[rs_section_heading style=”style6″ heading=”DÒ MÌN “MINESWEEPER“”]Bạn là một game thủ? Chắc hẳn bạn đã nghe tới trò Dò mìn. Bạn là dân văn phòng? Chắc chắn bạn biết trò Dò mìn. Bạn là sinh viên sắp ra trường, nhưng lười chẩy thây, không có người yêu và ăn bám bố mẹ? Đảm bảo bạn biết tới trò Dò mìn.
Dò mìn từ lâu đã là một tựa game mà triệu triệu người Việt biết tới, không phải bởi vì nó là một sản phẩm giải trí kiệt xuất, mà bởi vì… nó đi kèm với Windows. Tương tự như việc Intel HD Graphics là dòng card đồ họa vô dụng nhất thị trường, và cũng là dòng card đông đảo nhất vậy.
Tuy là một tựa game được vô kể người biết đến, nhưng có vẻ số lượng bài “mổ xẻ” về Dò mìn khá là hiếm. Do vây, Vietgame.asia xin có bài đánh giá để độc giả có thể hiểu sâu về ý nghĩa của một tựa game “gạo cội” như Dò Mìn. Lưu ý là Dò Mìn cũng có nhiều bản, nên bài viết xin gói gọn nội dung trong phiên bản Dò Mìn phổ biến và cổ điển của Windows XP thôi nhé![su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]”NHẠT” MÀ VẪN “ĂN”[/su_heading]Đang ngồi làm việc hay nghỉ ngơi mà buồn chán thì biết làm gì? Lôi smartphone ra nhắn tin, Facebook, Instagram, chơi Flappy Bird… ối, đừng quên rằng cái thời Windows XP thống trị thì làm gì đã có điện thoại thông minh. Thời đó, đâu đã có nhiều cách giải trí đa dạng như 2019 này. Đại đa số mọi người chỉ dùng “cục gạch”, loại điện thoại mà bây giờ dùng để ném chó chúng nó cũng không thèm né. Và sự buồn chán ấy đã tạo điều kiện cho Dò mìn lên ngôi.
Luật chơi game cũng khá đơn giản. Bạn bấm vào một ô, và ô đó sẽ hiện xem có bao nhiêu quả mìn ở xung quanh nó. Từ dữ kiện đó, bạn phải lật mở dần, thậm chí có khi phải đoán mò nếu quá nhiều mìn. Và đương nhiên nhiệm vụ của bạn là mở khóa hết tất cả các ô không chứa mìn.
Tuy cách chơi không quá phức tạp, nhưng quả thực chẳng có nhiều người chơi được tới hết ván, bởi muốn thực sự chinh phục Dò mìn cần não… nhiều não. Bạn đang làm việc, đang chán đời, muốn giải trí cho thư giãn đầu óc và bật Dò mìn lên, thì đập ngay vào mắt bạn là một tường số. Bấm chuột được một hai cái, bạn đầu hàng rồi tắt game. Nhưng tắt game rồi thì biết làm gì. Thế là lại bật game lên, và “quay đều… quay đều” một cái vòng luẩn quẩn.
Đương nhiên, cũng có những người tới với Dò mìn vì mình muốn tăng khả năng tính toán, suy luận, tự thử thách bản thân và trải nghiệm cảm giác hồi hộp khi bấm mở những ô cuối cùng… thì nhìn chung, họ là giống loài quý hiếm cần được bảo tồn! Còn với đa số những người chơi Dò mìn khác thì tựa game là công cụ giết thời gian nhàm chán nhưng vẫn cứ nhai thôi.[su_quote]Đại đa số mọi người chỉ dùng “cục gạch”, loại điện thoại mà bây giờ để ném chó chúng nó cũng không thèm né. Và sự buồn chán ấy đã tạo điều kiện cho Dò mìn lên ngôi[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]Ý NGHĨA SÂU XA[/su_heading]Tưởng rằng Dò mìn là một game đơn giản… nhưng không. Tựa game ẩn chứa một bài học nhân văn sâu sắc.
Game cho phép chúng ta tùy chỉnh màn chơi, thay đổi số chiều dài, chiều rộng và lượng mìn. Thả hồn theo những ô vuông dài bất tận của game, thật không khó để thấy được rằng các nhà phát triển đang đặt chúng ta vào vai thượng đế, với mỗi ván chơi là một cuộc đời của con người.
Nếu bạn thiết lập ván chơi đó với vài trăm ô mà chỉ có 10 quả mìn, bạn sẽ thắng sau một cú nhấp chuột. Ngược lại, nếu bạn ném nhiều mìn nhất có thể vào game thì bạn có thể vứt mọi sự suy luận được rồi, bởi khả năng sống sót của bạn chỉ phụ thuộc vào may mắn.
Và như vậy, thông điệp tựa game muốn chuyển tải chính là một câu nói nổi tiếng của nhà sáng lập Microsoft – Bill Gates: “Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập làm quen với điều đó!”[su_quote]Thả hồn theo những ô vuông dài bất tận của game, thật không khó để thấy được rằng các nhà phát triển đang đặt chúng ta vào vai thượng đế, với mỗi ván chơi là một cuộc đời của con người[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]THỬ THÁCH CẤU HÌNH HAY ÂM MƯU THÂM ĐỘC[/su_heading]Một đặc điểm khá hay của Dò mìn là dù máy bạn có chạy bằng Intel Celeron với Intel Graphics HD, hay bằng Core i9/Threadripper và RTX 2080/Radeon VII thì bạn cũng chỉ đạt 30 FPS thôi.
Một số người cho rằng đây là do game bị khóa FPS, một số khác lại cho rằng do sức mạnh phần cứng của chúng ta hiện giờ chưa đủ khỏe. Tuy nhiên, có ai nghĩ rằng Microsoft làm vậy là diệu kế để tăng sức sống cho console.
Thử hỏi với một game thủ cầm dàn máy ngàn đô mà chơi một game từ 2001 còn không nổi 31 FPS thì “tiền nhiều để làm gì?” Do vậy, liệu có phải Microsoft đã ngấm ngầm truyền bá Dò mìn để thế hệ tương lai nghĩ mắt người không thể nhìn thấy quá 30 FPS, hay đập tiền vào PC lắm cũng chẳng hơn gì đâu… và từ đó chuyển qua console chẳng?
Âm mưu tính toán lâu dài thay![su_quote]với một game thủ cầm dàn máy ngàn đô mà chơi một game từ 2001 còn không nổi 31 FPS thì “tiền nhiều để làm gì?”[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
[alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]
- OS: Windows XP
- Processor: Tủ lạnh
- Memory: Quạt trần
- Graphics: Nồi cơm điện
- Storage: Bàn là
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA: Gigabyte Rx 560 OC 2GB
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
[su_divider]