Sau mỗi mùa E3 thì hiển nhiên điều mà có lẽ bất kỳ người yêu game nào chăm chút dõi theo sự kiện này cũng đều là điểm lại những nét nổi bật khiến cho mình “đứng ngồi không yên”, hay thậm chí là kích hoạt chế độ “fanboy” tạo nên những tràng gào rú tương tự như các cô bé tuổi teen gặp mặt thần tượng K-Pop. Nhưng E3 đã ngừng đóng vai trò làm cầu nối để các hãng game đơn thuần giới thiệu sản phẩm của mình từ lâu lắm rồi, mà giờ đây nó còn phục vụ vai trò quảng bá mãnh liệt, là nơi mà những nhà phát hành game tên tuổi tỏ thế thượng phong của mình để xem bên nào tạo “hype” dữ dội nhất, và cũng là nơi mà sự chuyên nghiệp rất ít khi tỷ lệ thuận với lợi nhuận khổng lồ chảy vào túi ngành công nghiệp này qua mỗi năm.
Thế nên nếu như bạn là người yêu game và có đang bận rộn theo dõi World Cup hay không, thì tại sao không cùng Vietgame.asia dành chút thời gian để nhìn lại một kỳ hội chợ E3 2018 với những buổi họp báo đầy hứng khởi và cũng chẳng thiếu các khoảnh khắc khiến bất kỳ ai cũng phải lấy bàn tay che mặt mình?[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”149272, 149102″][su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NHỮNG NHÀ LÀM GAME CẦN MỘT CÁI ÔM CHÂN THÀNH[/su_heading]Cá nhân người viết thông thường không thích thú với việc theo dõi trực tiếp họp báo E3 lắm, bởi vì trong đa số các buổi trình bày từ những hãng game lớn, những từ ngữ giật gân mang tính quảng bá là chính cứ lặp đi lặp lại mãi và đa phần chúng ít khi mô tả chính xác bản thân những tựa game đang được giới thiệu. Thế nên tại E3 2018, không ít hãng lựa chọn đưa chính bản thân những nhà phát triển game, cũng là những người hiểu sản phẩm của mình nhất, lên trước khán đài.
Buổi họp báo E3 2018 của EA tuy tổng thể chỉ đáng được phản hồi bằng một cái nhíu lông mày, nhưng hai tựa game độc lập thuộc chương trình EA Originals lại để lại ấn tượng sâu đậm hơn bất kỳ tựa game AAA nào tại sự kiện này. Nếu như bạn còn nhớ anh chàng Martin Sahlin, giám đốc sáng tạo tại ColdWood Interactive, từng giới thiệu tựa game Unravel vào kỳ E3 2015 với điệu bộ lo âu luôn giữ trên tay mình hình nộm chú Yarmin đan bằng len, thì giờ đây anh chàng này quay trở lại với phong thái tự tin hơn rất nhiều cùng lòng nhiệt huyết dành cho sản phẩm mà mình đồng sáng tạo gần như không đổi. Bản demo của Unravel Two được trình chiếu thậm chí còn chẳng phải là một đoạn video được thu sẵn, mà chúng ta (vô tình hoặc cố ý) được tận mắt chứng kiến người chơi thử khởi động trò chơi thông qua bảng lệnh của lập trình viên.
Tựa game thứ hai từ buổi họp báo E3 2018 của EA là Sea of Solitude – một trò chơi phiêu lưu lấy điểm nhấn nằm ở sự đơn độc. Cornelia Geppert, CEO của nhà phát triển Jo-Mei Games, cho biết tiền đề của trò chơi bắt nguồn từ những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc đời của cô, được trình bày trong một đoạn diễn thuyết đầy chân thành. Trong một động thái tương tự tại buổi họp báo của Ubisoft, một trong số những người thuộc “đoàn tùy tùng” giới thiệu Beyond Good & Evil 2 không thể kìm nổi mừng rỡ và nhấp nhỏm “Chuẩn bài rồi!” mà không nhận ra rằng micro vẫn chưa tắt. Đó có thể là sơ suất kỹ thuật, nhưng có lẽ nó cũng là kiểu sơ suất kỹ thuật mà khó có ai có thể phàn nàn (ngoại trừ… nhân viên giám sát mảng âm thanh).[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]EA, CÁC BẠN ĐANG LÀM GÌ VẬY?[/su_heading]Cũng lại nói về EA. Có lẽ hầu hết mọi người đều đồng tình rằng chỉ có thể dùng từ “tệ hại” để mô tả buổi họp báo E3 2018 của EA vì nhiều lý do, có thể là phần trình diễn FIFA 19 mà tần suất vỗ tay từ khán giả có thể đếm trên một đốt tay, hoặc phân đoạn giới thiệu Command & Conquer: Rivals – một tựa game chiến thuật trên điện thoại, được phụ họa bằng phần bình luận… khí thế như thể chung kết World Cup đang diễn ra. Đối với người viết, khoảnh khắc khó chấp nhận được nhất nằm ở cái cách mà EA “giới thiệu” tựa game Star Wars mới của Respawn Entertainment, vâng, “giới thiệu” nằm trong ngoặc kép.
Không trailer, không logo, không hình ảnh về game, không trình diễn trên sân khấu, chỉ có mỗi cái tên Star Wars Jedi Fallen Order (mà người viết thực sự vẫn không rõ có chứa dấu hai chấm hay gạch ngang nào không) được hé lộ từ một cuộc phỏng vấn nhỏ với Vince Zampella ở hàng ghế khán giả. Nếu như bạn xem trực tiếp buổi họp báo trong tình trạng ngái ngủ lúc 12h30 buổi tối như người viết, thì có khả năng đến 80% bạn sẽ chẳng thể nhận biết được cái quái gì đang diễn ra. Đây là cái cách mà EA đối xử Respawn Entertainment sau khi mua lại studio này sao? Đây là cái cách mà một trong những hãng phát hành game lớn nhất hành tinh đối xử với sản phẩm thuộc IP tiền tỷ của Disney đang cần lắm một cái tên vực dậy dòng game dính dáng đến vụ bê bối lớn nhất trong ngành công nghiệp game vào năm ngoái?[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÂM MỘ THẬT TUYỆT VỜI[/su_heading]Nếu như bạn cũng vẫn chưa “hoàn hồn” như người viết sau khi Devil May Cry 5 được giới thiệu, thì đừng quên theo dõi các phương tiện truyền thông của trò chơi này, từ Twitter, Facebook cho đến Reddit. Kể từ khi trò chơi được công bố từ hơn một tuần trước thì vẫn có quá ít thứ để bàn luận về nó, thế nên cộng đồng hâm mộ Devil May Cry quyết định bật chế độ “loại bỏ nghiêm túc” toàn phần, kết quả mà chúng ta nhận được có thể sẽ khiến bất kỳ ai với tính cách khô khan như đá tảng cũng phải bật cười.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÂM MỘ THẬT KHÓ ƯA[/su_heading]Ở một động thái khác, người viết khuyên bạn có lẽ đừng nên xem phần bình luận của bất kỳ bài đăng nào về Cyberpunk 2077 trên mạng xã hội. Kể từ khi những thông tin đầu tiên về trò chơi được hé lộ từ giới báo chí, thì CD Projekt RED đã hứng chịu không ít “gạch đá” khi giới mộ điệu biết rằng trò chơi sử dụng… góc nhìn thứ nhất, chỉ vậy thôi.
Người viết hiểu được vì sao một bộ phận người hâm mộ quan ngại về quyết định này của nhà phát triển, trong đó hiện tượng chóng mặt từ góc nhìn thứ nhất khá phổ biến. Thế nhưng ở một số cộng đồng khác có chiều hướng “cực đoan” hơn thì không ít người nhanh chóng thẩm định trò chơi thuộc hạng “rác rưởi” vì nó không dùng góc nhìn mà họ muốn, một số khác đòi hỏi CDPR phải thêm tùy chọn góc nhìn thứ ba – có lẽ là yêu cầu không quá quắt bởi từng có rất nhiều trò chơi sở hữu cả hai góc nhìn, thế nhưng nếu như một tùy chọn tưởng chừng nghe đơn giản có khả năng “chọc ngoáy” theo chiều hướng tiêu cực vào lối thiết kế mà nhà phát triển đã định sẵn, thì liệu bạn có thực sự muốn có nó trong trò chơi hay không?
Một vấn đề khác nhỏ nhặt hơn cũng liên quan tới Cyberpunk 2077, đó là bản demo 50 phút được trình diễn cho giới báo chí và truyền thông tại E3 2018 cũng bị… phàn nàn theo một cung cách rất dở hơi: “Nếu như demo của game hoạt động ổn thỏa thì tại sao không công chiếu rộng rãi?” Bạn còn nhớ vụ lùm xùm xoay quanh việc The Witcher 3: Wild Hunt bị “hạ cấp” đồ họa mà cộng đồng mạng dường như chẳng thể nào bỏ qua được kể cả cho tới nay chứ? Đó là lý do vì sao.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]SÁO VÀ NHỮNG HỒN MA[/su_heading]Người viết thực sự không cảm thấy ấn tượng với những gì mà Ghost of Tsushima đã thể hiện tại E3 2018, nhưng phần trình diễn với chiếc sáo Shakuhachi tạo nên ấn tượng đầu phải nói là trên cả tuyệt vời. Trên sâu khấu chỉ có mỗi nhạc công Cornelius Boots đơn độc trước cánh đồng phấp phới bên dưới đám mây xám, âm điệu từ chiếc sáo luân chuyển nhịp nhàng từ cô quạnh, u sầu cho đến khắc khoải, dồn dập. Nói rằng nó chỉ phục vụ vai trò sắp đặt tông điệu trong Ghost of Tsushima tức là giảm nhẹ ấn tượng từ màn trình diễn này lắm.[su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]HỌ CHƯA SẴN SÀNG ĐỂ “RAGE”[/su_heading]Người viết thực sự cảm thấy buồn cho Andrew W.K.
Quyết định khai mạc buổi họp báo của Bethesda Softworks bằng RAGE 2 và màn trình diễn rock đầy năng lượng gần như là cách mà hãng vỗ vai giới mộ điệu và nói rằng “vui lên nào, đừng nghiêm túc quá!”, và thật tình mà nói thì màn trình diễn của Andrew W.K chẳng hề tồi chút nào. Thế nhưng… trời ạ, nếu như trở thành game thủ đồng nghĩa với việc chẳng thể hứng thú với bất kỳ thứ gì khác ngoài game thì có lẽ cái “ngành công nghiệp” này tàn đời rồi. Bạn có thể không thích nhạc rock nhưng ít ra cũng nên tôn trọng nghệ sỹ chút đi chứ, có cần thiết phải đeo tai nghe trong lúc họ đang chơi nhạc muốn “nổ não” không?[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]TẠI SAO LẠI PHẢI CHỜ?[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]CỨ… CHỜ TIẾP ĐI NHÉ[/su_heading]Nếu như có một hiện tượng mà người viết mong muốn trở thành trào lưu, thì “ra mắt bất ngờ” chắc chắn là nó.
Ở phía phim ảnh, Netflix đột ngột công bố The Cloverfield Paradox tại sự kiện Super Bowl LII và cho biết bộ phim chính thức ra mắt ngay sau khi chiếc bóng bầu dục ngừng lăn trên sân cỏ. Ở phía âm nhạc, người hâm mộ của Beyonce và Jay-Z âm thầm đưa album mới của bộ đôi nhà Carter lên Tidal vào giữa tháng 6 vừa qua khiến cho giới mê nhạc “nổ tung” trong đêm. Còn ở phía game thì sao? Việc Unravel Two được phát hành ngay trong ngày diễn ra họp báo E3 2018 của EA là bất ngờ đáng hoan nghênh, còn những người hâm mộ của Prey đón nhận món quà đầy ý nghĩa từ Arkane Studios khi gói DLC Mooncrash xuất hiện ngay lập tức trên các hệ thống bán game khi video giới thiệu từ Ricardo Bare và Susan Kath chấm dứt. Công thức này không phù hợp với đại đa số sản phẩm khác khi ngành công nghiệp game giờ đây coi trọng quảng bá ngang ngửa (hoặc đôi khi là hơn) chất lượng của chính bản thân game, thế nên chúng ta càng có thêm nhiều lý do để trân trọng các hãng game đủ gan dạ để gây bất ngờ đầy thú vị dành cho người hâm mộ của mình.Bethesda Softworks có lẽ đã làm chủ nghệ thuật gây bất ngờ và gây thất vọng chỉ trong một thời gian ngắn tại E3 2018.
Rốt cuộc chúng ta cũng biết rằng Starfield và The Elder Scrolls VI tồn tại, nhưng một đoạn teaser ngắn với logo game có thực sự đủ để mang lại phấn khích? Thậm chí tiêu đề phụ của The Elder Scrolls VI còn chẳng được nhắc đến, bối cảnh của game chỉ có thể được phỏng đoán mơ hồ là High Rock, và rất có khả năng cả hai tựa game sẽ không nhìn thấy ánh mặt trời cho tới khi hệ console tiếp theo ra mắt. Thế nhưng vẫn như thường lệ, cộng đồng vẫn hào phóng phong tặng danh hiệu “xuất sắc nhất E3” dành cho hai trò chơi… không, chính xác là hai “khái niệm” (concept) được trình diễn dưới hai tấm hình động kéo dài một phút thì đúng hơn.
Starfield thì có thể châm chước đôi chút, nhưng còn The Elder Scrolls VI thì chỉ có ai sống dưới giếng trong vòng 10 năm trước mới cảm thấy bất ngờ khi chứng kiến sự tồn tại của tựa game này, thế thì nó có đáng để Bethesda hé lộ và để chúng ta cảm thấy háo hức với phần giới thiệu đáng nhấc lông mày như thế hay không?[su_divider]