BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC VIETGAME.ASIA HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ WII U[dropcap style=”style1″]K[/dropcap]hi nhắc đến phạm trù “thể thao”, thông thường người ta sẽ nghĩ đến một hoạt động ngoài trời, cực kỳ hào hứng, tốn sức mà vẫn rất năng động. Còn khi nhắc đến “game thủ” – dù bây giờ đã có khá hơn – nhưng hình ảnh một thanh niên còi cọc, đầu to mắt trố, đeo mắt kính dày cả tấc… vẫn còn in sâu trong đầu nhiều người.
Nói như vậy, để có thể tạm hiểu rằng: phần đông thế giới luôn nghĩ rằng giữa “game thủ” và “thể thao” chẳng hề có quan hệ “dây mơ rễ má” chi cả. Bởi vì, những người không chơi game thật sự không hiểu rằng bản thân videogame đã là một môn thể thao thử thách trí tuệ chẳng kém gì các loại cờ – mà huống chi, vẫn còn đó một thể loại game phổ biến là game… thể thao cơ mà?
Phổ biến nhất trong dòng game thể thao chắc hẳn là bóng đá, với những cái tựa kinh điển như FIFA, Pro Evolution Soccer… theo sau, hẳn là đua xe, với những đại diện như Need for Speed, Gran Turismo, The Crew… và tiếp đó, dĩ nhiên là quần vợt (tennis) với các sản phẩm hàng “xịn” như Virtual Tennis, Top Spin…
- Sản xuất: Shin’en
- Phát hành: Arc System Works
- Thể loại: Thể thao
- Ngày ra mắt: 15/01/2015
- Hệ máy: Wii U
- Giá tham khảo: 4.99 USD
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Nếu cảm thấy rằng môi trường chơi tennis chuyên nghiệp trong các game kể trên hơi “quá hớp” đối với mình, người chơi có thể thử qua Family Tennis, một sản phẩm indie “be bé” rất thú vị đến từ Arc System Works (cha đẻ của dòng đối kháng Guilty Gear trứ danh).
Dù đã ra mắt từ khá lâu trên hệ Nintendo 3DS, gần đây tựa game này mới “cập bến” Wii U với cái tên Family Tennis SP, đi kèm những cải tiến đáng kể về đồ họa và lối chơi.
Bài đánh giá sau đây của Vietgame.asia sẽ phần nào giới thiệu được những chỗ hay, dở của một tựa game thú vị đến với bạn đọc![space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi thú vị
Như cái tên nói lên tất cả, trong Family Tennis SP những trận cầu nảy lửa chỉ đơn thuần diễn ra giữa các thành viên của một gia đình “mê thể thao” mà thôi.
Người chơi có thể chọn lựa giữa 8 nhân vật khác nhau, từ bố, mẹ, con trai, con gái… cho đến ông nội, bà vú em… để thể hiện – và dĩ nhiên là mỗi người có khung chỉ số, tuyệt chiêu… khác nhau.
Những trận banh trong Family Tennis SP sẽ diễn ra ở 4 loại sân khác nhau, mỗi loại đều có độ nảy, độ trơn… khác biệt dẫn đến việc người chơi sẽ phải để ý để di chuyển cho phù hợp.
Hơi đáng tiếc là phiên bản trên Wii U này đã lược bỏ mất hai loại sân độc đáo là sân trượt băng và sao Hỏa – với những điểm biến hóa như mặt sân cực kỳ trơn trợt hoặc có lực hút yếu khiến banh cứ nảy đi tận… đẩu đâu.[su_quote]Những đường banh “ảo diệu” vẫn chia ra thành những cú đánh khác nhau, chẳng hạn như lốp thường, lốp bổng, “cắt” banh xoáy điệu nghệ…[/su_quote]Tuy là một game indie nhỏ, nhưng không vì thế mà Family Tennis SP tỏ ra “qua loa” trong khâu thiết kế lối chơi. Những đường banh “ảo diệu” vẫn chia ra thành những cú đánh khác nhau, chẳng hạn như lốp thường, lốp bổng, “cắt” banh xoáy điệu nghệ…
Và hơn thế nữa, để tăng độ khó và nhấn mạnh sự hài hước – nếu người chơi di chuyển quá vội vã, chưa đến banh mà đã đánh thì nhân vật sẽ bị té, dẫn đến việc dù có trả được banh thì cũng trả non, tạo cơ hội cho đối thủ dứt điểm.
Và bàn về dứt điểm thì chắc hẳn là chẳng có game tennis nào ngoài Family Tennis SP mà người chơi lại có dịp thể hiện/lãnh đủ nhiều cú “smash” uy lực đến thế. Dường như sợ người chơi còn “non” trình, mỗi khi ép được đối thủ trả banh lửng thì sẽ có một vùng sáng trên sân, báo hiệu cho người chơi chạy tới đó và chờ để đập một phát dứt điểm.Ngoài ra, để khiến game có yếu tố vui nhộn và “khó đỡ” hơn nữa, mỗi nhân vật đều có một tuyệt chiêu “bá đạo” chỉ có thể thi triển khi thanh năng lượng đầy. Ví dụ như cậu con trai có chiêu dậm chân cho banh nảy lên và “smash” thật lực, hoặc như ông nội có chiêu đánh ra một lúc 3 – 4 quả banh ảo về mọi phía.[su_divider]
Đa dạng chế độ chơi
Người chơi hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng tuy là một game indie với vỏn vẹn khoảng 400 MB dung lượng cài đặt, nhưng Family Tennis SP lại sở hữu rất nhiều chế độ chơi khác nhau nhằm khiến game không trở nên nhàm chán.
Chế độ Free Play cho phép người chơi vào thử sức cùng một đối thủ A.I ngay lập tức mà không cần chỉnh sửa luật lệ hay phải đánh nhiều set đấu, thích hợp với những ai muốn “giết thời gian”.
Còn nếu muốn thử sức thực sự? Đã có chế độ Tournament với ba mức độ khó khác nhau để người chơi “thể hiện”.Và ở cấp độ Professional thì quả thật là độ khó tăng lên đáng kể, khi các đối thủ máy trở nên hết sức ma mãnh với những đường banh “ảo diệu”, và chắc chắn là chúng luôn thi triển tuyệt chiêu hoặc “smash” dứt điểm ngay khi có cơ hội.
Chế độ Mini Games là một điểm nhấn thú vị, chỉ riêng bản trên Wii U này mới có. Đi kèm trong đó là bộ ba game với thể thức đấu hoàn toàn khác nhau.
Human Backboard sẽ biến sân banh thành các ô đủ màu với điểm số khác nhau trên từng ô. Người chơi sẽ ghi đúng số điểm của ô mình đánh banh trúng vào đó, và điểm số sẽ tích lũy dần dần tính chung cả hai bên.
Ai thắng đợt “rally” đó sẽ nhận được toàn bộ điểm số và cứ tiếp diễn cho đến khi ai đủ 1000 điểm là thắng.[su_quote]Chế độ Mini Games là một điểm nhấn thú vị, chỉ riêng bản trên Wii U này mới có. Đi kèm trong đó là bộ ba game với thể thức đấu hoàn toàn khác nhau[/su_quote]Roulette Rally lại tính điểm số theo số lần trả banh của cả hai bên trong một đợt rally, và ai thắng đợt rally đó sẽ nhận tất cả điểm, ai đủ 100 trước là thắng.
Sau cùng là Survivor, trong đó người chơi sẽ phải đấu xoay vòng với hết đối thủ này đến đối thủ khác, xem “trụ” lâu tới đâu.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Vài “hạt sạn” be bé
Điều thiếu sót đáng tiếc của Family Tennis SP, đó là game không hề có chế độ chơi mạng, dù chỉ là chơi nội bộ (local) trên cùng một máy. Dù ở chế độ chơi game nào đi nữa, người chơi cũng chỉ có thể “tự kỷ” với các đối thủ máy mà thôi.
Đây có thể coi là một điểm yếu chí mạng, khi với sự vui nhộn và tính giải trí cao, lẽ ra Family Tennis SP phải có chế độ chơi mạng để nhiều người cùng thưởng thức.Tiếp đến, là đồ họa của game chỉ “nhỉnh” hơn bản gốc trên hệ 3DS chút đỉnh. Ngoại trừ các phần hình ảnh 2D là được “gia cố” thành chuẩn HD sắc nét, còn lại các phần 3D như sân đấu, hình mẫu nhân vật… vẫn khá thô sơ và đầy răng cưa.[su_quote]Người chơi cảm thấy Family Tennis SP chỉ để giải trí “giết thời gian” chứ không có động lực để “cày” phần thưởng trong game[/su_quote]Kế đó, là có vẻ như độ khó của bản Wii U cao hơn hẳn bản cũ trên 3DS, khi người viết không cảm nhận được sự khác biệt giữa những cú đánh của mình.
Ví dụ, cú Slice xoắn banh tạo độ xoáy trên 3DS sẽ khiến banh rơi sát lưới và rất khó đỡ, trong khi bên bản Family Tennis SP trên Wii U này lại chỉ là một đường banh yếu hơn, khiến đà bay đã ngắn mà lại không gây được khó khăn nào.
Sau cùng, là Family Tennis SP không có “bí mật” gì ẩn chứa để người chơi mở khóa cả, trừ vài tấm hình artwork của các nhân vật mỗi khi thắng chế độ Tournament.
Điều này sẽ khiến cho người chơi cảm thấy Family Tennis SP chỉ để giải trí “giết thời gian” chứ không có động lực để “cày” phần thưởng trong game.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.nintendo.co.uk/Games/Wii-U-download-software/Family-Tennis-SP-948932.html”]Website[/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/tilmen/status/559743752609497088″]Twitter[/su_icon_panel][su_divider]