Skip to content

Daymare: 1998 – Đánh Giá Game

Daymare 1998

Daymare: 1998 – “Những năm 90 tươi đẹp” là câu nói nổi tiếng làm nguồn cảm hứng cho hàng loạt các tác phẩm muốn tái hiện lại một thập kỷ vàng son của ngành giải trí (nói chung) đã qua và đem nó trở về thời hiện đại.

Và nhắc tới những năm 90 của thế giới game thì chúng ta có gì?

Những năm 90 chính là thời kỳ bùng nổ của những tựa game hành động kinh dị lừng danh mà kể đến phải là những cái tên như Alone in the Dark, D2, Silent Hill, Corpse Party, v.v. và tất nhiên là không thể thiếu cái tên lẫy lừng: Resident Evil.

Lấy cảm hứng từ những tựa game “làm mưa làm gió” suốt một thời tuổi thơ, Daymare: 1998 đem chúng ta trở lại thế giới kinh dị, ma quái và… chạy hộc máu khỏi những tên xác sống điên khùng.

Vậy, “tuổi thơ” liệu có đẹp như trong trí nhớ của bạn hay nó sẽ trở thành một trải nghiệm tồi tệ mà bạn mãi mãi không muốn nhắc đến?

Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau.


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

HOÀI NIỆM VÀ SINH TỒN

Daymare: 1998 đem đến đúng không khí của những tựa game kinh dị sinh tồn từ thập kỷ trước với một thế giới thiếu ánh đèn điện, xác sống nằm la liệt và một cốt truyện bí ẩn được kể bởi một nhân vật chính… không đáng tin cậy!

Câu chuyện trong game diễn ra vào năm 1998 (thậm chí, bạn còn không cần chơi game để biết điều này), một phòng thí nghiệm biệt lập đã xảy ra một cuộc bạo loạn và đội đặc nhiệm H.A.D.E.S được cử đi để giải quyết.

Thế nhưng bạn nhanh chóng biết được rằng đây không chỉ là một cuộc bạo loạn thông thường và tiêu chí “sống sót” được đặt lên trên nhiệm vụ.

Nhập vai 3 nhân vật với 3 góc nhìn khác nhau về tai nạn sinh học khủng khiếp, bạn sẽ được đóng vai gã lính đầy kinh nghiệm nhưng máu lạnh – Kiev, phi công Raven đa cảm, chàng kiểm lâm Samuel và từng người sẽ cho bạn một câu trả lời khác nhau trong câu chuyện mà bạn tìm kiếm.

Đồ họa của game không quá đẹp nhưng cũng không quá tệ đối với một tựa game độc lập, nhưng đặc biệt là phần màu sắc trong game được làm rất tốt, mang đậm không khí của một tựa game kinh dị cổ điển (hoặc một bộ phim kinh dị hạng B của Mỹ thường thấy).

[su_quote]Daymare 1998 đem đến đúng không khí của những tựa game kinh dị sinh tồn từ thập kỷ trước[/su_quote]
Daymare 1998

Và cũng giống như những đàn anh cùng thể loại, phần “kinh dị” luôn phải đồng hành cùng phần “sinh tồn”.

Tài nguyên thiếu thốn, bọn xác sống thì nhiều như lợn con, cùng với đó là việc kho đồ hết sức hạn chế và bạn phải lựa chọn cầm theo những gì và vứt bỏ những gì.

Các câu đố của game cũng được làm khá tốt, nó không quá khó nhưng trong bối cảnh tính mạng đang “ngàn cân treo sợi tóc” thì việc phán đoán nhanh là điều không phải ai cũng làm được (khá nhiều lần người viết “chết nhảm” vì loay hoay bật một cái máy phát hay đi tìm chìa khóa phòng).

Tuy là khá hạn chế nhưng bạn vẫn sẽ có các lựa chọn để chống trả lại bọn xác sống chứ không chỉ… nằm im và hưởng thụ, các nhân vật sẽ có 3 ô vũ khí chính để hạ gục bọn “ăn não”.

Tuy vậy, hãy cố gắng tránh càng xa các cuộc chiến càng tốt vì lượng đạn của bạn không vô hạn như súng của các diễn viên phim hành động và đừng dùng nó bừa bãi trước bọn “quái nhép”.

Hãy luôn nhớ là một tên béo thích ôm ấp hoặc một tên đặc vụ hóa zomie sẽ cần ăn đạn vào đầu hơn là một cô nàng nóng bỏng mặc áo blouse.

Một chia sẻ nhỏ là hãy cố gắng kết hợp các tài nguyên lại với nhau (điều mà sẽ làm tốn kha khá thời gian của bạn) và cố gắng giữ cho vũ khí luôn luôn đầy đạn khi đang trong vùng an toàn, vì khi bọn xác sống tới thì bạn sẽ không còn thời gian cho những việc đó đâu.

Daymare 1998

Không giống như Resident Evil, bạn không thể lựa chọn nhân vật mà mình muốn bắt đầu, bạn sẽ phải chơi những nhân vật mà game chỉ định trong suốt 5 màn chơi chiến dịch.

Thế nhưng việc chuyển đổi giữa các nhân vật được làm rất tốt và mượt mà, rất ít sự gượng gạo khi bạn từ một chàng phi công bị đồng đội phản bội thành một anh kiểm lâm hay bị gặp ảo giác.

Bên cạnh đó, những mini game như hack máy để mở các căn phòng ẩn hay những quả Trứng Phục Sinh nho nhỏ cũng làm game thêm phần thú vị (như Jill Sandwich chẳng hạn).


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

KHI NHỮNG ĐỨA TRẺ LỚN LÊN

Việc hoài niệm lại quá khứ lúc nào cũng vui, thậm chí một câu chuyện về những lần hú hét trong những quán “net cỏ” dây điện chằng chịt với chiếc ghế nhựa Duy Tân luôn là một đề tài bất hủ trong mọi cuộc nói chuyện giữa những thằng con trai.

Thế nhưng kỷ niệm chỉ đẹp khi nó còn là kỷ niệm, cố gắng trải nghiệm lại một kỷ niệm thuở xưa đôi khi sẽ xảy ra những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

Và trường hợp của Daymare: 1998 cũng gần giống như vậy.

Việc theo đuổi cái bóng của những cái tên cổ điển cũng khiến Daymare: 1998 tụt hậu quá nhiều trong cơ chế, nếu phải so sánh với những tựa game ra mắt cùng thời đại.

Đầu tiên phải nhắc đến sự khó chịu trong việc thu thập và kết hợp tài nguyên, Daymare: 1998 thật sự không có một chút linh hoạt nào trong việc biến cái công việc buồn tẻ đó thành một trải nghiệm thú vị.

Chưa kể đến việc họ luôn muốn giấu các hộp đạn hay máu ở đâu đó càng khuất càng tốt và các lựa chọn kết hợp đồ quá tốn thời gian (vì đa phần bạn phải làm chúng một cách thủ công).

Nếu phải đưa một ví dụ về cơ chế thu thập thì Days Gone xứng đáng là một tấm gương tốt cho Daymare: 1998 học tập.

Vũ khí của game cũng hết sức nghèo nàn về chủng loại, đa phần chúng giống nhau và ngoại trừ súng shotgun ra thì cũng chẳng có gì khác biệt trong việc tấn công.

Các câu thoại trong game hết sức cứng ngắc, nhàm chán và các nhân vật chính tốn quá nhiều thời gian để nói về những “thế giới quan của bản thân” hay giải thích các vấn đề dưới “những góc nhìn đa chiều”, điều đó khiến cho cốt truyện chính bị xao lãng nghiêm trọng.

Kể cả khi nhà sản xuất cố gắng để các nhân vật nói một câu bông đùa thì với việc khuôn mặt được làm biểu cảm quá tệ, mọi thứ mà các nhân vật nói ra đều giống như bị một tên nào đó dí dao vào cổ và bắt đọc theo kịch bản vậy.

Những màn “nhảy hù” bất chợt (jump scare) của game cũng khiến mọi thứ trở nên khó chịu hơn là sợ sệt, cảm giác bực bội nhất là khi bạn đang chạy trối chết khỏi bọn xác sống thì một con điên nào đó lao ra từ góc kẹt hay sau cửa và lấy đi 20 máu của bạn dễ òm!

Trùm của game được thiết kế như những cỗ máy “xay thịt” di động, đa phần là bạn sẽ chạy như chưa từng chạy và cố bắn vào đầu hắn nhiều nhất có thể và nếu như bạn hết đạn thì cứ đứng im rồi chơi lại đi vì đòn cận chiến chẳng có tác dụng gì (thậm chí còn không kéo dài được thời gian).

[su_quote]Những màn “nhảy hù” bất chợt (jump scare) của game cũng khiến mọi thứ trở nên khó chịu hơn là sợ sệt[/su_quote]

Game cũng không có các lựa chọn góc nhìn của nhân vật, với một người đã quen với việc nhân vật nằm bên phải màn hình thì cách Daymare: 1998 luôn bắt bạn chơi nhân vật nằm bên trái thật sự khó chịu.

Game cũng không có phần lưu thủ công, thứ mà khi thiếu vắng sẽ khiến bạn trở nên đau khổ và luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ mình làm được sẽ đổ sông đổ bể.


THÔNG TIN

CẤU HÌNH TỐI THIỂU

  • OS: N/A
  • CPU: N/A
  • RAM: N/A
  • VGA: N/A
  • HDD: N/A

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM

  • OS: N/A
  • CPU: N/A
  • RAM: N/A
  • VGA: N/A
  • SSD: N/A

GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI INVADER STUDIOS – CHƠI TRÊN HỆ PS4

6.5

Daymare: 1998 là một tựa game tốt nếu bạn muốn xin "một vé về tuổi thơ" nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm một thứ gì đó mới mẻ và "tân thời" hơn thì chắc chắn là Daymare: 1998 là một cái tên không nên nghĩ tới...