Skip to content

Đôi nét giới thiệu về game thẻ bài trên di động

HÌNH ẢNH TRONG BÀI VIẾT ĐƯỢC GOOGLE HỖ TRỢ[dropcap style=”style1″]C[/dropcap]ụm từ “đánh bài” trước nay vốn vẫn bị xem là một thói xấu, vì nó tượng trưng cho việc ăn thua cờ bạc, sa đà vào vũng lầy không lối thoát. Thế nhưng đối với game thủ, những người sống trong thế giới biệt lập của mình, thì “đánh bài” ở đây phải hiểu là những trận đấu bài ma thuật đầy kịch tính và cân não – dĩ nhiên là hết sức lành mạnh.

Bàn về lịch sử của game đấu bài ma thuật thì hẳn là rất dài dòng, mà đó cũng không phải là trọng tâm của bài viết này. Do đó, người viết mạn phép hướng chủ đề về việc phân biệt và giới thiệu hai thể loại game đấu bài đang thịnh hành nhất trên thế giới hiện nay: đấu bài ma thuật (Dueling/ Trading Card Game) và sưu tập thẻ bài (Collectible Card Game).

Rất hân hạnh được chia sẻ với bạn đọc Vietgame.asia những kiến thức thú vị về loại game cực kỳ hấp dẫn này nhé![space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]KHÁI QUÁT[/su_heading]

feat_mob_cardgame (3)

Cả Trading Card GameCollectible Card Game đều có cùng tinh hoa là việc sưu tập vô số những quân bài quái vật, anh hùng với phong cách hội họa vô cùng đẹp mắt và ấn tượng. Mỗi quân bài sẽ có những chỉ số, kỹ năng, đặc tính riêng mà khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành những chiến thuật riêng biệt.

Tuy vậy, Trading Card Game thiên về sự đối kháng giữa những người chơi trên một bàn bài, bị ràng buộc bởi những quy luật chặt chẽ và hợp lý. Ngoài ra, những quân bài của Trading Card Game là bất di bất dịch về thông số, những thay đổi do tác nhân khác chỉ có tác dụng trong trận đấu chứ không phải là vĩnh viễn. Sau cùng, Trading Card Game trong game thường luôn đi kèm với dạng bài thật được in ra và bán ngẫu nhiên cho người mua.[su_quote]Mỗi quân bài sẽ có những chỉ số, kỹ năng, đặc tính riêng mà khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành những chiến thuật riêng biệt[/su_quote]
Collectible Card Game tuy cũng có những nét tương đồng với Trading Card Game, nhưng về cốt lõi thì lại hoàn toàn khác hẳn.

Thứ nhất, Collectible Card Game là dạng game hầu như chỉ độc quyền cho hệ di động. Thứ hai, các quân bài trong Collectible Card Game thực tế là các nhân vật trong game, thể hiện dưới dạng nhập vai – do đó, chỉ số, trang bị, kỹ năng… của chúng có thể thay đổi. Sau cùng, người chơi Collectible Card Game không có khái niệm trao đổi bài với người khác, mà cốt sao thu thập càng nhiều càng tốt. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]TRADING CARD GAME[/su_heading]

Nhắc đến Trading Card Game mà bỏ qua “ông tổ” của thể loại này, Magic the Gathering, thì quả là một thiếu sót. Đây chính là một ví dụ hết sức điển hình cho lối chơi độc đáo của Trading Card Game, khi các đối thủ lần lượt triệu hồi quái vật và tìm cách tiêu diệt đối phương.

Chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các chủng quái vật, bài phép hỗ trợ và bài năng lượng mà những trận đấu bài trong Magic the Gathering hết sức căng thẳng và “hack” não.

[su_quote]Người chơi có thể xây dựng cho mình một bộ bài ưng ý, với các quân bài mạnh mẽ hỗ trợ với nhau một cách chặt chẽ[/su_quote]

feat_mob_cardgame (11)

feat_mob_cardgame (10)feat_mob_cardgame (14)Một ví dụ khác, không kém phần phổ biến, chính là Yu-gi-oh’s, một thể loại bài ma thuật lý thú vốn phát triển từ bộ truyện tranh cùng tên.

Ban đầu, những quân bài và luật chơi của Yu-gi-oh’s vẫn còn rất sơ sài và phải bám sát khá nhiều vào cốt truyện – nhưng kể từ khi lượng lực người hâm mộ trò chơi này đông lên một cách đột biến, đã có hẳn một bộ luật thi đấu quốc tế dành riêng cho Yu-gi-oh’s, đồng thời tổng số quân bài trong Yu-gi-oh’s tính đến thời điểm hiện tại đã vượt quá con số… 17,000 lá bài khác nhau.Dòng game Trading Card Game quả thật có một sức hút rất mạnh mẽ, cả từ trong game ra đời thực, khi ngoài những cái tên đã nói ở trên ra, hãy còn những siêu phẩm khác – chẳng hạn như Pokemon TGC, vốn thoát ly từ dòng Pokemon chính thống và trở thành món quà tinh thần với dàn “fan ruột” của Pokemon.

Hay như Hearthstone, siêu phẩm đến từ Blizzard với những quân bài thuộc về thế giới huyễn mộng truyền kỳ của Warcraft, hiện đang dẫn đầu danh sách với lượng người chơi đông đảo.

Tinh túy của Trading Card Game chính là nằm ở việc thông qua đấu bài đặt cược, mua các gói bài bổ sung (booster pack), trao đổi với người chơi khác… mà người chơi có thể xây dựng cho mình một bộ bài ưng ý, với các quân bài mạnh mẽ hỗ trợ với nhau một cách chặt chẽ.

Trading Card Game nói gì thì nói, vẫn là bộ môn đánh bài và dựa vào việc xáo bài (shuffle) và rút bài (draw) để tạo thành một nhóm bài trên tay (hand) – cho nên yếu tố may mắn vẫn quyết định một phần cực lớn đến ăn thua. Vì vậy, người chơi giỏi cần phải xây dựng một bộ bài có tính kết hợp hài hòa, đảm bảo tỉ lệ rút được quân bài cần thiết đến mức cao nhất, đồng thời những quân bài hỗ trợ cũng đều hữu dụng, sao cho không có nước bài nào trên tay mà vô dụng cả.

feat_mob_cardgame (9)

[su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]COLLECTIBLE CARD GAME[/su_heading]

feat_mob_cardgame (7)

Bản thân cái tên đã nói lên tính chất của Collectible Card Game: sưu tập (collect) càng nhiều bài càng tốt. Trên hệ di động thì đây dường như là dạng game trực tuyến ăn khách nhất, có thể hoàn toàn soán ngôi vua của thể loại MMORPG dần trở nên già cỗi và thiếu cân bằng.

Về cơ bản, mỗi một quân bài trong Collectible Card Game đều là một nhân vật/ quái vật trong game nhập vai. Chúng có cấp độ, có chỉ số, có kỹ năng, có trang bị… rõ ràng, và đều có thể tăng cường bằng nhiều cách. Thông thường, các quân bài trong Collectible Card Game đều phân nhóm rạch ròi theo độ hiếm, quân bài càng hiếm thì có mức tăng trưởng càng mạnh và tiềm năng càng lớn.Những trận đấu trong Collectible Card Game thì lại khác hẳn Trading Card Game, khi hầu như tất cả thao tác chiến đấu, tính toán sát thương… đều do máy tự động thực hiện. Do đó, yếu tố chiến thuật nơi người chơi khá là bị hạn chế, khi chỉ bó hẹp trong việc cố làm sao nuôi đội bài của mình cho có chỉ số mạnh, và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó để bảo toàn lực lượng tốt nhất.

Sự thiếu vắng các quân bài phép thuật cũng như quyền tự chủ khi sử dụng kỹ năng có thể là một điều khó chịu với các fan gạo cội của Trading Card Game. Nhưng đối tượng mà Collectible Card Game nhắm đến lại là lớp người chơi chiếm số đông trong game giới: casual gamer – những game thủ chơi game giải trí nhẹ nhàng, không có nhiều thời gian và không muốn suy nghĩ quá nhiều.feat_mob_cardgame (2)

review_mob_dotatk (6)feat_mob_cardgame (12)Có thể coi Collectible Card Game là một dạng game trực tuyến, khi người chơi vẫn có những thao tác chi trả nhất định (in-app purchase, microtransaction) cho nhà phát hành để đổi lấy những quyền lợi. Chỗ khác biệt của Collectible Card Game và MMORPG đó là, không có vật phẩm/ quân bài xịn nào mà không thể có được, dù là chơi miễn phí không nạp tiền. Vấn đề đặt ra là “bao lâu” và “khi nào” thì có, bởi vật phẩm xuất hiện trong Collectible Card Game được quyết định bởi tỉ lệ – và người chơi có nạp tiền chỉ đơn giản là có nhiều cơ hội để “xổ số” hơn người chơi “chùa” mà thôi.

Với bản chất là game nhập vai, nhưng Collectible Card Game cũng có thể lồng ghép vào rất nhiều yếu tố khác để thu hút người chơi. Có thể lấy ví dụ như Đại Minh Chủ, game thẻ bài đặc trưng của Soha Group và Emobi Games, sử dụng đề tài kiếm hiệp Trung Quốc – đây là tựa game thẻ tướng đặc trưng nhất khi các trận đánh diễn ra hoàn toàn tự động, và các quân bài thể hiện rõ sự áp đảo về chỉ số với đối phương.[su_quote]Đối tượng mà Collectible Card Game nhắm đến lại là lớp người chơi chiếm số đông trong game giới: casual gamer[/su_quote]
feat_mob_cardgame (13)Một ví dụ khác là Advance Dino, dung hòa rất khéo léo giữa việc sưu tập thẻ tướng với xây dựng căn cứ và đi cướp phá người chơi khác, vốn cũng rất thịnh hành với những cái tên như Travian, Linh Vương, Boom Beach, Clash of Clans… Yếu tố chiến thuật được đặt nặng ở đây thông qua việc bố trí các tướng trước trận đánh và bố phòng các loại trụ phòng thủ thời gian thực.

Sau cùng, là DotA Truyền Kỳ, một hiện tượng mới rất xuất sắc đến từ VNGGame. Với nội dung thân quen từ tựa game MOBA nổi tiếng DotA, DotA Truyền Kỳ đã hóa thân thành một tựa game Collectible Card Game khá điển hình nhưng có lồng ghép yếu tố MOBA vào – thông qua việc cho phép người chơi chủ động sử dụng kỹ năng, cũng như cân bằng hóa các tướng trong game, khiến tính biến hóa chiến thuật trở nên cực kỳ phong phú. [su_divider] Qua bài viết này, hẳn bạn đọc Vietgame.asia cũng phần nào nắm được những yếu tố cơ bản về game đấu bài rồi đúng không nào? Vậy còn chờ gì mà không chọn cho mình một game đấu bài yêu thích và cùng so kè, cân não với những đối thủ cùng đam mê về bộ môn hấp dẫn này?

Tác giả