[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC CAPCOM HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Chúng ta đang sống ở thời đại mà ai cũng đua đòi theo hoài niệm của bản thân mình cũng như số đông, nhưng thực tình mà nói thì… lý do để hoài niệm hoàn toàn chính đáng. Đây là dịp mà game thủ có cơ hội trải nghiệm lại những tựa game mà mình từng bỏ vào lồng kính trong trái tim của mình vài (chục) năm về trước, và cũng là thời điểm vàng dành cho những nhà làm game đếm tiền dễ dàng mà không cần phải tốn quá nhiều công sức để phát triển một tựa game mới – quả là một công đôi việc.
Capcom biết rõ điều này, và dẫu cho tiếng tăm về cái danh “vắt sữa” của hãng có bay xa đến đâu, thì cũng không thể không công nhận rằng những phiên bản HD Remaster của các phiên bản Resident Evil cũ, Dragon’s Dogma, Dead Rising hay gần đây nhất là Okami đều được thực hiện khá chỉn chu. Và biết đâu được liệu trong một vũ trụ nào đó, điều đó cũng áp dụng cho Devil May Cry HD Collection thì sao?[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
- RAM: 8 GB
- Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
- HDD: 1TB
- Gamepad: Xbox One Controller for Windows
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”143869, 143011″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
MỘT PHIÊN BẢN REMASTER NỬA MÙA!
Devil May Cry HD Collection thực chất không phải là một gói tổng hợp Remaster mới, mà phiên bản dành cho PC/PS4/Xbox One thực chất là bản port của gói cùng tên đã ra mắt trên PS3/Xbox 360 vào năm 2012. Vào thời điểm đó, phiên bản này đã nhận phải không ít chỉ trích bởi số lượng cải tiến so với ba tựa game gốc chỉ có thể đếm trên một bàn tay, và khi đặt chân lên hệ console thế hệ mới trong năm 2018 thì thực sự không ngạc nhiên lắm khi nó vẫn giữ nguyên tình trạng chắp vá của bản gốc.
Thay đổi lớn nhất lần này của Devil May Cry HD Collection là cả ba trò chơi giờ đây có thể chạy ở mức 1080p/60fps (độ phân giải lên đến 4K trên PC) ổn định và… hết. Tỷ lệ màn hình của trình đơn game vẫn nằm ở định dạng 4:3 và độ phân giải của phim cắt cảnh có lẽ vẫn nằm lưng chừng đâu đó giữa 360p và 480p. Vân bề mặt vẫn được giữ nguyên, rất nhiều hiệu ứng trong Devil May Cry bị “hạ cấp” so với phiên bản gốc, âm thanh trong phim cắt cảnh thấp hơn thông thường hay thỉnh thoảng “bặt vô âm tín” hoàn toàn. Chưa kể, những ai sở hữu màn hình có tần số trên 60Hz sẽ đón nhận cú dội nước thẳng vào mặt khi tốc độ của trò chơi sẽ tỷ lệ thuận theo cấp số nhân với số khung hình, kể cả nếu có bật V-sync đi chăng nữa.
Nếu như bạn cho rằng 60FPS là đủ cho một phiên bản Remaster thì người viết sẽ không ngăn cản nếu như bạn muốn mua Devil May Cry HD Collection, nhưng thực sự cái giá 30 USD là một sự xỉ nhục không hề nhẹ tới túi tiền của bất kỳ ai, đặc biệt khi đặt trò chơi lên bàn cân với bản port gần như hoàn hảo của Dragon’s Dogma: Dark Arisen ra mắt hai năm trước trên PC được bán với giá tương tự.[su_quote]nhưng thực sự cái giá 30 USD là một sự xỉ nhục không hề nhẹ tới túi tiền của bất kỳ ai, đặc biệt khi đặt trò chơi lên bàn cân với bản port gần như hoàn hảo của Dragon’s Dogma: Dark Arisen ra mắt hai năm trước trên PC được bán với giá tương tự[/su_quote][su_divider]
DEVIL MAY CRY 2 – THỜI GIAN CHẲNG THAY ĐỔI ĐƯỢC ĐỊNH KIẾN
Nếu như bạn từng nghĩ rằng “chắc là Devil May Cry 2 không tệ như đồn đại” thì… bạn đã làm to. Chỉ cần 5 màn chơi đầu tiên là người viết cũng có thể lôi ra đủ lý do để ném trò chơi này vào sọt rác, có thể được liệt kê thành một chuỗi danh sách sau đây:
- Tại sao mọi khung cảnh trong game “dị ứng” với bất kỳ màu sắc nào ngoại trừ màu nâu?
- Tại sao mọi màn chơi trông na ná nhau?
- Tại sao camera của game tồi hơn Devil May Cry dẫu cho các màn chơi rộng hơn nhiều?
- Tại sao tổng thể đồ họa trông xấu xí hơn Devil May Cry?
- Tại sao các màn chơi lại quá rộng?
- Tại sao có quá nhiều cánh cửa “giả” trong màn chơi?
- Tại sao game tự động chuyển cảnh khi Dante chạm vào cửa mà không thông qua nút bấm?
- Tại sao chiến đấu quá thô kệch và chậm chạp?
- Tại sao Dante có quá nhiều động tác thừa?
- Tại sao Dante cứ nẩy lên khi bắn súng trên không thay vì lơ lửng tại chỗ và từ từ chạm đất như các phiên bản khác?
- Tại sao Stinger đẩy địch ra quá xa?
- Tại sao AI của game quá đần độn?
- Tại sao trùm trong game quá dễ?
- Tại sao hệ thống nâng cấp của game chỉ có mỗi một nút “Upgrade” duy nhất thay vì cho phép mua từng chiêu thức?
- Tại sao một tựa game Devil May Cry buộc Dante phải đánh nhau với hai chiếc xe tăng?
- Tại sao một tựa game Devil May Cry buộc Dante phải hạ một chiếc trực thăng CHỈ BẰNG SÚNG?
Devil May Cry 2 có thể mang đến một số cải tiến làm tiền đề cho vài khía cạnh của hai phiên bản sau, như sự xuất hiện của Bloody Palace, chức năng đổi vũ khí nhanh thông qua nút LT/RT, né đòn và đi trên tường làm tiền đề cho Trickster… Nhưng bấy nhiêu đó là không đủ lý do để bạn phí thời gian vào món của nợ này.[su_quote]Nếu như bạn từng nghĩ rằng “chắc là Devil May Cry 2 không tệ như đồn đại” thì… bạn đã làm to[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
KINH ĐIỂN VẪN HOÀN KINH ĐIỂN
Hãy làm rõ một vấn đề duy nhất: phiên bản Devil May Cry đầu tiên của dòng là một tựa game lỗi thời vào năm 2018, và đó không phải là lỗi của trò chơi. Thay vì vậy, người viết sẽ đổ lỗi cho… Capcom, đơn giản bởi vì trò chơi này chỉ cần được cải thiện một khía cạnh duy nhất thôi là cũng đủ để không bị gán cho cụm từ “lỗi thời” – đó là hệ thống camera.
Devil May Cry không chỉ là tựa game đầu tiên của một dòng game, mà nó còn là khởi nguồn của cả một thể loại game đã phát triển và “tiến hóa” không ngừng trong vòng 17 năm kể từ khi trò chơi ra mắt. Thế nên không phải ngẫu nhiên mà trò chơi vẫn còn mang đậm dáng dấp của chính bản thân nó trước khi khoác lên mình cái mác “Devil May Cry” – một phiên bản Resident Evil 4 với lối thiết kế gần với ba tựa game đầu tiên hơn là phong cách bắn súng góc nhìn thứ ba quen thuộc. Kết quả là Devil May Cry mang lại âm hưởng cực kỳ… Resident Evil với những hành lang chật hẹp, bầu không khí âm u và quỷ quái, thiết kế quái vật đặc sệt âm hưởng kinh dị với xác những hình nộm thành tinh và sinh vật chắp vá một cách tởm lợm, thậm chí cái cách mà thông điệp hiện trên màn hình sau khi mỗi lần tương tác với môi trường trong game cũng rất giống với Resident Evil.
Chiến đấu trong Devil May Cry không đa dạng như các phiên bản khác, nhưng nó lại cực kỳ phù hợp với nhịp độ có phần chậm rãi và tính toán nhưng vẫn đầy cá tính đặc trưng của cả dòng game. Người viết thực sự không khỏi thích thú trước lượng súng ống áp đảo vũ khí cận chiến (Force Edge/Alastor/Sparda gần như là một), nhưng có lẽ cái sự giới hạn trong số lượng chiêu thức và lựa chọn vũ khí càng làm nổi bật sự chặt chẽ tuyệt đối trong từng cuộc chạm trán, đặc biệt là đấu trùm.Thật đáng tiếc, bởi vì chỉ mỗi camera của Devil May Cry cũng đủ khiến ấn tượng của người viết về toàn bộ những khía cạnh chính của game gần như sụp đổ, không chỉ một hay hai lần. Bạn có thể bào chữa rằng vì “game thời đấy nó như thế”, “dân thượng thừa chơi chục năm nay có sao đâu”, nhưng điều đó càng thể hiện rõ sự quan tâm nửa vời của Capcom đối với phiên bản Remaster của trò chơi.
Camera được đặt trước mặt Dante và đi lùi trong lúc Dante chạy thẳng về phía màn hình, thay đổi góc nhìn đột ngột ở những vị trí cố định dễ khiến người chơi mất phương hướng, camera bị che khuất bởi đối phương và dễ khiến bạn ăn vài mũi dao trước khi bạn kịp nhận ra mình đang bị tấn công, camera che khuất điểm yếu của trùm, camera che khuất địch thủ khiến chúng có thể tấn công tầm xa từ bên ngoài màn hình khiến bạn không kịp trở tay… và còn nhiều hơn nữa. Có lẽ cách giải quyết không chỉ đơn thuần là đặt góc nhìn từ A sang B, bỏ sang C, kéo sang D… bởi nó còn dính dáng đến từng màn chơi chật hẹp, nhưng thực sự người viết không thể không phủ nhận rằng camera là lý do chính ngăn cản mình khỏi lần chơi thứ hai.
Về cốt truyện thì… bạn biết không, cốt truyện của Devil May Cry về tổng thể không có gì đáng để nói, nhưng có một khoảnh khắc “bất hủ” cuối game mà người viết nghĩ rằng ai cũng nên trực tiếp thưởng thức ít nhất một lần trong đời. Và đó là…[su_quote]Devil May Cry không chỉ là tựa game đầu tiên của một dòng game, mà nó còn là khởi nguồn của cả một thể loại game đã phát triển và “tiến hóa” không ngừng trong vòng 17 năm kể từ khi trò chơi ra mắt[/su_quote]Người viết sẽ không giấu diếm sự thiên vị dành cho Devil May Cry 3, bởi nó vẫn là một tựa game xuất sắc, không chỉ trong năm 2018 mà rất có thể là mãi mãi.
Thật khó để có thể tìm ra cải tiến sáng giá nhất về Devil May Cry 3 để mở đầu, từ hệ thống Style cung cấp những phụ trợ quá đỗi đắc lực (và “xì tin” đúng như cái tên của nó) trong chiến đấu, số lượng chiêu thức được mở rộng, chức năng thay đổi vũ khí nhanh gia tăng nhịp độ của chiến đấu, chế độ Turbo tăng 20% tốc độ của trò chơi (đôi khi có thể gây ra lỗi âm thanh), cho người chơi nhập vai Vergil, Stylish Rank được hoàn thiện, Bloody Palace chính thức trở thành mắt xích quan trọng trong dòng game. Trò chơi vẫn hoạt động một cách trơn tru và rực lửa sau ngần ấy năm, và kể cả khi không thể so bì độ “rực rỡ” với những tựa game hiện đại đến từ Platinum Games, thì Devil May Cry 3 vẫn là một tựa game rất đáng để thưởng thức dành cho bất kỳ ai.
Xét về chất lượng kỹ thuật, thì dẫu cho phiên bản Remaster của Devil May Cry 3 vẫn chưa sửa được hiệu ứng đổ bóng (rất hay hiện thành mảng đen tròn dưới chân nhân vật), nhưng ít ra thì nó vẫn khá khẩm hơn bản port “kinh điển” của Devil May Cry 3: Special Edition từng là nỗi ác mộng kinh hoàng của thần dân PC khi ra mắt vào năm 2007. Tay cầm Xbox One được hỗ trợ từ A tới Z, số khung hình ổn thỏa, âm thanh không còn gây ra hiện tượng giật cục khung hình, và cuối cùng thì người chơi cũng có thể thoát game bằng nút Start thay vì phải… Alt + F4 như trước.[su_divider]
- Sản xuất: Capcom
- Phát hành: Capcom
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 13/03/2017
- Hệ máy: PC | Xbox One | PS4
- OS: WINDOWS® 7 (64bit)
- Processor: Intel® Core™ i3 series (dual-core) or AMD equivalent or better
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: NVIDIA® GeForce® GTX 760 or AMD Radeon™ R7 260x
- DirectX: Version 9.0
- Storage: 12 GB available space
- Sound Card: DirectSound (DirectX® 9.0c or better)
- Additional Notes: *Recommended Controller Xbox 360 Controller (Windows®7/8/8.1) Xbox One Wireless Controller (Windows®10)