BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC XMPT GAMES HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]Ở[/dropcap] thời điểm hiện tại, dường như khi xét đoán về một tựa game hay thì đi đôi với nó phải luôn có đủ ba tiêu chí “đẹp – hoành tráng – sang chảnh”.
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: XMPT Games
- Phát hành: Mastertronic
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 25/08/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 11.99 USD
- OS: Win XP / Win 7 / Win 8 / Win 10
- Processor: 2.0 GHz Dual Core Processor
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: GeForce 8800 or equivalent.
- DirectX: Version 9.0c
- Network: Broadband Internet connection
- Hard Drive: 2 GB available space
- Sound Card: DirectX 9.0c compatible.
- Additional Notes: Controller Highly Recommended.
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Do đó, một bộ phận nhỏ các sản phẩm game indie với phong cách đồ họa 2D thường bị số đông “game thủ” xem nhẹ khi không có đủ những tiêu chí trên.
Và dĩ nhiên cũng không cần nhắc đến những tựa game vẽ kiểu 8-bit (pixel art) làm chi, vì so với cả 2D indie chúng còn “không có cửa” nữa là.
Thật ra cũng khó mà trách được, vì lớp game thủ trẻ ngày nay có lẽ không có cơ hội trải nghiệm qua những hệ máy cũ kỹ như SNES, Gameboy… để hiểu rằng với thế hệ cha – anh mình ngày trước, đồ họa 8-bit đã có sức hút mạnh mẽ biết chừng nào.Tuy vậy theo thiên kiến của mình, người viết cho rằng thời gian gần đây, một tựa game càng chú trọng vào việc trau chuốt đồ họa thì sẽ càng có nội dung “nhạt nhẽo”.
Trở lại với chủ đề 8-bit, ta nên hiểu rằng lý do vì sao ở năm 2015 mà vẫn còn những tựa game dùng kiểu đồ họa này – đơn giản là vì nhà phát triển… thích vậy, hoặc còn đơn giản hơn, là vì phải như vậy mới phù hợp với tính chất game.
Để làm rõ hơn mệnh đề trên, Vietgame.asia xin chia sẻ cùng bạn đọc những cảm nhận về DiscStorm, một tựa game 8-bit khá thú vị được cộng đồng Steam đánh giá khá cao trong thời gian gần đây.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
[su_quote]Những chiếc đĩa trong DiscStorm chính là vũ khí để người chơi đương đầu với hàng đàn hàng lũ Undead mắc cười… à không, đáng sợ một cách hiệu quả nhất[/su_quote]
Lối chơi độc đáo “có 1-0-2”
Trong DiscStorm, người chơi sẽ chọn lựa một trong số khá nhiều nhân vật để “tham chiến” qua các chế độ chơi khác nhau.
Nghe chữ “disc” trong cái tên DiscStorm, chắc hẳn không cần phải là một thiên tài mới liên tượng được với… cái đĩa, và đúng như vậy – vì trong DiscStorm chuyện người chơi làm nhiều nhất vẫn là… ném đĩa.
Đĩa ở đây không phải là đĩa… cơm sườn hay đĩa CD, mà là những chiếc đĩa ma thuật có thể “bật tường” khi bị ném trúng vào vật cản (thử hình dung trò ném khiên của Captain America là sẽ hiểu thôi).
Quỹ đạo bay, cung bật và số lần bật ảnh hưởng bởi đặc tính và chi số của từng nhân vật, cũng như do kỹ năng phụ trợ như thế nào.
Lợi dụng đặc tính này, những chiếc đĩa trong DiscStorm chính là vũ khí để người chơi đương đầu với hàng đàn hàng lũ Undead mắc cười… à không, đáng sợ một cách hiệu quả nhất.
Lưu ý rằng mỗi nhân vật có cơ số đĩa tối đa khác nhau (thường là 3), cho nên khi ném hết đĩa thì phải đi… lượm lại để còn ném tiếp. Hoặc, nếu ai tự tin trình độ canh “chuẩn” thì có thể bắt đĩa lúc nó đang bật về luôn để khỏi mất công lượm.
Không dừng lại ở đó, người chơi còn có khả năng xoáy đĩa quanh người để hộ thân, đánh bật vũ khí địch và thậm chí là gây sát thương cho địch đứng gần.
Trong trường hợp không còn đĩa, thì nút này sẽ khiến người chơi “lao” nhanh về phía trước một quãng ngắn, rất hữu dụng khi cần di chuyển lẹ.
[su_divider]
Nội dung đa dạng, đầy thử thách
Nếu lối chơi chỉ có vậy, thì DiscStorm có gì mà phải khiến người ta khen ngợi? Xin thưa, ấy chính là nhờ vào một “kho” kẻ địch cực kỳ phong phú và “bựa”.
Ban đầu, người chơi chỉ gặp lũ Undead bình thường di chuyển khá chậm, và dần dà tốc độ của chúng nhanh hơn, có chiêu nhảy tới vồ, hoặc thậm chí là… tàng hình hoặc phân thân nữa.
Chưa hết, những con Undead ở các màn giữa bắt đầu cũng biết ném đĩa, ném phi tiêu, ném… vỏ chuối, bắn laser… đủ kiểu, khiến người chơi phải chật vật vừa di chuyển vừa tìm cơ hội tấn công hợp lý.
Càng về sau, độ khó của DiscStorm càng tăng mạnh khi số lượng kẻ địch vừa đông, vừa nhanh, mà lại còn có những trò “bá đạo” như giơ khiên lên đỡ và… chụp đĩa ném lại nữa!
[su_quote]Từ lối chơi độc đáo khá đơn giản mà game có thể tự “tiến hóa” theo những chiều hướng bất ngờ, mà có lẽ cả đội ngũ phát triển cũng không tính hết được khi làm ra DiscStorm[/su_quote]
Nếu thử thách chơi đơn chưa đủ “ghiền”, người chơi còn có thể chơi mạng với tối đa 4 người trong cùng một màn. Lúc này, nhịp độ nhanh của DiscStorm cộng với quỹ đạo di chuyển không thể lường được của những chiếc đĩa sẽ khiến người chơi liên tưởng đến một tựa bắn máy bay bullet-hell mà trong đó, các đường đạn là 100% ngẫu nhiên!
Nói một cách ngắn gọn, đó là từ lối chơi độc đáo khá đơn giản mà game có thể tự “tiến hóa” theo những chiều hướng bất ngờ, mà có lẽ cả đội ngũ phát triển cũng không tính hết được khi làm ra DiscStorm.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Đồ họa 8-bit
Vâng, và lại vâng. Nói dông dài cỡ nào thì chúng ta cũng quay lại với một vấn đề… muôn thuở: đồ họa 8-bit cổ lổ sĩ, “tiền sử”, “thời đồ đá”, lạc hậu, xấu mù… hay bất kỳ tính từ nào mà người chơi thích gán cho.
Không thể phủ nhận rằng với tính chất khó đoán và nhịp game cực nhanh, thể hiện DiscStorm bằng phong cách nào khác hơn 8-bit chỉ khiến thị tuyến con người không thể theo dõi kịp. Nhưng, hiểu là một chuyện, mà vui vẻ chấp nhận không càm ràm là… chuyện khác.
Nếu như chỉ có mô hình trong DiscStorm là 8-bit thì cũng chưa đến nỗi nào, nhưng “thảm họa” thực sự lại nằm ở việc những font chữ trong hội thoại và Menu cũng đều là dạng… 8-bit, vừa vỡ hạt vừa khó nhìn.
[su_quote]Nếu như chỉ có mô hình trong DiscStorm là 8-bit thì cũng chưa đến nỗi nào, nhưng “thảm họa” thực sự lại nằm ở việc những font chữ trong hội thoại và Menu cũng đều là dạng… 8-bit, vừa vỡ hạt vừa khó nhìn[/su_quote]
Cũng may với tính chất của mình, các nhân vật trong DiscStorm cũng tương đối kiệm lời, chứ nếu là game nói nhiều như Visual Novel hoặc J-RPG thì người chơi phải đập đầu vào… mông mà tự sát cho đỡ hại mắt chứ chẳng nghĩ.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.discstorm.co.uk/”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/XmptGames”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/xmptgames”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/330670/”][/su_icon_panel]
[su_divider]