[rs_section_heading style=”style6″ heading=”EXORDER”]Trong vô số các thể loại game trên đời, có lẽ game chiến thuật vẫn luôn là một người “anh cả” bởi nó xuất hiện từ rất sớm và vẫn luôn giữ vững một vị trí ổn định bất kể những thay đổi về thị hiếu và xu hướng của làng game. Là một dạng game thuộc loại “khó nhằn” bởi những luật chơi phức tạp và đầy chiều sâu, game chiến thuật nói chung chưa bao giờ là một sân chơi rộng cho tất cả mọi người, trừ những tín đồ vốn gắn bó từ lâu với những cái đầu “đầy sạn”.
Nhìn chung, game chiến thuật có thể chia thành hai dạng đại khái là “thời gian thực” (real-time stategy) với các tên tuổi lớn như Age of Empires hay StarCraft, vốn đề cao khả năng xử lý của người chơi cả về tay chân lẫn não bộ. Dạng còn lại chính là “theo lượt” (turn-based) như Fire Emblem, Heroes of Might and Magic… lại đề cao khả năng tính toán thiệt hơn và cần một cái nhìn toàn cục. Mỗi dạng đều có những điểm hấp dẫn riêng và mức độ thử thách riêng, nhưng chung quy lại thì mức độ “khó tiếp cận” của cả hai đều sàng sàng nhau.
Đến từ Solid9 Studio, EXORDER là một tựa game chiến thuật theo lượt khá đặc sắc đã lần lượt cập bến lên hai hệ máy là PC và Nintendo Switch vào cuối 2018. Được xem là không có quá nhiều sự khác biệt với các tựa game đồng loại, EXORDER vẫn được đánh giá khá ổn nếu chỉ xét về khía cạnh “làm tròn vai” của mình. Đôi khi, “khác biệt” chưa chắc là tốt – và điều này được chứng minh vô số lần khi các hãng game cố gắng làm một cái gì đó “khác biệt” để rồi… sấp mặt vào tường. Do đó, không có gì lạ khi một hãng game nhỏ như Solid9 Studio lại chọn một con đường an toàn hơn.
Vậy, liệu công thức “an toàn” này có giúp EXORDER tìm được chỗ đứng giữa một “rừng” game vàng thau lẫn lộn trong thị trường hiện nay hay không? Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia đi tìm kiếm câu trả lời qua bài đánh giá sau đây nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC FAT DOG GAMES HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ NINTENDO SWITCH[/alert][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]ĐỒ HỌA ẤN TƯỢNG, ĐỘC ĐÁO[/su_heading]Nói đến các hãng game indie (independent – độc lập), ấn tượng đa phần mà người ta hay nghĩ đến là các tựa game với quy mô nhỏ, giá bán khiêm tốn (< 20 USD), chú trọng vào những ý tưởng thú vị, lối chơi độc đáo và yếu kém ở mảng đồ họa. Không hẳn là “quơ đũa cả nắm”, nhưng thành kiến trên chí ít cũng không quá sai đối với phần lớn game indie trên thị trường, nơi mà “indie” vẫn còn định nghĩa cho sự “bán chuyên”, chưa đủ độ “chín”.
Thật vậy, rõ ràng để làm được những mô hình 3D lung linh ảo diệu, những kỹ xảo diễn hoạt mượt mà, bắt mắt, hay những hiệu ứng chiến đấu hoành tráng, kịch tính… thì người ta phải cần đến những đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm đầy mình, trình độ cấp “đại sư”. Những người này chỉ có thể tìm thấy ở các hãng game cực lớn, lâu đời với tiềm lực kinh tế dồi dào như Blizzard hay Square Enix – chứ khó thể nào có chuyện “rồng thần ở ẩn ao tôm” tại các studio indie nho nhỏ cả.
Tuy vậy, không có nghĩa hoàn toàn 100% là game phải có đồ họa siêu cấp mới chinh phục được người chơi. Đôi khi những thiết kế tối giản nhưng có tỉ lệ thuận mắt, hoặc những tông màu tươi tắn trẻ trung nhưng được sử dụng đúng chỗ – cũng có thể mang lại những kết quả không ngờ. Và với EXORDER thì dường như mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng như vậy – “nhỏ mà có võ”.[su_quote]Đôi khi những thiết kế tối giản nhưng có tỉ lệ thuận mắt, hoặc những tông màu tươi tắn trẻ trung nhưng được sử dụng đúng chỗ – cũng có thể mang lại những kết quả không ngờ[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Không thật sự hoành tráng và sáng lóa, nhưng đồ họa của EXORDER vẫn cho thấy được sự chỉn chu, tinh tế trong khâu thiết kế. Nó gợi nhớ đến những mô hình nhân vật “tay to, thân lùn” trong những tựa game như WarCraft III thời xưa, nhưng lại khoác lên bộ áo cánh “HD” của ngày nay. Với những thiết kế khá dễ thương, tròn tròn lùn lùn và thú vị, EXORDER đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi có thể khiến người chơi không… nhấn nút “ESC” sau khoảng 5 phút nhìn ngắm những ảnh chụp màn hình (screenshot) hay các đoạn phim quảng cáo (trailer) trên Steam/ Nintendo eShop.
Nhìn chung, toàn bộ đồ họa trong EXORDER đều được thể hiện ở mức độ “chấp nhận được”, thậm chí đôi chỗ còn đạt đến mức “đẹp” – chẳng hạn như cảnh nền và môi trường trong game. Những bụi cây nhỏ nhỏ, những tảng đá khổng lồ, hay những ngôi nhà tí hon… đều được thực hiện rất sạch sẽ, gọn gàng. Solid9 Studio đã phủ lên toàn bộ game một tông màu tươi tắn, đôi khi bị xem là quá “trẻ con”, nhưng chúng đã tạo nên được cảm giác hài hòa, dễ chịu về mặt tổng thể.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NHIỀU ĐIỂM BẤT CẬP, “NON TAY”[/su_heading]Một trong những nhược điểm “cố hữu” của các studio indie là hiếm khi nào họ tạo được cảm giác an toàn, tin cậy nơi người chơi được – đây có thể là do thành kiến về độ “nhỏ” của hãng, hoặc cũng có thể là do tư tưởng “tiền nào của nấy”. Nhìn chung, một studio dù lớn hay nhỏ đều có thể mắc những sai lầm rất cơ bản, chẳng hạn như lỗi game, tối ưu kém, tụt khung hình, cân bằng tệ, thiết kế dở… nhưng dù sao, studio lớn ít ra còn lấy danh tiếng và vẻ ngoài hào nhoáng ra “mua chuộc” người chơi được – và điều đó khiến cho các studio indie dễ bị “ném tạ” hơn khi họ mắc phải những sai lầm nào đó.
Với EXORDER thì đây cũng không phải là ngoại lệ, khi bản thân game tồn tại khá nhiều vấn đề tuy không lớn, nhưng cộng dồn lại thì chúng cũng tạo nên một sự tiêu cực kha khá trong cảm nhận của người chơi. Trước tiên phải nói ngay đến độ khó “hơi bị” cao, mà vấn đề xuất phát từ sự thiết kế non tay của Solid9 Studio chứ không phải là một thử thách để khiến người chơi phải “tâm phục khẩu phục”. Là một tựa game chiến thuật theo lượt, thế nhưng tính “chiến thuật” của EXORDER lại “lệch pha” quá nhiều sang mảng “giải đố”. Người chơi sẽ nhiều lần lâm vào tình trạng chỉ cần đi sai một nước đi là sẽ thua cả trận, bởi vì có quá nhiều tình huống mà đáp án đúng chỉ có một. Tính “chiến thuật” ở EXORDER đã bị lái theo chiều hướng bắt người chơi phải suy nghĩ xem hãng game đặt cái đáp án của họ ở đâu, thay vì sử dụng toàn bộ tài nguyên trong tay để tìm kiếm nhiều cách xử lý vấn đề.
Kế đến, đó là việc thời lượng chơi của game khá ngắn. Ở chế độ chơi chiến dịch (Campaign), người chơi chỉ có thể trải nghiệm vỏn vẹn 12 nhiệm vụ – tiêu tốn khoảng 5 đến 6 giờ chơi. Với cái giá 12.99 USD, đây không thể xem là một vụ mua bán hợp lý cho lắm, đặc biệt là khi bản thân EXORDER không có giá trị chơi lại vì các quân lính không có hệ thống thăng cấp với các bảng kỹ năng phức tạp như Fire Emblem hay Final Fantasy Tactics. Tuy cũng có mảng chơi mạng Multiplayer, nhưng người viết không nghĩ rằng với tính chất “câu giờ” của dòng game chiến thuật theo lượt, người ta sẽ chịu phí thời gian ngồi trải nghiệm EXORDER với nhau.[su_quote]Người chơi sẽ nhiều lần lâm vào tình trạng chỉ cần đi sai một nước đi là sẽ thua cả trận, bởi vì có quá nhiều tình huống mà đáp án đúng chỉ có một[/su_quote][rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]Sau cùng, vì phiên bản người viết trải nghiệm là trên hệ máy Nintendo Switch, cho nên có thể đây cũng chỉ là vấn đề của riêng phần này thôi. Đó là khi chuyển thể qua một hệ máy handheld/ console, EXORDER vẫn giữ nguyên giao diện (UI) gốc trên PC, vốn được thiết kế chủ yếu cho việc thao tác bằng chuột. Vì vậy khi điều khiển với một chiếc tay cầm gamepad, mọi thứ trở nên rất khó khăn và rườm rà. Tuy vậy đây cũng là chuyện dễ hiểu, có thể du di được, bởi lẽ chuyện chuyển thể (port) lên hai nền tảng khác nhau thì ít ai muốn bỏ công sức ra để chỉnh sửa giao diện làm gì.[rs_space lg_device=”15″ md_device=”” sm_device=”” xs_device=””]
- Sản xuất: Solid9 Studio
- Phát hành: Fat Dog Games
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 19/3/2018
- Hệ máy: PC | Nintendo Switch
[su_divider]