Sức khỏe.
Hệ thống nâng cấp bằng Creature Core của Darksiders Genesis không hề đơn giản mà có những ảnh hưởng rất cụ thể với nhiều cách xây dựng, phối hợp các core lại với nhau. Các Creature Core có thể có được thông qua động tác “xử tử” kẻ thù quen thuộc.
Và thế là game thủ lại có thêm một phần bận bịu mày mò lẫn cày bừa trong đấu trường!
Với nhiều thiết kế mới trong lối chơi, mạnh dạn đổi mới cả về thể loại, vậy thì Darksiders Genesis có đánh mất bản sắc mà các phiên bản trước gầy dựng hay không?
KHÔNG! – Cái cốt lõi của Darksiders là hành động kết hợp phiêu lưu giải đố vẫn cuồn cuộn trong toàn bộ Darksiders Genesis, vẫn là những màn chơi được thiết kế đa dạng và lắc léo, những câu đố thông minh và lối chơi hành động góc nhìn mới sẽ không hề ảnh hưởng đến trải nghiệm chung của dòng game Darksiders.
Game cũng không hề dễ đến mức chỉ vào và xả súng, mà nó đủ khó để bạn phải “sốt vó” khi bị hàng đàn đàn quái vật dồn vào chân tường, hoặc luống cuống thay đổi nhân vật, kích hoạt chiêu thức khi bị bủa vây tứ phía.
STRIFE – GÃ LẮM MỒM?
Có một điều mà có lẽ nhiều người “sớm” hiểu nhầm khi trailer giới thiệu Strife được tung ra. Theo đó, Strife trông giống như được xây dựng trên hình tượng của Dead Pool, có sự hài hước và một chút bẩn bựa trong phong cách “tiếp chuyện” của mình.
Tuy nhiên, một khi đồng hành cùng Strife và War trong Darksiders Genesis, bạn lại nhận ra rằng Strife không hề được xây dựng dựa trên các hình tượng nói trên. Thân là một trong tứ kỵ sĩ mạnh bậc nhất vũ trụ, nhận lấy sứ mệnh quét sạch mọi thế lực đe dọa đế sự cân bằng chung thì bản thân Strife vẫn có thừa sự nghiêm nghị cần thiết như Death hay War.
Bù lại, trái với sự lầm lì và thiếu kiềm chế của War, hay tính cánh ngang tàng và kêu căng của Fury, Strife giống một… “cây hài” hơn cả. Các câu nói bông đùa, giải tỏa không khí nặng nề và khả năng đem mọi thứ ra đùa là điều mà Strife gây ấn tượng với người viết.
Strife không lố bịch quá trớn như Dead Pool, không ngớ ngẩn như Star Lords, anh là một sự kết hợp hài họa giữa sự thông minh, thông thái và một chút tinh nghịch và thích pha trò trong mọi tình huống.
Kể cả khi cận kề cái chết, người chơi thì căng như dây đàn, còn ảnh vẫn đủ sự hài hước để buông một câu trêu đùa đại loai như: “Trời đ*, máu văng hết cả lên giày của bố mày rồi!”.
Hơi đáng tiếc, Darksiders Genesis có lẽ chưa phải là phiên bản dành riêng cho Strife, nên đôi lúc cảm giác cá tính của anh bị nhà sản xuất chưa truyền tải hết. Số lượng câu thoại cho Strife cứ tưởng sẽ nhiều nhưng thực tế lại chẳng hơn War là bao.
Dù vậy, những câu cà khịa của Strife vẫn đủ để lần đầu tiên người chơi sẽ thấy được nụ cười của… War, vừa là bước “debut” tốt trước khi chính thức chào sân trong “Darksiders IIII” trong tương lai.
Sự kết hợp giữa bộ đôi War nghiêm túc và Strife hài hước cũng là một sự sắp đặt thú vị của Darksiders Genesis. Hai con người với hai tính cách đối lập, hai trường phái giao chiến hoàn toàn khác nhau, hai lối suy nghĩ lệch quẻ nhưng lại mang đến màn phối hợp khá tuyệt vời khi được thổi hồn rất tròn vai bởi Liam O’Brien (War) và Chris Jai Alex (Strife).
Tuyệt vời hơn cả, cha đẻ của những tạo hình cực ngầu của War, Death và cả dòng game Darksiders – họa sĩ Joe Madureira đã được Airship Syndicate hợp tác trở lại.
Và thế là phần hình ảnh của Darksider Genesis quả thực không có gì đáng để chê bai. Từ tạo hình những con trùm siêu ngầu, cho đến những khung cảnh kỳ vỹ nhất đều được thể hiện một cách ấn tượng!
Âm nhạc trong Darksiders Genesis cũng là một điểm nhấn ấn tượng hơn hẳn Darksiders III nhạt nhòa ra mắt hồi đầu năm. Những bản nhạc được đầu tư nhiều về giai điệu, cung bậc trải dài khắp 16 chương mà không hề trùng lặp.
Những trận chiến nhờ phần nhạc nền cuốn hút càng thêm phần hấp dẫn, và những phần giải đố cũng đủ giúp người chơi thoải mái tận hưởng, cũng như hiểu hơn về bối cảnh trong màn chơi đó chỉ dựa vào âm nhạc.
[su_quote]Strife không lố bịch quá trớn như Dead Pool, không ngớ ngẩn như Star Lords, anh là một sự kết hợp hài họa giữa sự thông minh, thông thái và một chút tinh nghịch và thích pha trò trong mọi tình huống.[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
CHƠI ĐƠN THIẾU LỬA
Do được thiết kế để hướng đến cách chơi phối hợp, nên game có vẻ như không thể giữ được sự hấp dẫn cho mục chơi solo tới cả nữa đầu game.
Đôi khi, hành trình đơn độc trong Darksiders Genesis trở nên tẻ nhạt và thiếu sự máu lửa bởi người chơi phải loay hoay xoay sở hoán đổi giữa War và Strife, mà thèm lắm một người bạn có thể giúp mình một tay trong cuộc chiến cam go này. Nếu Airship Syndicate bố trí một AI để đồng hành cùng người chơi thì có lẽ sẽ đỡ hơn phần nào.
Dù nói vậy, nhưng không hẳn chế độ chơi đơn của Darksiders Genesis tẻ nhạt từ đầu tới cuối, chỉ là bạn nên có một người bạn chơi cùng để cảm nhận game một cách trọn vẹn nhất.
Thông thường, những tựa game hành động góc nhìn từ trên cao sẽ nhấn nhiều hơn vào nhịp độ hành động, đưa người chơi đi hết những trận chiến này đến trận chiến khác với hằng sa số quái vật không ngơi nghỉ.
Nhưng Darksiders Genesis lại không thể kéo dài được ngọn lửa chiến đấu trong người chơi bởi số lượng đối thủ phải nói là quá ít. Nó chưa đủ đã để khiến người chơi phải chiến đấu hết mình giữa vòng vây. Ít nhất là 10 chương đầu.
Ngược lại, nếu nghĩ rằng yếu tố giải đố đã khiến nhịp độ game giảm xuống đáng kể thì cũng không đúng bởi thực tế có thể lồng ghép nhiều trường đoạn hành động ngay trong quá trình di chuyển.
Darksiders Genesis thiết kế khá tệ ở chỗ người chơi đi từ A đến B, thì chỉ diệt quái ở B, sau đó di chuyển đến C giải đố, rồi mới đến D để diệt quái tiếp, mà trên quãng đường từ B-C hay C-D không hề gặp một đối thủ nào. Hành trình này lặp đi lặp lại ở hầu hết các màn chơi, may ra chỉ có các màn dành riêng cho đấu trùm thì mới thật sự thõa mãn mà thôi.
Ngoài vấn đề lớn về mặt con người và thiết kế nói trên, Darksiders Genesis cũng không thoát khỏi một vài lỗi khó chịu ảnh hưởng tương đối nhiều đến cảm nhận chung. Trong đó bực nhất phải kể đến hệ thống bố trí nút điều khiển giống với các phiên bản cũ, mất rất nhiều thời gian để làm quen.
Kể cả khi đã quen, thì tình trạng đôi khi bấm nhầm nút, quên nút cũng diễn ra như cơm bữa bởi nó quá rắc rối và thiếu sự tối ưu cho những thể loại cần sự xoay sở nhiều như Shoot ‘em Up.
Bên cạnh đó, khó chịu bậc nhì chính là góc camera của game. Một khi chọn cách thiết kế game với góc nhìn isometric 3D nghĩa là mọi cảm nhận về chiều sâu không gian xa gần không còn thì việc thực hiện những pha di chuyển, bay nhảy vượt chướng ngại vật hay giải một số câu đố của game chẳng khác gì cực hình, bởi khả năng định hướng bằng thị giác của bạn không còn tác dụng nữa.
[su_quote]Nhưng Darksiders Genesis lại không thể kéo dài được ngọn lửa chiến đấu trong người chơi bởi số lượng đối thủ phải nói là quá ít. Nó chưa đủ đã để khiến người chơi phải chiến đấu hết mình giữa vòng vây.[/su_quote]Một số trường đoạn, mà theo như bạn thấy là rõ mình có thể đáp cánh xuống được vị trí đó, nhưng kỳ thực thì bạn lại trượt chân lọt hố. Hoặc như bạn nhắm rất kỹ cái cột, chạy đến và tung một cú bật người thật mạnh với niềm tin là mình có thể bám lấy nó, nhưng đáng tiếc là cái cột nó lại nằm ở một vị trí khác, chỉ là bạn bị đánh lừa thị giác mà thôi. Cảm giác người chơi lúc đó dám chắc là cực cay cú.
Không chỉ bị góc đặt camera làm khó, người chơi còn bị chính môi trường trong game làm khó. Khi nhân vật đi vào một số khu vực thấp trũng, hoặc nằm giữa các công trình lớn thì chắc chắn sẽ bị cái gì đó che khuất tầm nhìn.
Thay vì làm mờ chướng ngại, Darksiders Genesis lại chọn cách… hiện hình bóng nhân vật (silhouette) thay vì cho địa hình xung quanh mờ đi. Kết quả là khi lỡ bị quái dồn vào góc khuất, thì bạn gần như… đui mù hoàn toàn, chẳng thể nhận biết bố con thằng nào đang đánh mình.
Cuối cùng, Darksiders Genesis vẫn còn rất, rất nhiều lỗi vụn vặt dù không ảnh hưởng đến trải nghiệm quá nhiều.
Có thể kể đến như lỗi hình ảnh “chồng hình” khi động tác của người chơi quá nhanh, lỗi bay mà không có cánh, lỗi kẹt nhiệm vụ, AI bỗng dưng đực mặt ra chịu đòn, lỗi kẻ thù biến mất một cách bí ẩn…
Tất cả góp phần khiến game trở nên kém hoàn thiện. Airship Syndicate có vẻ quá vội vàng ra mắt game mà thiếu sự chăm chút cần có.
THÔNG TIN
- Sản xuất: Airship Syndicate
- Phát hành: THQ Nordic
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 05/12/2019
- Hệ máy: PC, Xbox One, PS4, Nintendo Switch
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows (64bits only) 7 / 8 / 8.1 / 10
- CPU: AMD FX-8320/Intel i5-4690K
- RAM: 4 GB
- VGA: NVIDIA GeForce GTX 960
- HDD: 15 GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10
- CPU: AMD Ryzen 5 3600X
- RAM: 32 GB
- VGA: AMD VEGA 56 Red Devil
- SSD: 250GB
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI THQ NORDIC
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- GSC Game World sẽ cập nhật 3 phần STALKER gốc! – Tin Game
- Team Fortress 2 ra tập truyện cuối cùng… sau gần 8 năm! – Tin Game
- 11 Bit Studios hủy Project 8, thực hiện sa thải hàng loạt! – Tin Game
- Mùa Lễ Hội, Mùa Nâng Cấp với GeForce RTX – Tin Gaming Gear
- Sonic the Hedgehog 4 sẽ khởi chiếu trong năm 2027! – Tin Game
- COLORFUL Giới Thiệu Dòng Bộ Nhớ iGame Shadow DDR5 – Tin Gaming Gear