BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC HYPERSLOTH HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ã bao giờ bạn mơ thấy mình có thể tự do khám phá thế giới xung quanh? Nếu đã coi bộ phim Inception, chắc hẳn nhiều người cũng nhận thấy sự kì lạ nhưng không kém phần hấp dẫn của thế giới trong mơ. Tuy vậy, đề tài thú vị này vẫn còn là một vùng đất hoang sơ, gần như chưa được khai phá trong ngành công nghiệp game.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: HyperSloth
- Phát hành: Mastertronic
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 31/07/2015
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 16.99 USD
- OS: Windows XP (SP3), Vista (SP2), Windows 7, Windows 8
- Processor: 3.0 GHz Dual Core Processor
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: GeForce GT 520/Radeon HD 3850 and above
- DirectX: Version 9.0c
- Hard Drive: 5 GB available space
- Sound Card: DirectX 9.0c compatible, 16-bit
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Chính vì thế mà dẫu chỉ là một tựa game nhỏ, nhưng Dream của HyperSloth vẫn thu hút sự quan tâm chú ý của người chơi. Để được như vậy là nhờ vào chủ đề chính xoáy sâu vào việc khám phá những giấc mơ của con người, mà cụ thể là ở nhân vật Howard Phillips.
Ý tưởng hấp dẫn là vậy, nhưng liệu một hãng game non trẻ có đủ sức biến tham vọng của mình trở thành một tác phẩm hấp dẫn, hay chí ít là “còn chút gì để nhớ” sau khi người chơi hoàn thành Dream hay không?[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lạc lối trong những giấc mơ
Khác với các tựa game phiêu lưu thường thấy, lối chơi của Dream đánh mạnh vào kĩ năng khám phá, lần mò lối đi của người chơi. Xuyên suốt quá trình chơi, không hề có bất kì âm thanh, dòng chữ hướng dẫn buộc bạn phải làm gì.
Bản đồ của Dream cũng được thiết kế phi tuyến tính với vô vàn lối đi khác nhau, họa chăng chỉ có vài ba bảng chỉ dẫn điểm đến tiếp theo là gì. Phong cách màn chơi này tuy khá quen thuộc với nhiều người, nhưng kết hợp với lối kiến trúc nửa thực nửa ảo của Dream đã mang đến một cảm giác lạ lẫm, cũng như có chút gì đó rợn người.Dĩ nhiên rằng nếu chỉ đơn giản là “cưỡi ngựa xem hoa” thì trò chơi sẽ trở nên quá dễ. Thử thách của Dream không phụ thuộc vào độ nhanh tay lẹ mắt, mà dựa trên lối tư duy logic của người chơi. Các câu đố trong game không chỉ được tạo ra “cho có”, mà nó gắn liền với những hoài niệm của Howard Phillips.
Chính nhờ vậy mà thông qua việc hoàn thành các thử thách, game thủ sẽ dần khám phá ra được phần nào quá khứ qua những đắn đo, suy nghĩ mà nhân vật chính của trò chơi còn đang vướng bận.[su_quote]Phong cách màn chơi này tuy khá quen thuộc với nhiều người, nhưng kết hợp với lối kiến trúc nửa thực nửa ảo của Dream đã mang đến một cảm giác lạ lẫm, cũng như có chút gì đó rợn người[/su_quote][su_divider]
Thế giới kì ảo
Lấy bối cảnh diễn ra trong những giấc mơ, nên hãng phát triển HyperSloth có cơ hội thỏa sức sáng tạo ra các môi trường theo ý thích của mình, nhờ vậy mà mỗi màn chơi của Dream đều toát lên một dấu ấn riêng. Mới đây thôi bạn còn lạc lõng giữa chốn sa mạc đầy nắng, vậy mà bất chợt đã phải bỡ ngỡ trước những thảm cỏ, lùm cây xanh ngắt.
Tuy những vật thể rải rác trong các màn chơi đều chỉ là những món đồ quá đỗi bình thường, nhưng chúng lại được sắp xếp ở các vị trí phá vỡ hoàn toàn các quy luật vật lý, tạo nên một thế giới trong mơ có phần kì dị.[su_quote] Khó ai ngờ được một trò chơi có mở đầu nhẹ nhàng như Dream lại ẩn chứa yếu tố kinh dị không hề kém cạnh ai[/su_quote]Đã nói tới những giấc mơ, thì không thể không nhắc đến những cơn ác mộng không mời mà tới. Bên cạnh với các bản nhạc nhẹ nhàng hòa quyện với phong cảnh nên thơ, người chơi còn phải xâm nhập vào mảng tối sâu thẳm trong tâm hồn của Howard Phillips.
Không cần phải có những con quái vật ghê sợ, hay những màn hù dọa bất ngờ, một môi trường mang chất “Stephen King” cùng các bản nhạc nền liêu trai cũng đủ để cho người chơi phải lạnh sống lưng. Khó ai ngờ được một trò chơi có mở đầu nhẹ nhàng như Dream lại ẩn chứa yếu tố kinh dị không hề kém cạnh ai.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_quote]Những khuyết điểm lộ liễu này chứng minh rằng hãng phát triển HyperSloth đã “bê nguyên xi” bản mẫu của engine game Unreal[/su_quote]
Hệ thống điều khiển yếu kém
Tuy môi trường trong Dream được thực hiện khá tốt, nhưng cơ chế điều khiển của game lại đem đến sự thất vọng, khi nhân vật chính có lối di chuyển khô cứng và rập khuôn.
Còn ở việc tương tác với các đồ vật, người chơi buộc phải đoán và thử qua từng món đồ một. Chưa hết, để nhặt được chúng, bạn buộc phải chuyển hướng nhìn sao cho món đồ ấy nằm ngay chính giữa màn hình rồi mới chọn được.
Những khuyết điểm lộ liễu này chứng minh rằng hãng phát triển HyperSloth đã “bê nguyên xi” các mô hình chuyển động có sẵn từ bộ phát triển game Unreal. Điều này càng được khẳng định khi toàn bộ động tác sử dụng các món đồ chỉ đơn giản là xòe tay ra và… hô biến cho chúng xuất hiện?!
Là một tựa game thiên về giải đố và khám phá, khó có thể tin được Dream lại thực hiện quá sơ sài hai yếu tố cốt lõi của thể loại game này.[su_divider]
Đúng nghĩa “lạc lối”
Có lẽ cuộc sống thường ngày của anh chàng Howard Phillips khá là… buồn tẻ, nên các giấc mơ của anh ta hoàn toàn không có sự hiện diện của bất kì sinh vật sống nào. Bốn bề xung quanh chỉ toàn những khung cảnh tuy thơ mộng, nhưng lại mang một nét gì đó chán chường. Chính yếu tố này “giúp” cho người chơi như hòa mình cùng với nhân vật, chỉ muốn lên giường vì quá… buồn ngủ.
Bên cạnh đó, việc Dream không có bất kì bản đồ cụ thể nào khiến cho người chơi dễ dàng rơi vào tình huống không biết phải làm gì, để rồi cảm thấy chán nản khi phải đi qua đi lại một khu vực chỉ để tìm ra hướng đi đến màn chơi tiếp theo.[su_quote]Việc Dream không có bất kì bản đồ cụ thể nào khiến cho người chơi dễ dàng rơi vào tình huống không biết phải làm gì, để rồi cảm thấy chán nản[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://dreamthegame.co.uk/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/hyperslothgames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/hyperslothgames”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/229580/”][/su_icon_panel][su_divider]